2.2.3.1 Nội dung chính sách
Năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 50/2014/NĐ-CP về quản lí dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Nghị định quy định về phạm vi sử dụng Quỹ dự trữ ngoại hối, phạm vi sử dụng quỹ bình ổn giá và thị trường vàng, hạn mức ngoại hối của Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng và việc điều chuyển ngoại hối giữa Quỹ bình ổn tỷ giá và quản lý thị trường vàng và Quỹ dự trữ ngoại hối
Trong hai năm 2016 và 2017, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào được khoảng 22 tỷ USD và đến thời điểm hiện nay, dự trữ ngoại hối đã trên 54,5 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục, củng cố niềm tin quốc gia, tăng cường lòng tin của cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài. Cùng đó, người đứng đầu cơ quan điều hành chính sách tiền tệ cho biết, ứng với lượng mua vào nói trên, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với bộ chức năng, cũng như sử dụng các công cụ để ổn định thị trường và trung hòa nguồn tiền.
Cụ thể, trước dòng chảy ngoại tệ lớn gắn với hoạt động thoái vốn tại doanh nghiệp của Nhà nước, cơ quan này đã phối hợp với Bộ Tài chính để điều tiết nguồn tiền đưa ra mua ngoại tệ. Công cụ tín phiếu liên tục được sử dụng để hút bớt tiền về. Hoạt động trên diễn ra liên tục và ráo riết, tập trung mạnh ở hoạt động phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước, để trung hòa tác động nguồn tiền đến cân đối lãi suất, đặc biệt là đối với lạm phát.
Từ tháng 6/2017, thời điểm thị trường bắt đầu ghi nhận Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ, cung tín phiếu bắt đầu phát hành trở lại để thấm hút tiền về. Hoạt động này ròng rã từ đó đến nay, ráo riết hơn khi quy mô phát hành hàng ngày ban đầu chỉ 8.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày, từ cuối 2017 đã xuất hiện dày hơn những phiên phát hành quy mô 14.000 tỷ đồng với kỳ hạn "nhốt tiền" giãn ra lên 14 ngày.. .Cụ thể, cùng thời điểm này năm 2017, Ngân hàng Nhà nước giảm hẳn hoạt động hút bớt tiền về qua kênh tín phiếu, khi số dư lượng tín phiếu lưu hành đầu tháng 1/2017 chỉ còn vỏn vẹn 8.000 tỷ đồng, xuống còn 3.000 tỷ đồng ngày 5/1/2017 và từ ngày 6/1/2017 số dư hút về ở kênh này về 0.
2.2.3.2 Thực trạng dự trữ ngoại hối
Về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối, Thống đốc thông báo đến 29/12, tổng dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức ở mức xấp xỉ 52 tỷ USD. Như vậy trong năm 2017 chúng ta đã mua vào khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, một mức kỷ lục. “Việc tăng dự trữ ngoại hối có ý nghĩa rất lớn trong việc củng cố vị thế, uy tín quốc gia, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam", Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhận định.
Trong giai đoạn 2013-2017, dự trữ ngoại hối của Việt Nam liên tục tăng mạnh. Cụ thể năm 2014 là 34.575 tỷ USD tăng 31% so với năm 2013. Tuy có giảm vào năm 2015, nhưng lượng giảm ít. Và dự trữ ngoại hối 2016 lại tăng mạnh lên 41 tỷ USD, đến năm 2017 con số đạt kỷ lục từ trước đến giờ lên đến 51.5 tỷ USD. Quy mô dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng kỉ lục có thể nhìn thấy được, tháng 1 năm 2018, dự trữ ngoại hối của nước ta đạt 60 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối xấp xỷ 52 tỷ USD năm 2017 là con số ấn tượng, đóng góp lớn vào việc ổn định vĩ mô và tạo niềm tin cho cộng đồng các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế cũng như đối với chính sách của Chính phủ và hệ thống ngân hàng.
Biểu đồ 2.6: Dự trữ ngoại hối của Việt
(Nguồn: NHNN và ADB)
Theo nhận định của Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, dự trữ ngoại hối tăng mạnh và đạt mức kỷ lục trong năm 2017 là nhờ có đóng góp lớn từ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán và nguồn ngoại tệ trong dân cư được chuyển đổi sang VND. Hoạt động thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp có quy mô lớn, cũng như nhiều đợt phát hành cổ phần của doanh nghiệp trong nước đã thành công thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cùng dòng vốn ngoại chảy mạnh vào thị trường chứng khoán...
Ngoài ra, nhờ lượng kiều hối đang ào ạt "đổ về" cũng là một trong những kênh cung cấp ngoại tệ ổn định cho thị trường và nền kinh tế. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, trong số hơn 4,55 tỷ USD kiều hối chuyển về trong 11 tháng đầu năm 2017 thì chủ yếu vẫn đến từ thị trường Mỹ (chiếm trên 60%) và châu Âu (khoảng hơn 19%).
