Liên kết với các sàn thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Kế hoạch marketing cho sản phẩm nước mắm hạnh phúc 60 độ đạm – công ty tnhh chế biến thực phẩm hạnh phúc tại thị trường việt nam trong năm 2021 (Trang 31)

3.5.4.1. Các sàn thương mại điện tử mà công ty TNHH chế biến thực phẩm Hạnh Phúc đã liên kết:

1. Shopee

Shopee là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

trên toàn quốc: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nghệ An, Thái Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc,...

Hình 3.5. Sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc trên trang thương mại điện tử Shopee

6. Sendo.vn

Sendo là một sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng mua sắm online lớn và uy tín trong làng giao dịch, buôn bán sản phẩm online tại Việt Nam. Không chỉ cung cấp đa dạng hàng hóa từ nhiều người bán trên thị trường, Sendo còn liên tục đem tới nhiều khuyến mãi tiêu điểm thu hút người tiêu dùng. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm từ thời trang, các phụ kiện công nghệ đến sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho mọi phái…

Hình 3.6. Sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc trên trang thương mại điện tử Sendo

Nguồn: sendo.vn 7. Tiki.vn

Tiki là một hệ sinh thái thương mại tất cả trong một, gồm các công ty thành viên như:

- TikiNOW Smart Logistics cung cấp dịch vụ logistics đầu-cuối; - Ticketbox mang đến dịch vụ vé sự kiện, xem phim hàng đầu;

- Đơn vị bán lẻ Tiki Trading và Sàn Giao dịch cung cấp 10 triệu sản phẩm từ 26 ngành hàng phục vụ hàng triệu khách hàng trên toàn quốc.

Với phương châm hoạt động “Tất cả vì Khách Hàng”, Tiki luôn không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, từ đó mang đến trải nghiệm mua sắm trọn vẹn cho Khách Hàng Việt Nam với dịch vụ giao hàng nhanh trong 2 tiếng và ngày hôm sau TikiNOW lần đầu tiên tại Đông Nam Á, cùng cam kết cung

cấp hàng chính hãng với chính sách hoàn tiền 111% nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái.

Hình 3.7. Sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc trên trang thương mại điện tử Tiki

Nguồn: tiki.vn 8. Lazada Vietnam

Lazada hiện đang là website thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam và cũng là là địa chỉ mua sắm và bán hàng trực tuyến hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á.Bạn có thể hiểu rằng Lazada như một sàn giao dịch hàng hóa (sàn giao dịch thương mại điện tử) để người mua và người bán giao dịch với nhau, Lazada sẽ người ở giữa đảm bảo sự an toàn cho giao dịch đó cũng như sẽ thu một phần hoa hồng của người bán sản phẩm.

Ngoài ra Lazada không chỉ là sàn giao dịch mà Lazada còn cũng bán các sản phẩm, dịch vụ riêng của mình và đường nhiên nếu sản phẩm của Lazada bán ra thì đảm bảo về chất lượng lẫn an toàn.

Các cửa hàng bán sản phẩm Nước Mắm Hạnh Phúc rất nhiều nhưng đa số là từ TP Hồ Chí Minh.

Hình 3.8. Sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc trên trang thương mại điện tử Lazada

Nguồn: lazada.vn 9. Bibo Mart

Hệ thống cửa hàng mẹ và bé số 1 Việt Nam: Bibo Mart cung cấp các sản phẩm vô cùng đa dạng đáp ứng tất cả các nhu cầu cho Mẹ và Bé trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Các sản phẩm của các thương hiê ªu uy tín trên thế giới như: Combi, Chicco, Fisher-price, Farlin, Hipp, DrBrown...đều được kiểm tra và chứng nhận an toàn cho sức khỏe của Mẹ & Bé.

Vì sản phẩm chính của Bibomart dành cho mẹ và bé nên sẽ rất hạn chế những sản phẩm ngoài lĩnh vực này.

Hình 3.9. Sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc trên trang thương mại điện tử Bibo Mart

Nguồn: bibomart.com.vn 10. Nhanvan.vn:

Siêu thị sách Nhân Văn

Hình 3.10. Sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc trên trang thương mại điện tử Nhanvan.vn

Ngoài ra Nước Mắm Hạnh Phúc còn liên kết với một số sàn thương mại điện tử khác như: Shop Bé Bụ Bẫm, AeonEshop, Bách Hóa Xanh,...

