Quan điểm, định hướng để hoàn thiện chính sách quản lí ngoại hối

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp0001 064 (Trang 81)

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng ta, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, các chủ trương cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế được nêu tại các kỳ Đại hội Đảng; Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành ba Nghị quyết chuyên đề về hội nhập kinh tế quốc tế.

Đại hội VI mở đầu cho thời kỳ đổi mới đất nước đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác".

Đại hội VII định hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế".

Tại Đại hội VIII, mở ra chủ trương “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới”.

Đại hội IX nhấn mạnh “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội X nhấn mạnh chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác”.

Trước tình hình kinh tế quốc tế có nhiều biến động mới, vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế với những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi những quyết tâm của Đảng và Nhà nước phải có những định hướng đúng đắn trong vấn đề này. Đại hội XI đã đề ra đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, trong đó có chủ trương rất quan trọng là “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Từ “hội

nhập kinh tế quốc tế” của các kỳ đại hội trước, chuyển sang “hội nhập quốc tế” một cách toàn diện là một phát triển quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng ta. Đại hội xác định rõ :

Thứ nhất: Về mục tiêu của đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu: “vì lợi ích

quốc gia, dân tộc”. Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Đại hội XI cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc và là điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó. Lần đầu tiên, mục tiêu đối ngoại “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” được nêu rõ trong phần đối ngoại của Cương lĩnh và Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng. Nói như vậy không có nghĩa Đảng ta chưa từng xác định mục tiêu đối ngoại là vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Từ khi Đảng ra đời, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của Đảng ta. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa VI đã khẳng định “Lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế” . Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX nhấn mạnh “bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc” là một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc .

Thứ hai: Về nhiệm vụ của công tác đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu rõ:

“Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” . Phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước là nhiệm vụ nhất quán trong đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới. Điểm mới trong phần đối ngoại của văn kiện Đại hội XI là xác định rõ hơn khía cạnh an ninh khi nêu rõ nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Việc nêu rõ

điều này trong nhiệm vụ đối ngoại là nhằm đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời khẳng định vai trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Thứ ba: Về các nguyên tắc phải tuân thủ khi tiến hành các hoạt động đối

ngoại, tái khẳng định các nguyên tắc của đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ Đổi mới, Đại hội XI nêu: “bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc”. Bên cạnh những nguyên tắc nhất quán này, văn kiện Đại hội XI, phần định hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới trên biển và thềm lục địa với các nước liên quan, nêu thêm nguyên tắc giải quyết các vấn đề tồn tại trên cơ sở các “nguyên tắc ứng xử của khu vực”.

Thứ tư: Về phương châm của đường lối đối ngoại, các văn kiện của Đại hội

khẳng định: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Điểm mới trong phương châm đối ngoại của Đại hội XI là “hội nhập quốc tế” và “thành viên có trách nhiệm”.

Thứ năm: Về định hướng đối ngoại, bên cạnh định hướng bao trùm là nâng

cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, Đại hội XI nêu định hướng về: giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ; ưu tiên đối tác và định hướng quan hệ ASEAN; đối ngoại Đảng; ngoại giao nhân dân và; định hướng tổ chức thực hiện. Về đối ngoại quốc phòng, an ninh, Đại hội chỉ rõ: “Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh”, “Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh, song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia và trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc” . Với định hướng này, đối ngoại quốc phòng, an ninh sẽ tiếp tục phát triển và có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới.

Thứ sáu: về triển khai các hoạt động đối ngoại, Đại hội XI nêu: “Triển khai

đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại”. Khi hội nhập quốc tế mở ra tất cả các lĩnh vực thì việc triển khai đối ngoại tất yếu phải toàn diện và để các hoạt động này không chồng chéo, không triệt tiêu lẫn nhau thì việc triển khai phải được thực hiện đồng bộ. Tính toàn diện của đối ngoại Việt Nam được quy định bởi sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong mọi hoạt động của hệ thống chính trị, đặc biệt trong hoạt động đối ngoại; tính toàn diện trong mục tiêu của chính sách đối ngoại và; sự đa dạng của các mối quan hệ đối ngoại trong quá trình hội nhập.

