Tí n niềm tin

Một phần của tài liệu tung-vien-gach-mot-220101 (Trang 39 - 40)

Như đã nói ở chương I, Đạo Phật bắt đầu bằng trí tuệ chứ không phải là niềm tin. Sau khi đã đọc các giáo lý của Đức Phật, đã thẩm tra và trải nghiệm, đã gặt hái được những kết quả nhất định; khi ấy bạn có thể lựa chọn tiếp tục thực hành và trở thành một cư sĩ Phật Giáo, hoặc chuyển hướng sang những tôn giáo khác.

Nếu đã quyết định chọn đi theo con đường Phật Giáo, khi ấy niềm tin lại đóng vai trò khá trọng yếu trong việc duy trì sự thực hành. Điều này cũng giống như các việc học khác, bạn cần tư duy kỹ trước khi chọn một con đường; nhưng nếu đã chọn rồi thì phải kiên trì đi cho hết. Nếu cứ vừa đi vừa ngó nghiêng sang những con đường khác thì sẽ chẳng bao giờ có kết quả. Để kiên trì đi trên con đường đó, xây dựng và củng cố niềm tin là điều thiết yếu.

Muốn xây dựng niềm tin, thường các cư sĩ Phật Giáo sẽ đến gặp các vị Sư có đạo đức và có sự thực hành tốt đẹp để lắng nghe Pháp. Nhìn thấy hành vi cử chỉ đúng đắn, nghe được lời nói tốt đẹp lợi lạc, người cư sĩ sẽ phát sinh niềm tin và tiếp tục duy trì việc thực hành Pháp của mình.

Ngoài các vị Sư, cư sĩ cũng có thể tiếp xúc các vị “thiện tri thức”, nghĩa là các vị có hiểu biết sâu sắc về Đạo Phật. Họ có thể là cư sĩ tại gia chứ không nhất thiết phải xuất gia.

Nếu không có điều kiện nghe Pháp trực tiếp, bạn có thể lên mạng để nghe Pháp thoại. Tôi vẫn thường xuyên nghe các bài giảng của các vị Sư như Ajahn Brahm và Tỳ Khưu Bodhi ở trên YouTube.

Một phần của tài liệu tung-vien-gach-mot-220101 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)