CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 ẩm trong nguyên liệu
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định độ ẩm trong nguyên liệu nhằm xác định tỉ lệ % nước trong nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn về độ ẩm và xác định được thời gian bảo quản của nguyên liệu.
Bảng 3.1.Kết quả độ ẩm trong nguyên liệu
Mẫu Độ ẩm (%) Dược điển IV (%)
Ích mẫu 12,45 13,5 Kỷ tử 12,40 13,0 Long nhãn 14,90 15,0 Hoa hồng 9,20 13,0 Táo đỏ 10,60 13,0 Trà hổn hợp 8,95 10,0
Qua Bảng 3.1 cho thấy, độ ẩm của các nguyên liệu sử dụng để sản xuất trà nằm trong khoảng 9,2% - 14,9%. Độ ẩm của ích mẫu, kỷ tử, long nhãn, hoa hồng và táo đỏ lần lượt là: 12,45%; 12,40%; 14,90%; 9,20% và 10,60%. Độ ẩm của hoa hồng là thấp nhất đạt 9,2% và độ ẩm của long nhãn cao nhất đạt 14,9%. Long nhãn có độ ẩm cao vì trong long nhãn có hàm lượng mật ngọt khá cao 26,91%, nếu tiếp xúc với khơng khí sẽ dễ ẩm, xuống màu. Chính vì vậy, nên long nhãn có độ ẩm cao nhất trong 5 nguyên liệu, nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép. Và độ ẩm của trà hỗn hợp là 8,95%. Dựa theo tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam IV [16], ta thấy độ ẩm của từng nguyên liệu sử dụng làm trà, cũng như trà hỗn hợp của em đều nằm trong giới hạn của Dược Điển Việt Nam IV. Năm 2019, theo nghiên cứu của Vũ Kim Dung và cộng sự cho thấy hàm lượng ẩm trong ba kích là 10,42% đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam IV [16]. Từ các kết quả trên, từng nguyên liệu khác nhau sẽ có hàm lượng ẩm khác nhau và khoảng giới hạn độ ẩm cho phép theo tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam IV của từng nguyên liệu cũng khác nhau.