Như vậy: Về chủ quan, hội nhập kinh tế quốc tế đã được xác định là một tất

yếu và là định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, chính sách QLNH của NHNN cũng phải đi theo định hướng này, sao cho phù hợp đúng đắn với chủ trương của Đảng và nhà nước, hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam ngày càng phát triển, ngày càng hội nhập sâu rộng. Trong thời gian qua, Việt Nam hội nhập trên thị trường quốc tế ngày càng sâu rộng, là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới, tham gia nhiều hiệp ước song phương, đa phương. Mỗi tổ chức hay hiệp ước quốc tế đều có những định hướng quy định cho các thành viên tham gia. Mỗi quốc gia khi tham gia các tổ chức hay hiệp ước quốc tế đều phải tuân theo nội dung và quy định của họ. Không ngoại trừ, Việt Nam khi tham gia các tổ chức này cũng phải thay đổi chính sách quản lí đặc biệt là chính sách quản lí ngoại hối theo định hướng phát triển của các tổ chức, hiệp hội quốc tế này. Tác động của các điều ước quốc tế đến QLNH thể hiện lộ trình hội nhập yêu cầu trong các hiệp ước.

3.1.2 Quan điểm, định hướng để hoàn thiện chính sách quản lí ngoại hối của NHNN

Trên cơ sở những đòi hỏi của thực tiễn và những hạn chế trong chính sách QLNH hiện nay, ThS. Trương Văn Phước-Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối-Ngân hàng Nhà nước có một số gợi ý về phương hướng của chính sách QLNH và tỷ giá trong thời gian tới như sau:

Thứ nhất: Chúng ta cần xử lý những bất cập, đảm bảo các quy định về

QLNH phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế để tạo nên một khuôn khổ pháp lý thống nhất. Các quy định phải cụ thể, có tính chiến lược rõ ràng và khả thi.

Các thủ tục hành chính, cấp phép, xin cho cần tiếp tục được xoá bỏ và thay thế bằng cơ chế tập trung các hoạt động ngoại hối thông qua các TCTD, chế độ báo cáo, khai báo. Các chế tài, thiết chế xử lý vi phạm cần phải được nhấn mạnh và quy định rõ kết hợp với cơ chế phân cấp quản lý rõ ràng, đồng bộ trên cơ sở gắn trách nhiệm trực tiếp.

Thứ hai: Chúng ta cần chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

thông quan việc chuẩn hoá các quy trình về QLNH theo thông lệ quốc tế. Cùng với việc tự do hoá các giao dịch vãng lai vừa qua, các quy định về thanh toán xuất nhập khẩu thương mại, dịch vụ, thu nhập chuyển tiền cần được chi tiết hoá, thể hiện rõ được cơ chế tự do chuyển đổi ngoại tệ, tạo thuận lợi cho chu chuyển vốn. Các giao có dịch vốn cần đảm bảo được quy định đầy đủ và tiếp tục kiểm soát có chọn lọc. Các quy định đối với đầu tư trực tiếp, gián tiếp cần thực hiện theo nguyên tắc đối xử quốc gia. Hoạt động chuyển lợi nhuận, thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ta ngoài ra nước ngoài phải được kiểm soát nhưng cần đảm bảo thuận tiện, hạn chế các thủ tục hành chính, cấp phép. Các luồng vốn đầu tư ra nước ngoài cần được lựa chọn theo các thứ tự ưu tiên để cho phép, hạn chế hoặc cấm thực hiện trong từng giai đoạn, hoạt động vay, trả nợ nước ngoài và cho vay thu hồi nợ nước ngoài cần thống nhất quản lý, có chiến lược để từ đó có những điều kiện hay biện pháp kiểm soát hợp lý.

Thứ ba: Chúng ta cần thể hiện rõ lập trường kiên định và các biện pháp cụ

thể trong việc từng bước hạn chế, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hiện tượng đôla hoá, chống sử dụng ngoại tệ tràn lan trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, cần xây dựng các biện pháp hỗ trợ cụ thể để nâng cao dần tính chuyển đổi và nâng dần tầm ảnh hưởng của VNĐ ra khu vực và quốc tế nếu điều kiện cho phép.