Kết luận: Có thể thấy công ty liên kết với đa dạng các sàn thương mại điện tử với những lĩnh vực sản phẩm khác nhau, tùy theo mức độ phù hợp mà có nhiều hay ít các cửa hàng hay sản phẩm trên các sàn thương mại đó.

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM 4.1. Xác định mục đích, mục tiêu

4.1.1. Mục đích

- Tăng độ nhận diện thương hiệu Nước mắm Hạnh Phúc - Mở rộng tập khách hàng trong phạm vi cả nước - Tăng doanh thu

4.1.2. Mục tiêu

- Tăng 16.500 lượt thích trang Fanpage tương ứng gần 400% so với hiện tại. - Tăng 200 lượt tương tác trên mỗi bài viết trên fanpage

- 80% khách hàng hài lòng về sản phẩm và dịch vụ. - Doanh thu đạt 31 tỷ, tăng 30% so với năm trước.

- 8.000.000 người mới biết đến thương hiệu nước mắm Hạnh Phúc và sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm.

4.2. Xây dựng chiến lược marketing phù hợp

4.2.1. Giai đoạn phụ: Từ 01/01/2021 đến 11/02/2021 (19/11 – 30/21/2020 Âm lịch) lịch)

Dựa vào tình hình thực tế, doanh nghiệp thực hiện chiến dịch “Tết với Hạnh Phúc, đong đầy tình thương”. Khoảng thời gian từ 1/1/2021 đến 11/2/2021 là giai đoạn tiếp nối chiến dịch truyền thông và quảng bá cho Tết âm lịch năm 2021.

Mục đích: Nâng cao độ nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh doanh thu và tìm kiếm phương án truyền thông hiệu quả để ổn định chiến lược.

4.2.2. Giai đoạn 1: Từ 15/02/2021 đến 31/05/2021

4.2.2.1. Mục đích

- Xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt công chúng. - Duy trì tần suất xuất hiện ổn định trên các kênh truyền thông.

4.2.2.2. Mục tiêu

- Tăng 50% lượt thích trang Fanpage tương ứng gần 2500 lượt. - Tăng 12% lượt tương tác với bài viết tương ứng gần 50 lượt/bài. - 85% khách hàng hài lòng về sản phẩm và dịch vụ.

4.2.2.3. Kế hoạch marketing 4P

1. Sản phẩm (Product)

a. Chiến lược định vị sản phẩm

Mục đích:

- Khẳng định sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh - Có hình ảnh riêng trong mắt khách hàng

- Nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Sử dụng chiến lược định vị “Chất lượng cao đồng nghĩa giá cũng cao” với đối tượng mục tiêu:

- Đối tượng mục tiêu:

- Hộ gia đình có thu nhập ổn định, quan tâm đến sức khỏe bản thân, gia đình. - Định vị sản phẩm là: nước mắm sạch bảo vệ sức khỏe.

- Mức giá nhỉnh hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

b. Chính sách sản phẩm

Sản phẩm gia tăng: - Dịch vụ trực tuyến:

 Thiết kế lại website trở nên đẹp mắt, tinh tế, chuyên nghiệp, giao diện thân thiện, dễ dùng, cung cấp thông tin rõ ràng, chi tiết

 Thêm dịch vụ tư vấn trực tiếp trên website hoặc liên kết đến inbox riêng cho fanpage Facebook.

 Xây dựng đội ngũ nhân viên tư vấn online và hotline 24/24 để có thể cung cấp thông tin đến cho khách hàng nhanh chóng và dễ dàng.

 Thiết kế giao diện cho phần đặt hàng và thanh toán trở nên tiện lợi, dễ dung và thêm phần thanh toán online.

- Dịch vụ thanh toán: Liên kết với các ví điện tử và các ngân hàng để khách hàng có thể dễ dàng thanh toán trực tuyến hơn.

- Dịch vụ vận chuyển: Liên kết với đơn vị vận chuyển J&T Express, đảm bảo tốc độ giao hàng và chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng.

11. Giá cả (Price)

Định giá:

- Nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm 500ml: 120.000 VNĐ - Nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm 250ml: 63.600 VNĐ

   

Giữ chiến lược định giá cao như ban đầu. 12. Phân phối (Place)

Giai đoạn này sẽ chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để mở rộng kênh phân phối vào giai đoạn tiếp theo.

13. Xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

 Fanpage: Nước mắm Hạnh Phúc

Hiện tại, chiến lược truyền thông trên fanpage của sản phẩm vẫn được duy trì dưới dạng bài viết, cụ thể là các nội dung về hạnh phúc gia đình, căn bếp và những người phụ nữ.

