Thiết kế hệ thống phân loại sản phẩm

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP nghiên cứu, thiết kế điều khiển hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng xử lý ảnh (Trang 42 - 45)

4.2.1 Tay máy Kestrel

Tay máy Kestrel là dạng Castersian nên có hình dạng hình chữ nhật. Các cơ caassu khung được làm bằng thép nên tương đối chắc chắn. Do bốn chân của tay máy thấp nên khi để băng tải vào khung tay máy thì trục Z tay máy không hoạt động được nên việc đầu tiên là phải nâng độ cao cho bốn chân của tay máy lên khoảng 20cm bằng 2 thanh gỗ và cố định 4 chân đó vào các thanh gỗ. Các trục dẫn động của robot sẽ được bố trí nằm dọc theo các phương XYZ. Đối với trục X và Y, đường kính của vít me là 3750 mm, còn của trục Z là 2300 mm. Để tránh sức nặng làm cong trục chuyển động, ta sử dụng thêm 2 thanh dẫn hướng đặt song song các khung của tay máy, trục X và trục Y có 2 thanh dẫn hướng còn trục Z có 4 thanh dẫn hướng để di chuyển đầu gắp một cách chính xác nhất.

Hình 4.1 : Hệ thống tay máy của đồ án

Và để di chuyển được cơ cấu thì 4 Servo được kết nối với vit me thông qua khớp nối mềm làm nhiệm vụ giảm chấn. Giữa 2 trục có cơ cấu gối đỡ giúp nó cố định trên khung nhưng vẫn có khả năng quay quanh trục. Bên trên vit me là con trượt, con trượt sẽ chuyển động tịnh tiến theo trục vit me khi động cơ servo làm trục vit me quay

Hình 4.2 : Động cơ được trang bị cho tay máy

Toàn bộ cơ cấu định vị trục Y và trục Z đều nằm trên trục X vì vậy trục X có phạm vi hoạt động lớn nhất trong ba trục. Hệ thống phân loại sản phẩm không cần trục xoay R nên nhóm đã lắp thêm cơ cấu gắp nhả gắn trục tiếp với trục Z và được điều khiển bằng khí nén.

Mặc dù khi cài đặt tham số cho bộ điều khiển vị trí RD77MS2 ta đã cài đặt giới hạn dịch chuyển của các trục X, Y, Z. Tuy nhiên, để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và không bị lỗi sau khi gắn các cơ cấu chuyển động lên robot. Nhóm đã tiến hành lắp thêm các công tắc giới hạn hành trình chuyển động. Các đầu ra được gắn lên các đầu vào của biến tần servo trên panel điều khiển. Khi các trục đi quá giới hạn thì công tắc hành trình sẽ báo về bộ điều khiển và dừng hệ thống.

Hình 4.3 : Cổ tay của hệ

Các động cơ servo cũ sẽ được thay thế bằng động cơ HG-KR053B của Mitsubishi. Do kích thước bề mặt và chiều dài của động cơ HG-KR053B khác với động cơ cũ nên bốn tấm bích đệm bằng nhôm phay được sử dụng để ghép nối động cơ servo mới với khung cũ.

4.2.2 Hệ thống thiết bị điều khiển

Trong phòng thí nghiệm các thiết bị điều khiển phải được sắp xếp sao cho phù hợp và an toàn nhất vì vậy nhóm đã thiết kế một giá đỡ có chiều dài là 70cm, chiều rộng là 70cm và bề dày là 20cm để đặt các thiết bị điều khiển lên đó. Các thiết bị điều khiển được sắp xếp trên giá như hình 4.1.

Hình 4.4 : Panel chứa các thiết bị điều khiển

Về cơ bản, các thiết bị điều khiển được sắp xếp thành 3 vùng chính trên giá đỡ. Vùng trên cùng là aptomat, PLC iQ-R, module nguồn và các module mở rộng. Do tay máy Kestrel cần điều khiển 3 trục động cơ trong khi đó mỗi module RD77MS2 chỉ điều khiển được 2 trục, vì vậy phải cần có 2 module để điều khiển 3 trục của tay máy. Các module được ghép nối với nhau bằng đế base và cùng 1 bus dữ liệu. Trến đế base bao gồm 1 module nguồn, 1 module CPU R04EN, 2 module RD77MS2, 1 module đầu vào số RX42C4, 1 module đầu ra số RY42NT2P và 1 module đếm xung tốc độ cao RD62P2.

Ở phần giữa của giá đỡ là panel giao tiếp servo và phần phía dưới cùng là 4 biến tần servo MR-J4-10B và các cầu đấu để phân nguồn hoặc đấu các chân tín hiệu do trên panel không đủ chỗ. Mỗi biến tần servo chỉ điều khiển được 1 trục động cơ của tay máy nên để điều khiển 4 trục của tay máy cần 4 biến tần servo. Do hệ thống phân loại sản phẩm sử dụng tay gắp điều khiển bằng khí nén nên trong đồ án này chỉ dùng 3 biến tần servo để điều khiển 3 trục X, Y, Z.

Hệ thống nguồn chia làm 2 phần chính:

- Nguồn AC cung cấp cho module nguồn của PLC, nguồn mạch lực và mạch điều khiển của biến tần servo

Các tín hiệu vào ra của PLC gồm có: Tín hiệu đầu vào RX42C4, tín hiệu đầu ra RY42NT2P, tín hiệu truyền thông cáp quang từ RD77MS2 tới các biến tần servo. Các tín hiệu vào ra của biến tần servo qua giắc cắm CN3 được sử dụng gồm:

- Tín hiệu dừng khẩn EM2.

- Tín hiệu điều khiển phanh động cơ MBR.

- Tín hiệu công tắc hành trình cận trên (FLS) tương ứng với DI1 và cận dưới (RLS) tương ứng với DI2

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP nghiên cứu, thiết kế điều khiển hệ thống phân loại sản phẩm ứng dụng xử lý ảnh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)