2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao tạ
2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng
TAND cấp cao tại Đà Nẵng được thành lập theo Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 ngày 28/5/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc, trên cơ sở là Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Đà Nẵng, ra đời cùng lúc với TAND cấp cao tại Hà Nội cũng như TAND tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/6/2015 cho đến nay.
Là một trong các TAND cấp cao tại Việt Nam. TAND cấp cao tại Đà Nẵng này có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam bao gồm: Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum và Đắk Lắk.
Xuất phát từ thực tiễn trên thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được sửa đổi, để nâng cao chất lượng xét xử, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, sự có mặt của ba TAND cấp cao trong đó có TAND cấp cao tại Đà Nẵng góp phần giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những bản án, quyết định của các vụ án chờ được thực hiện thủ tục xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, từ đó nâng cao chất lượng giải quyết các vụ việc và giảm gánh nặng cho TAND tối cao. Để đảm bảo được vai trị đó, TAND cấp cao tại Đà Nẵng có những đặc điểm chủ yếu sau:
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng Đà Nẵng
Căn cứ theo Điều 20 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định các nhiệm vụ và quyền hạn của TAND cấp cao là: phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng. Bên cạnh đó là Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
So với hệ thống tòa án theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, TAND cấp cao là một cấp tòa án mới được bổ sung tại Luật Tổ chức Tịa án nhân dân 2014 có hiệu lực vào ngày 1/6/2015. Hiện nay, cả nước có 3 TAND cấp cao được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. TAND cấp cao là một cấp tòa mới và là cơ quan xét xử cấp thứ 3 từ dưới lên trong hệ thống xét xử 4 cấp của Tòa án nhân dân Việt Nam được quy định trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. (Trước đây, hệ thống tịa án chỉ có ba cấp là TAND tối cao, TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện). Theo đó, các TAND cấp cao tiếp nhận nhiệm vụ, thẩm quyền của 3 tòa phúc thẩm, 5 tòa chuyên trách của Tòa án tối cao và Ủy ban Thẩm phán các tòa án cấp tỉnh. Đồng thời Tịa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền dưới Tịa án nhân dân tối cao và trên Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể nhận thấy TAND cấp cao thực hiện cả chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm như TAND tối cao.
Do đó, TAND cấp cao có chức năng xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng ba thẩm phán hoặc Hội đồng Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Như vậy TAND cấp cao sẽ làm phần lớn nhiệm vụ của TAND tối cao hiện nay.