Giai đoạn này, các nội dung trên facebook sẽ giữ nguyên, đồng thời gia tăng các nội dung mới mẻ, tạo nhiều giá trị hơn như ở website. Tuy nhiên, không chỉ nói về người phụ nữ, kênh facebook sẽ truyền thông nhiều hơn về quan điểm “đàn ông vào bếp”, những chủ đề về bình đẳng giới ngày nay quan tâm,...

Với tần suất khoảng 2 - 3 bài đăng một tháng, cần tăng số lượng bài đăng để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.

Cụ thể: lên 8 bài đăng/tháng chia thành 2 bài/tuần, nội dung bài đăng: - Bài share video: Video hướng dẫn làm những món mặn, cần hình ảnh đẹp, công thức đầy đủ rõ ràng, nguồn chính thống như Cooky Việt Nam, Feedy, Tasty, Tastemade, Tasty Japan, Chefclub, So Yummy, Cookat,…

- Bài optional: Share tổng hợp các công thức hoặc các lưu ý các mẹo khi nấu ăn,...

- Bài sản phẩm: Chọn một sản phẩm để viết mô tả, yêu cầu:

o Phần text: giới hạn > 400 từ; nội dung mô tả chính xác, không đạo văn, copy từ những nguồn khác; viết đúng chính tả, rõ ý.

o Phần hình ảnh: ảnh sản phẩm đạt kích thước và độ phân giải ảnh sản phẩm phù hợp với bài đăng Facebook.

 Website:

Từ năm 2019 trở lại đây, các bài đăng trên website dừng hoạt động nên điều cần thiết bây giờ là xây dựng lại và duy trì nội dung để tiếp cận người tiêu dùng, với các nội dung gần gũi, quen thuộc với người nội trợ, Hạnh Phúc gia đình, hay là vấn đề an toàn thực phẩm, sức khỏe đời sống, gần gũi với thiên nhiên...

đạm” như: quy trình chế biến sản xuất, thông tin về thành phần, bảo quản,... để khách hàng tin tưởng hơn về chất lượng.

Yêu cầu: 4 bài/tháng với thiết kế hình ảnh, video, bài viết chất lượng và chuẩn SEO, đồng bộ với bộ nhận diện thương hiệu của sản phẩm.

  

 Cung cấp nhiều thông tin, tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng.  Ngoài ra vẫn duy trì nội dung truyền thông của các kênh phân phối.

4.2.3. Giai đoạn 2: Từ 01/06/2021 đến 30/10/2021

4.2.3.1. Mục đích

- Tăng độ nhận diện thương hiệu, tạo niềm tin, chỗ đứng vững cho thương hiệu trong tâm trí khách hàng

4.2.3.2. Mục tiêu

- Tăng 10.000 lượt thích trang Fanpage.

- Tăng 22% lượt tương tác với bài viết tương ứng hơn 100 lượt/bài. - 5.000.000 người mới biết đến thương hiệu nước mắm Hạnh Phúc và sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm.

- Tăng 240% doanh thu so với giai đoạn trước, tổng doanh thu trong giai đoạn này đạt 17 tỷ.

4.2.3.3. Kế hoạch marketing 4P

1. Sản phẩm (Product)

- Đặc tính sản phẩm: Giữ nguyên đặc tính sẵn có có của sản phẩm, đảm bảo giá trị và chất lượng của nước mắm.

- Danh mục sản phẩm: vẫn giữ nguyên

- Bao gói: Nước mắm Hạnh Phúc 6 độp đạm giữ nguyên thiết kế bao gói cũ, đây cũng là đặc trưng, sự khác biệt của dòng sản phẩm 60 độ đạm so với các loại sản phẩm khác.

- Dịch vụ đi kèm: Cơ bản giữ nguyên nhưng nâng cao chất lượng

14. Giá cả (Price) Định giá: - Nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm 500ml: 120.000VNĐ - Nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm 250ml: 63.6VNĐ    

15. Phân phối (Place)

a. Thiết kế kênh phân phối

Hình 4.1. Mô hình kênh phân phối của công ty TNHH

Chế biến thực phẩm Hạnh Phúc

Căn cứ mục tiêu marketing và chính sách xúc tiến thì sản phẩm sẽ được bán nhiều hơn tại kênh phân phối hiện đại (các website bán hàng, sàn thương mại điện tử). Ngoài ra sẽ mở rộng kênh phân phối cụ thể như sau:

- Nhận thấy sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm có tiềm năng bán hàng tại khu vực miền Trung (do người tiêu dùng tại đây có thói quen nấu các món ăn đậm đà) mà các kênh phân phối truyền thống hiện nay chỉ có ở các khu vực miền Bắc và Nam. Vậy nên sẽ mở rộng kênh phân phối truyền thống ở khu vực miền Trung (xúc tiến bán sản phẩm nước mắm Hạnh Phúc 60 độ đạm đầu tiên để phân phối).