Tính riêng năm 2017 Ngân hàng Nhà nước đã mua khoảng 13 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, con số này bao gồm cả số ngoại tệ mua lại từ kết quả thoái vốn Nhà nước tại Sabeco vừa qua. Trong một tuần cuối năm 2017, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào lượng lớn ngoại tệ, cao điểm có ngày mua vào tới khoảng 3,6 tỷ USD, đây là điều chưa từng có trong lịch sử.
Năm 2013 2014 ’015 2016 ’017 T1/2018 Dự trữ ngoại hối (DTNH) (triệu USD) 26.287 34.575 28.61 6 41.000 51.5 0( 60.000 Cim ngạch nhập khẩu (NK) 132.033 150.217 162.01' 176.632 211.1 1( 20.040
Ngân hàng Nhà nước đã mua được khoảng 11 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016 và khoảng 6 tỉ đô la Mỹ trong chín tháng đầu năm 2017. Tuy nhiên, nếu nhìn lại dữ liệu lịch sử thì có lẽ chúng ta cần một sự tăng trưởng bền vững hơn của dự trữ ngoại hối thay vì tăng sốc như hai năm gần đây. Bởi lẽ, dự trữ ngoại hối của Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng sốc trong năm 2007 và 2014 nhưng ngay sau đó lại sụt giảm nhanh chóng. Sự tăng giảm thất thường của dự trữ ngoại hối cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô thiếu sự ổn định. Do vậy, để có được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài thì Việt Nam, mà cụ thể ở đây là NHNN, cần phải kiên định trong điều hành chính sách tiền tệ theo hướng duy trì sự ổn định của tất cả biến số như lãi suất, tỷ giá và lạm phát.
Cụ thể, hãy lấy mốc tháng 1/2018 để tính toán. Kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2018 của cả nước là 20,04 tỷ USD. Tính toán mức dự trữ ngoại hối sẽ bằng bao
nhi<≡u thrág NK theo công thiic: Dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối tính theo số tháng NK =
Kim ngạch nhập khẩu năm x12
Dự trữ ngoại hối gần 60 tỷ USD là con số đạt được trong tháng 1/2018 thì mức dự trữ ngoại hối mới chỉ tương đương với đúng 3 tháng nhập khẩu của Việt Nam. Con số này tuy là một sự cải thiện nhẹ so với 2,9 tháng trong năm 2017 và 2,8 tháng trong năm 2016 nhưng cũng chỉ vừa đúng bằng con số tối thiểu 3 tháng nhập khẩu mà thế giới khuyến nghị để có thể gọi quỹ dự trữ ngoại hối của một nước nào đó là đủ lớn trong việc đối phó với các cú sốc ngoại lai. So với 9 quốc gia thành viên của ASEAN khác thì có thể thấy mặc dù dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục được cải thiện trong hơn 2 năm gần đây nhưng con số này nếu quy ra số tháng nhập khẩu của Việt Nam vẫn thuộc dạng rất thấp so với khu vực, có thể chỉ cao hơn Myanmar và Lào trong cùng khoảng thời gian, trong khi các nước khác đều có dự trữ ngoại hối tương đương với từ trên 6 tháng đến cả hơn 1 năm nhập khẩu của họ. Lớn nhất có thể kể đến Brunei với trên 12 tháng. Ta có thể thấy rõ qua bảng sau:
48
Bảng 2.5: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam và ASEAN tính theo tháng nhập khẩu giai đoạn 2013-2018(T1)
3TNH/NK/12
(lần) 2.4 21 2.1 2.8 2.9 3.0
So với các nước ASEAN
Brunei 11.9 12.2 12.5 15.7 16.1 - Cambodia 61 61 74 8.7 8.5 - ndonesia 6.4 71 8.9 10.3 11.1 - ,ao 29 21 2.4 2.6 2.2 - Malaysia 79 61 6.5 6.4 6.6 - Clyanmar 75 1.5 2.8 Ẽ7 1.9 - ihilippines 160 14.6 13.6 120 11.5 - Singapore 6.7 6.4 70 73 8.4 - Γhailand 8.0 8.3 9.3 10.5 11.2 -
(Nguôn: ADB và Tông cục thông kê)
Sự so sánh nêu trên cho thấy Việt Nam cần phải một mặt tiếp tục bổ sung và củng cố dự trữ ngoại hối, mặt khác phải hạn chế tốc độ tăng trưởng nhập khẩu ở mức quá nhanh như hiện nay (20% năm 2017 và tới 52% trong tháng 1/2018) để đưa mức dự trữ ngoại hối từ mức đáy của khu vực lên ngang bằng với mức trung bình trong khu vực. Cho dù tăng nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi khi bản chất nền kinh tế vẫn là kinh tế gia công nên xuất khẩu tăng mạnh cũng sẽ lôi kéo theo nhập khẩu tăng mạnh (xuất khẩu tăng 21% năm 2017 và 41% tháng 1/2018) nhưng việc để tăng trưởng nhập khẩu với tốc độ xấp xỉ và thậm chí còn nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cho thấy nền kinh tế vẫn còn tiếp tục dễ bị tổn thương và chưa được cải thiện nhiều về nền tảng cơ sở.