Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 29 - 31)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2.Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Trong ngành thủy sản, có 3 nhóm sản phẩm chủ lực luôn tạo ra giá trị xuất khẩu cao nhất, gồm: tôm, cá tra, hải sản. Trong đó, xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất.

Từ 2016-2020: Xuất khẩu tôm tăng gấp 1,2 lần từ 3,1 tỷ USD lên 3,73 tỷ USD năm; tăng trưởng trung bình hàng năm 5%, (tuy nhiên tăng trưởng từng năm không ổn định). Tỷ lệ trong tổng thủy sản ngày càng gia tăng: từ 36% đến 50%. Xuất khẩu cá tra có sự biến động giảm từ 1,67 USD năm 2016 xuống 1,5 tỷ USD năm 2020; tăng trưởng trung bình hàng năm 6%. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm từ 32% xuống 18%. Xuất khẩu hải sản chiếm 30- 35% tổng xuất khẩu thủy sản, kim ngạch tăng gấp 1,4 lần từ 2,33 tỷ USD năm 2016 lên 3,2 tỷ USD năm 2020; tăng trưởng trung bình hàng năm 11%.

Hình 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản năm 2020.

Nguồn: Vasep

Hình 2.5: Xuất khẩu tôm và cá tra giai đoạn 1998-2020.

Nguồn: Vasep

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 9/2021, tổng giá trị xuất khẩu tôm đạt 2,76 tỷ USD tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu các sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng, tôm chân trắng chiếm 77,2%, tôm sú chiếm 15,3%, còn lại tôm biển với 7,5%. Đối với cá tra, tổng giá trị xuất khẩu cá tra

Việt Nam trong 9 tháng đạt 1,07 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Còn với mặt hàng hải sản, theo lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu hải sản đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 38% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Bảng 2.1. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tháng 9/2021 và 9 tháng đầu năm 2021

Nguồn: Vasep

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 29 - 31)