MX Component là một thư viện điều khiển ActiveX được thiết kế để thực hiện giao tiếp từ máy tính cá nhân đến bộ điều khiển khả trình (PLC) , mà người dùng không cần có bất kỳ kiến thức gì về các giao thức và mô-đun truyền thông.
MX Component góp phần vào sự hiệu quả của công việc phát triển bởi việc giảm đáng kể thời gian làm việc của con người. Nó cũng cho phép phát triển bởi nhiều ngôn ngữ như Visual Basic, Visual C++, VBA,..
MX Component gồm 3 phần mềm: Communication Setup Utility, Label Utility và PLC Monitor Utility.
(a) Communication Setup Utility
Dùng để cạt đặt số trạm logical, hiển thí danh sách và kiểm tra các yêu cầu truyền thông cho thiết bị được lập trình
Hình 3.20 : Giao diện cài đặt cho truyền thông qua MX Component
(b) PLC Monitor Utility
Dùng để monitor/ giám sát và thay đổi bộ nhớ thiết bị hoặc bộ nhớ đệm, và đọc cũng như ghi dữ liệu của PLC CPU
Để cài đặt truyền thông thì ta thao tác trên phần mềm Communication Setup Utility là chủ yếu, sau đây là thứ tự các bước
Sau khi kích chọn biểu tượng để mở ứng dụng lên, việc đầu tiên ta cần làm là tạo một thiết lập kết nối mới bằng cách trong tab Target setting ta kích vào Wizard.
Cửa sổ Communication Setting Wizard hiện lên. Chọn số thứ tự cho PLC muốn kết nối. Số thứ tự này là cần thiết để trình quản lý từ máy tính có thể xác định được trạm đang kết nối, các tham số kết nối như thế nào. Số thứ tự không nhất thiết phải liên tục và có thể chọn từ 0 đến 1023.Sau đó chọn next
Cấu hình giao thức phía máy tính. Trong phần này ta chọn cổng kết nối của máy tính là USB, thời gian chờ phản hồi là 10000ms
Hình 3.22 : Cấu hình truyền thông phần máy tính
Ta chọn module cần kết nối là CPU module, lựa chọn kiểu CPU là R04EN
Hình 3.23 : Chọn dòng PLC
Cấu hình một số thông tin về mạng truyền thông chứa CPU được tạo kết nối. Ta sẽ cấu hình thông tin để kết nối với CPU trong một mạng gồm nhiều trạm kết nối với nhau. Loại trạm được chọn là host. Chế độ nhiều CPU chọn là None
Hình 3.24 : Cấu hình thông tin mạng truyền thông cho trạm được kết nối
Hình 3.25 : Hoàn tất quá trình thiết lập kết nối
Sau khi thiết lập kết nối mới được hoàn thành, ta có thể vào tab List view để kiểm tra các kết nối đã được tạo. Cuối cùng, để kiểm tra thiết lập kết nối vừa tạo có thành công hay không, ta chuyển sang tab Connection test, chọn số thứ tự gán cho trạm vừa tạo, click vào nút Test để kiểm tra kết nối. Nếu thông báo hiện ra hiển thị Connection successful, tức là thiết lập kết nối chính xác và thành công.
Hình 3.26 : Tab List View chứa danh sách các thiết lập kết nối đã tạo