1. Kết luận
Kỹ năng giải quyết vấn đề là sự giải quyết có kết quả những vấn đề nảy sinh trong hoạt động hàng ngày của con người bằng cách tiến hành đúng đắn các bước, các thao tác trên cơ sở vận dụng những tri thức và kinh nghiệm của chủ thể.
Kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất là khả năng thực hiện đúng các bước, các thao tác của quá trình GQVĐ để giải quyết có kết quả và hợp lý những vấn đề trong hoạt động học tập dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm của mỗi sinh viên. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một hệ thống cấu trúc gồm sáu bước với những thao tác cụ thể. Hoạt động học tập là một hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm lĩnh hội, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm của xã hội lồi người, qua đó giúp chủ thể phát triển và hồn thiện nhân cách. Các vấn đề cơ bản mà sinh viên năm thứ nhất có thể gặp phải trong hoạt động học tập là những vấn đề liên quan tới nội dung học tập, phương pháp học tập, phương pháp giảng dạy, mối quan hệ giao tiếp và các điều kiện học tập khác.
Trong hoạt động học tập của sinh viên còn gặp nhiều vấn đề khác nhau. Trong năm nhóm vấn đề liên quan đến hoạt động học tập thì vấn đề mà sinh viên đánh giá ở mức thường xuyên là nhóm vấn đề liên quan đến phương pháp học tập, tiếp theo là vấn đề liên quan đến nội dung học tập, điều kiện học tập khác, phương pháp giảng dạy của giáo viên, vấn đề về giao tiếp. Trong những vấn đề cụ thể sinh viên cần giải quyết trong hoạt động học tập thì ở mỗi một nhóm vấn đề sinh viên gặp phải những vấn đề khác nhau. Nổi bật ở nhóm vấn đề liên quan đến phương pháp học tập là vấn đề chưa kịp thích ứng với những phương pháp học tập mới. Nhóm vấn đề liên quan tới nội dung học tập thì vấn đề nổi trội là kiến thức địi hỏi suy luận nhiều. Ở nhóm vấn đề liên quan tới phương pháp giảng dạy của giáo viên thì vấn đề thường xuyên gặp phải nhất là vấn đề chưa kịp thích ứng với phương pháp giảng dạy của giáo viên. Trong nhóm vấn đề liên quan đến giao tiếp thì vấn đề sinh viên hay gặp là có ít thời gian trị chuyện với giáo viên và khơng dám trình bày thắc mắc với cán bộ các phịng ban. Cịn ở nhóm vấn đề liên quan tới các điều kiện học tập khác thì vấn đề áp lực trong thì cử và khó khăn trong tìm tài liệu tham khảo được sinh viên đánh giá là thường xuyên gặp phải.
Thực trạng kỹ năng GQVĐ trong hoạt động học tập của sinh viên chỉ ở mức trung bình. Trong đó mức độ nhận thức chung của sinh viên về kỹ năng GQVĐ ở mức
trung bình, mức độ giải quyết vấn đề trong các tình huống giả định cũng chỉ ở mức trung bình.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng giải quyết vấn đề trong hoạt động học tập của sinh viên, trong đó có ba nhóm yếu tố chính là nhóm yếu tố xuất phát từ phía bản thân sinh viên, từ phía giáo viên và cán bộ các phịng ban, từ phía nhà trường. Với yếu tố xuất phát từ phía sinh viên thì yếu tố liên quan đến phương pháp học tập là nổi trội nhất. Từ phía giáo viên và cán bộ các phịng ban thì sinh viên đánh giá yếu tố liên quan đến phương pháp giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng nhiều tới kỹ năng GQVĐ của sinh viên. Nhóm yếu tố từ phía nhà trường thì yếu tố nổi rõ lên nhất đó là nhà trường chưa quan tâm trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ năng GQVĐ cho sinh viên.
2. Kiến nghị
Đối với ban giám hiệu nhà trường
Sinh viên còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến phương giảng dạy vì vậy giáo viên cần chú trọng đến phương pháp giảng dạy, truyền đạt theo hướng kích thích hứng thú học tập của sinh viên, quan tâm tới việc hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập cho sinh viên. Giáo viên cũng cần hướng dẫn sinh viên các phương pháp học tập hiệu quả.
Trong giao tiếp sinh viên cịn nhiều e ngại vì vậy giáo viên cũng nên điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử sao cho thân thiện và gần gũi với sinh viên hơn hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên giải quyết các vấn đề gặp phải.
Sinh viên thường khơng mạnh dạn, khơng dám trình bày thắc mắc với cán bộ phịng ban, vì thế cán bộ phịng ban cũng nên lưu ý đến kết quả nghiên cứu thực trạng này và điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử cho phù hợp, giải đáp tận tình các thắc mắc, giúp đỡ khi sinh viên gặp khó khăn.
Phịng cơng tác sinh viên, Đồn sinh viên cần phối hợp, tổ chức các hoạt động xã hội, các buổi giao lưu thiết thực và có hiệu quả.
Đối với bản thân sinh viên
Kỹ năng được hình thành thơng qua nhận thức và rèn luyện. Do vậy sinh viên cần nhận thức đúng, hiểu rõ vai trò kỹ năng giải quyết vấn đề với hoạt động học tập, từ đó tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng của bản thân.
Sinh viên cần xác định được mục tiêu, nhiệm vụ học tập, xây dựng động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Sinh viên phải chủ động, tích cực trong q trình lĩnh hội tri
thức, rèn luyện kỹ năng, khắc phục những khó khăn, cố gắng và nỗ lực để giải quyết tốt các vấn đề gặp phải trong học tập.
Sinh viên cũng cần chủ động, cởi mở hơn trong việc thiết lập mối quan hệ giao tiếp với bạn bè, Thầy Cơ và các cán bộ phịng ban