Giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 39 - 44)

dụng tại Tòa án

3.2.1. Đối với Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng

Thứ nhất, tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ công chức ngành

tòa án. Trong thời đại hiện nay, đội ngũ cán bộ ngành tòa án phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về khả năng ngoại ngữ và giỏi về kỹ năng công nghệ thơng tin, có như thế mới giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng có yếu tố nước ngồi một cách hiệu quả nhất. Cần tăng cường mở lớp bồi dưỡng kiến thức thường xuyên về giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng và hội nghị trao đổi kinh nghiệm cho các thẩm phán. Đội ngũ thẩm phán cũng cần trau dồi khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin để nghiên cứu cách giải quyết tranh chấp của các nước trên thế giới để bổ trợ một phần kỹ năng trong việc giải quyết vụ án được hiệu quả và thuận tiện mà không ảnh hưởng đến quy định pháp luật. Đối với thư ký tòa án là người giúp việc cho thẩm phán, giúp cho thẩm phán hồn thành cơng tác giải quyết vụ án hiệu quả nhất, nên đội ngũ thư ký của tòa án cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nghiệp vụ, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án.

Ngồi ra, cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tập thể cán bộ tịa án có vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Thứ hai, cần quy định rõ về việc tòa án thụ lý kể từ ngày nhận đơn khởi

kiện, và các điều kiện khởi kiện.

Thứ ba, cần thu hẹp phạm vi quyền hủy bản án, quyết định sơ thẩm của

tòa án cấp phúc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm, chủ yếu nên giới hạn ở những trường hợp áp dụng pháp luật không đúng và vi phạm thủ tục tố tụng

thực sự nghiêm trọng. Hạn chế việc hủy án vì những căn cứ khơng rõ ràng, không phù hợp với nguyên tắc đảm bảo tranh tụng.

Thứ tư, TAND cấp cao tại Đà Nẵng phải được quan tâm đúng mức về

kinh phí, phương tiện và các điều kiện đảm bảo khác. Bên cạnh việc hiện đại hóa cơng sở, địa điểm xét xử đảm bảo trang nghiêm, cần phải trang bị đầy đủ các phương tiện thơng tin liên lạc hiện đại cho tịa án, đảm bảo sự phối hợp, chỉ đạo chặt chẽ trong quá trình xét xử.

3.2.2. Đối với các cơ quan và đối tượng có liên quan

Thứ nhất, tăng cường vai trò giám sát của viện kiểm sát đối với hoạt

động tố tụng để đảm bảo quá trình tố tụng của toà án trong các vụ án giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần và giảm đáng kể số án xử oan, sai. [18, tr. 65]

Thứ hai, nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân thông qua việc tăng

cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về HĐTD ngân hàng và giải quyết các tranh chấp này. Nếu làm tốt công tác này sẽ hạn chế được các tranh chấp phát sinh và tăng cường khả năng ký kết các HĐTD ngân hàng giữa các chủ thể.

Thứ ba, quy định về nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cho đội ngũ

nhân viên tín dụng của ngân hàng. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong HĐTD ngân hàng có một phần do trình độ nghiệp vụ và đạo đức của nhân viên tín dụng. Do đó việc đào tạo bổ sung và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên ngân hàng là cấp thiết. Hoạt động của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả cao khi có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt thì rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế nhiều nhất có thể.

PHẦN KẾT LUẬN

Đà Nẵng là thành phố có nền kinh tế phát triển nhất của khu vực miền Trung. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì nhu cầu vay vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng. Số lượng HĐTD được ký kết giữa các tổ chức tín dụng ngày càng nhiều với giá trị tiền vay ngày càng lớn. Nền kinh tế phát triển và kèm theo đó là nguy cơ rủi ro trong đầu tư kinh doanh cũng rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc vi phạm HĐTD ngân hàng và xảy ra tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng. Vấn đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Do đó, tiến hành giải quyết các tranh chấp này một cách nhanh chóng và đúng pháp luật sẽ bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia HĐTD ngân hàng, đồng thời hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của hoạt động vay vốn ngân hàng.

Trong thời gian thực tập tại TAND cấp cao tại Đà Nẵng, tôi đã không ngừng cố gắng học tập nghiên cứu từ đó rút ra được một số đánh giá dựa trên cái nhìn về pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động và đưa ra một số đề xuất như đã trình bày ở trên để mang lại những giá trị mới giúp cho phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại tòa án đạt được kết quả cao hơn, phù hợp hơn với tình hình hiện tại và tương lai gần.

Đây là lần đầu được tiếp xúc với thực tế, thời gian dành cho việc thực hiện chuyên đề không nhiều và kiến thức cũng như kinh nghiệm cịn hạn chế nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong chuyên đề báo cáo thực tập. Rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cơ để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Các văn bản pháp luật

1. Bộ Chính trị (2004), Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày

02/01/2002, Hà Nội

2. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo

đảm, ban hành ngày 29/12/2006, Hà Nội

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về

giao dịch bảo đảm, ban hành ngày 29/12/2006, Hà Nội

4. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP của Chính phủ về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ- CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, ban hành

ngày 22/2/2012, Hà Nội

5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật

Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

6. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật

Tố tụng Dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

8. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng nhà nước 2010, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật thương mại 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến

pháp nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội

12. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội

13. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh số 02/2002/PL – UBTVQH11 về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân, ban hành ngày 04/10/2002, Hà Nội

II. Các tài liệu tham khảo

14. Trần Võ Hữu Chánh (2019), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay từ thực tiễn xét xử của tòa Tòa án nhân dân quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ,

Học viện Khoa học Xã Hội

15. Trương Thị Hai (2018), Hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng qua

thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, Luận

văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã Hội

16. Chí Kiên, Hồn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh

chấp hợp đồng, Báo Điện tử VGP News,

http://baochinhphu.vn/Chi-dao-quyet-dinh-cua-Chinh-phu-Thu- tuong-Chinh-phu/Hoan-thien-phap-luat-ve-hop-dong-va-giai-quyet- tranh-chap-hop-dong/376597.vgp, (03/10/2019)

17. Nguyễn Hồng Năng (2016), Thị trường vốn nợ: Luật và hợp đồng, Nxb Công thương, Hà Nội

18. Ngô Thị Trang (2019), Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của Tòa án tại thành phố Hà Nội,

Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã Hội

19. Trần Thị Thùy Trang (2014), Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường tịa án ở Việt Nam,

Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội

20. Trường ĐH Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật ngân hàng Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng Dân

sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

Một phần của tài liệu GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP hợp ĐỒNG tín DỤNG NGÂN HÀNG từ THỰC TIỄN xét xử của tòa án NHÂN dân cấp CAO tại đà NẴNG (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)