Nhóm giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại mặt hàng thủy xuất khẩu

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 59 - 60)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2.3.Nhóm giải pháp đẩy mạnh xúc tiến thương mại mặt hàng thủy xuất khẩu

 Về phía nhà nước

Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, kết nối đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.

Về hình thức xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoặc hướng dẫn các hiệp hội ngành hàng, tổ chức lựa chọn các hội chợ, triển lãm, sự kiện xúc tiến thương mại chuyên ngành lớn, có uy tín tại thị trường Châu Âu để xây dựng đề án xúc tiến thương mại quốc gia, tổ chức cho doanh nghiệp tham gia. Ngoài các hoạt động phát triển thị trường, Cục Xúc tiến thương mại cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, thương vụ Việt Nam ở EU thực hiện các chương trình xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN và sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế....

Phát huy vai trò tích cực của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) trong việc mở rộng thị trường, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về thị trường thủy sản thế giới cho các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời chú trọng đẩy mạnh hợp tác với thương vụ, đại sứ quán, các tổ chức XTTM của các nước trong khối EU như Pháp, Ý, Hungary nhằm kết nối thông tin, trao đổi nhu cầu xuất nhập khẩu của doanh nghiệp các bên; phối hợp với các Thương vụ Việt Nam tại thị trường Châu Âu giới thiệu, quảng bá sản phẩm tiềm năng, doanh nghiệp uy tín của Việt Nam tới các đối tác sở tại.

 Về phía doanh nghiệp

Để công tác xúc tiến thương mại đạt hiệu quả cao và mang lại cơ hội tốt cho các doanh nghiệp ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động nghiên cứu thông tin để có sự chuẩn bị tích cực. Việc chuẩn bị nên được tiến hành toàn diện từ nghiên cứu cơ hội, thách thức của thị trường

EU đến các giải pháp như nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; phát huy lợi thế cạnh tranh, tăng hiệu suất, phát triển thương hiệu...

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư phát triển sản phẩm đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn và quy định về hàng hóa nhập khẩu của EU cũng như chuẩn bị kỹ kế hoạch xuất khẩu cho từng mặt hàng, từng thị trường mục tiêu. Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến nhằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu. Cùng với việc nâng cao chất lượng phải cải thiện năng suất để giảm giá thành, đa dạng hóa mẫu mã, bao bì để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động, tích cực trong việc phối hợp với tổ chức XTTM xây dựng kế hoạch và tham gia triển khai hoạt động đảm bảo hoạt động xúc tiến thương mại sát thực, khả thi, hiệu quả. Chủ động, quyết tâm, mạnh dạn đầu tư kinh phí cho xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự làm công tác XTTM nhằm chuyên nghiệp hóa năng lực thực thi và tối đa hóa hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại vào thị trường EU...

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU mặt HÀNG THỦY sản của VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU (Trang 59 - 60)