- Kênh phân phối truyền thống hiện tại của công ty là kênh phân phối 2 cấp. Vì vậy mở rộng ra thành kênh phân phối 3 cấp để sản phẩm dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn thông qua các nhà bán lẻ.

b. Các quyết định quản trị kênh phân phối

b.1. Quản trị các hoạt động (dòng chảy) trong kênh phân phối

Để quản trị tốt các hoạt động của các kênh cần thực thi và vận hành cơ chế của mỗi dòng chảy hợp lý, bao quát các hoạt động của kênh để quản lý kênh hiệu quả. Cập nhật lại hệ thống kênh với các dòng chảy mới bổ sung.

tế để mở rộng sau. Kênh phân phối cũ được bổ sung dòng chảy, cụ thể là kênh phân phối truyền thống sẽ được chia sẻ thông tin với tất cả các thành viên trong kênh

b.2. Phát triển các chính sách khuyến khích thành viên kênh phân phối

Nhà sản xuất khuyến khích thành viên kênh và thiết lập quan hệ chặt chẽ với họ bằng cách hỗ trợ trực tiếp cho kênh phân phối:

- Hỗ trợ, hợp tác quảng cáo, trợ giá trên sàn thương mại điện tử dựa trên chính sách xúc tiến

- Cùng các thành viên thiết lập chiến lược marketing, xác định các mục tiêu và thông tin đến các thành viên. Mặt khác, công ty sẽ để một số lượng quà tặng nhân dịp Tết cho các thành viên để khuyến khích, tạo động lực cho nhân viên của họ. - Huấn luyện, khuyến khích các nhà trung gian về công tác bán hàng

b.3. Đánh giá hoạt động của các thành viên kênh phân phối

- Độ phủ thị trường : sản phẩm đã có mặt trên thị trường toàn quốc tuy nhiên mới chỉ tập trung ở những trung tâm thương mại lớn và trên các trang thương mại điện tử tuy nhiên thiếu nhiều các nhà bán lẻ khiến sản phẩm chưa đi sâu vào các thị trường ngách gây khó khăn cho khách hàng có nhu cầu

- Số lượng thành viên tham gia vào kênh phân phối :Nhà phân phối có số lượng thành viên chưa nhiều và hiện tại chỉ đang tập trung ở các thành phố lớn

- Đội ngũ nhân viên trong kênh phân phối: các nhà phân phối tập trung nhiều là các siêu thị, cửa hàng tiện lợi nên đội ngũ nhân viên đều được đào tạo chuyên nghiệp có thái độ nhiệt tình nhưng các kênh phân phối không chỉ chuyên phân phối về sản phẩm của công ty mà phân phối đa dạng nhiều sản phẩm nên đội ngũ nhân viên chưa tập chung giới thiệu về sản phẩm của công ty

- Vị trí kho hàng: hầu như các nhà phân phối đều có kho hàng rải đều ở những vị trí thị trường luôn có sẵn hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường

b.4. Điều chỉnh cấu trúc kênh phân phối

Dựa vào chính sách thiết lập kênh có những điều chỉnh trong cấu trúc kênh là:

- Tăng 1 kênh phân phối: kênh phân phối truyền thống khu vực miền Trung - Tăng thành viên của kênh phân phối truyền thống, mở rộng quy mô thành kênh phân phối 3 cấp.

- Kênh phân phối hiện địa cần mở rộng, tăng thêm nhà phân phối là các siêu thị phổ biến có độ phủ lớn là những siêu thị có mặt ở hầu hết các tỉnh thành phố như Big C, Metro,...

- Đào sâu ở thị trường ngách, các khu vực nông thôn bằng cách tăng thêm nhiều

Một phần của tài liệu Kế hoạch marketing cho sản phẩm nước mắm hạnh phúc 60 độ đạm – công ty tnhh chế biến thực phẩm hạnh phúc tại thị trường việt nam trong năm 2021 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)