UBND Tỉnh Thái Nguyên cùng doanh nghiệp cần tập trung nâng cao năng lực sản xuất hàng chè XK của các doanh nghiệp trong Tỉnh. Từ đó, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trong nước cả về giá cả lẫn chất lượng so với nước ngoài. Điều này có đóng góp không nhỏ trong việc tăng lượng cầu hàng chè XK của Tỉnh từ những thị trường nhập khẩu nông sản truyền thống như Mỹ, Nhật… Qua đó, dẫn đến nhu cầu bảo hiểm XK chè tăng.
Tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp XK chè trong Tỉnh về cơ hội và lợi ích mà bảo hiểm XK chè đem lại trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới là giảm thiểu rủi ro đối với chè XK trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu để các doanh nghiệp này chủ động, tích cực nắm bắt các thông tin, tìm hiểu sâu về cách thức sử dụng loại hình bảo hiểm này.
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với xuất khẩu chè của Tỉnh TháiNguyên Nguyên
Trong việc tăng cường hiệu quả của QLNN đối với XK chè, hoàn thiện tổ chức bộ máy là một giải pháp quan trọng. Để hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với XK chè cần thực hiện những giải pháp sau:
Cần xác định rõ vai trò của các bộ trong quản lý và điều hành XK chè, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn, tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan QLNN.
Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra với các cơ quan, tổ chức khác có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động XK chè của Tỉnh nhằm tạo ra cơ chế kiểm tra, kiểm soát hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả của QLNN đối với XK chè Tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện đúng các nguyên tắc QLNN và hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thực phẩm, đảm bảo không chồng chéo, không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường và hợp pháp của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động XK chè.
Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý chất lượng, ATVSTP, nâng cấp các trung tâm kiểm định chất lượng hàng chè XK. Tăng cường đầu tư vào trang thiết bị cho các cơ quan này. Để ngăn chặn việc sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, cần có kế hoạch liên kết với các cơ sở đào tạo, các trung tâm quản lý có kinh nghiệm để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộ làm công tác kiểm tra. Nghiên cứu và ban
hành việc cấp chứng chỉ cho những cơ sở sản xuất chế biến hàng chè XK đạt tiêu chuẩn về chất lượng, VSATTP…
Thực hiện việc cải cách hành chính, các thủ tục liên quan đến cấp giấy phép kinh doanh, tín dụng, thuế và các thủ tục liên quan cần phải được công khai, minh bạch. Cần đẩy nhanh việc sử dụng phương tiện điện tử trong giao dịch công tác, tránh làm mất thời gian của người dân cũng như doanh nghiệp trong các hoạt động hành chính của XK chè.
Nâng cao năng lực cán bộ QLNN đối với XK chè theo hướng: Nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách XK chè. Phải hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn cũng như tác động của những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đó đến các địa phương để có những giải pháp thúc đẩy việc thực hiện; Hoàn thiện chính sách dào tạo theo hướng: Cần có chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp theo hướng cung cấp hiểu biết thực tiễn sản xuất nông nghiệp; nâng cao năng lực nắm bắt thông tin, phân tích và đưa ra được những dự báo dài hạn cho phát triển nông nghiệp; bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ, vi tính… Đồng thời, đòi hỏi đội ngũ cán bộ này cũng phải có trách nhiệm, tâm huyết đối với công việc của mình.