Thứ tư: NHNN cần nâng cao “tính thị trường” của tỷ giá trong khuôn khổ

cơ chế thả nổi có điều tiết. Mặt khác, chúng ta cũng cần nâng cao khả năng điều tiết của NHNN thông qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trên cơ sở tính toán tỷ giá mục tiêu của nền kinh tế bằng các mô hình định lượng hiện đại. NHNN cũng cần cải thiện hoạt động của thị trường ngoại hối bằng việc nới lóng các hạn chế đối với các công cụ sẵn có và đưa thêm các công cụ mới để các đối tượng tham gia thị

trường có nhiều lựa chọn hơn trong việc tiếp cận tỷ giá. Đồng thời NHNN cũng cần khuyến khích các TCTD nâng cao trình độ kinh doanh, giao dịch ngoại hối cùng với việc xây dựng những biện pháp đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro hệ thống cho các TCTD.

Chính sách quản lý ngoại hối đáp ứng mục tiêu nâng cao khả năng chuyển dổi của đồng Việt Nam và hạn chế tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ Việt Nam. Để nâng cao khả năng chuyển đổi của VNĐ, trong thời gian tới NHNN cần thực hiện một số nội dung. Tiếp tục và nhất quán thực hiện tốt chủ trương tự do hóa vãng lai,bước đầu xây dựng cơ chế để VNĐ tham gia thanh toán XNK.

(a) Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các thanh toán vãng lai, XNK hàng hóa:

Người cư trú, người không cư trú được quyền mua ngoại tệ tại các NHTM để đáp ứng nhu cầu vãng lai là một trong những nội dung của tự do hóa vãng lai

(b) Xóa bỏ giấy phép mang ngoại tệ mặt ra nước ngoài của các tổ chức tín dụng:

Trong thời gian tới NHNN cần xóa bỏ giấy phép XNK, ngoại tệ tiền mặt của các TCTD để trao quyền chủ động cho các NHTM trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và phù hợp với quy định tại Nghị định 160/2006/NĐ-CP.

(c) Quản lí ngoại hối đối với hoạt động chi trả kiều hối

Việc chuyển ngoại tệ vào Việt Nam dưới hình thức kiều hối được khuyến khích và không hạn chế, để thuận lợi cho hoạt động này, trong thời gian tới NHNN cần phải thực hiện việc phân cấp, ủy quyền NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố để việc kiểm soát theo dõi hoạt độnh này được thực hiện sát sao hơn nữa.

(d) Tạo điều kiện cho VND tham gia quan hệ thanh toán XNK:

NHNN cần ban hành quy định tiếp tục hạn chế cho vay bằng ngoại tệ của NH đối với doanh nghiệp, tiến tới chỉ cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nguồn thu trực tiếp bằng ngoại tệ. Không cho phép các doanh nghiệp được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt đối với thanh toán biên mậu.

3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chính sách quản lí ngoại hối giai

đoạn hiện nay

3.2.1 Phối hợp các Bộ ngành, thanh tra giám sát hoạt động buôn bán, thanh

toán khu vực biên mậu, chú trọng tăng cường quan hệ với các ngân hàng

đại

khu vực biên giới

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và tăng cường chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối. NHNN tiếp tục chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, đồng thời chỉ đạo bộ phận thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tập trung lực lượng tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra cao điểm để xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời, tiếp tục rà soát các hành vi vi phạm ngoại hối có thể phát sinh trong thực tế để có những sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp, nhằm tăng cường các giải pháp về xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Tăng cường chế tài, kiểm tra, thanh tra đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ngoại hối nhằm tăng tính răn đe đối với các tổ chức, cá nhân, tạo cơ sở pháp lý kịp thời cho công tác thanh tra, kiểm soát và xử lý

Một phần của tài liệu Chính sách quản lí ngoại hối của NH nhà nước việt nam trong giai đoạn hiện nay thực trạng giải pháp khoá luận tốt nghiệp0001 064 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w