Như đã phân tích rất rõ ở phần trên, có thể tóm tắt lại những thành công khi NHNN áp dụng các chính sách QLNH trong giai đoạn 2013-2017 như sau:
Thứ nhất, lượng kiều hối về Việt Nam tăng mạnh và có xu hướng tiếp tục gia
tăng trong thời gian tới, là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của Việt Nam, hơn nữa tình trạng đô la hóa giảm, củng cố lòng tin vào đồng nội tệ.
Thứ hai, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam tăng, đạt
con số kỉ lục vào năm 2017, về cả tổng số vốn FDI đăng kí và thực hiện.
Thứ ba, dự trữ ngoại hối dồi dào, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế
được củng cố, tăng khả năng can thiệp của NHNN khi thị trường có những biến động bất thường ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.
Thứ tư, cơ chế tỷ giá trung tâm linh hoạt, bám sát với cung cầu thị trường,
nâng cao niềm tin vào giá trị đồng nội tệ, hạn chế tối đa các hoạt động găm giữ ngoại tệ, kinh doanh chênh lệch tỷ giá.
Thứ năm, thị trường vàng ổn định, giá vàng trong nước đã được điều chỉnh
kịp thời theo giá vàng thế giới hơn trước đây, hạn chế tình trạng kinh doanh vàng không rõ nguồn gốc.
2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân
Trong giai đoạn 2013-2017, chính sách quản lí ngoại hối của NHNN đã đạt được rất nhiều những thành tựu đáng kể, hơn nữa 2016-2017 còn được coi là năm thành công trong công tác quản lí ngoại hối của NHNN, bên cạnh đó còn tồn tại những hạn chế do những nguyên nhân mà Chính phủ và Nhà nước chưa thực sự giám sát sát sao.
2.3.2.1 Hạn chế, nguyên nhân trong thực trạng chính sách quản lí giao dịch
vãng lai, hạn chế tình trạng đô la hóa
* Hạn chế:
Tuy giai đoạn này NHNN tăng cường quản lí việc sử dụng ngoại tệ trong nước đạt được nhiều thành tựu, bên cạnh đó còn tồn tại hạn chế nhất định. Về thanh toán bằng ngoại tệ ở các khu vực biên giới: Cùng với chính sách hội nhập nền kinh
tế, xóa bỏ hàng rào thuế quan với các nuớc trong khu vực, thúc đẩy XK hàng hóa phát triển và nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam, VND đã đuợc sử dụng làm đồng tiền thanh toán hàng hóa ở khu vực biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung Quốc cùng với đồng USD. Do quan hệ đại lý giữa các ngân hàng của các nuớc có cùng biên giới chua đuợc cải thiện nhiều, đồng thời với thói quen sử dụng tiền mặt của nguời dân nên tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại các khu vực biên giới chiếm tỷ trọng cao trong tổng luợng thanh toán biên mậu. Đây cũng là mội truờng cho buôn lậu và phát triển TT ngoại hối phi chính thức, làm tăng thêm quy mô của tình trạng đô la hóa tại Việt Nam.
* Nguyên nhân:
Việc thanh toán bằng tiền mặt khu vực biên giới rất khó kiểm soát, hoạt động buôn lậu, gian lận thuơng mại vẫn diễn ra phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi, tính chất nghiêm trọng. Để thực hiện hành vi buôn lậu qua đuờng biên giới, các đối tuợng sử dụng ngoại tệ tiền mặt nhu đô la Mỹ, nhân dân tệ,... mà không thanh toán qua các ngân hàng đại lí, khiến việc kiểm tra, quản lí hết sức khó khăn. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là: Sản xuất trong nuớc của chúng ta còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu, đuờng biên giới đất liền dài, địa hình phức tạp là điều kiện thuận lợi cho hoạt động buôn lậu, bên cạnh đó thì các NHTM cũng chua chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ với các ngân hàng đại lí bên kia biên giới. Để tình trạng buôn lậu diễn ra còn nhiều cũng là do lực luợng chống buôn lậu mỏng, trang thiết bị thiếu; một bộ phận cán bộ, công chức, chiến sỹ thiếu tinh thần trách nhiệm, tha hóa, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bảo kê, tiếp tay cho bọn buôn lậu... Một số cấp ủy, chính quyền địa phuơng chua quan tâm công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thuơng mại và hàng giả, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc. Có thể nói rằng hiện tuợng việc của Bộ nào thì Bộ ấy lo vẫn còn là điều phổ biến. Do không có mặt trong cuộc họp nên chắc chắn sự thống nhất trong từng vấn đề chính sách là không có, do vậy rất dễ khi chính sách đó đuợc thực thi thì sự chênh chính sách, chồng chéo chính sách hoặc mâu thuẫn, trái nguợc về chính sách là rất dễ xảy ra.
2.3.2.2 Hạn chế, nguyên nhân trong thực trạng chính sách quản lí giao dịch vốn
* Hạn chế:
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đang tăng mạnh nhưng việc khai thác sử dụng nguồn vốn này chưa thực sự hiệu quả.
- Mở rộng xuất khẩu, những cũng làm tăng dòng nhập siêu
Các doanh nghiệp FDI đã tạo nên giá trị xuất khẩu lớn, chiếm trên dưới 50% giá trị xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, nếu xét kỹ, các doanh nghiệp FDI mới tạo ra được nhiều bán thành phẩm, như lắp ráp máy tính, trong mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đồng thời, các doanh nghiệp FDI ngày càng hướng vào khai thác thị trường gần 100 triệu dân có dung lượng đang ngày càng mở rộng của Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp FDI cũng góp phần vào việc tăng nhập siêu, do cơ chế “gia công” còn lớn, tỷ lệ “nội địa hóa” như với công nghiệp ô tô còn thấp, mà cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính những năm 2008-nay đang cho tháy rõ điều đó.
- Không ít doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường tự nhiên và khai thác lãng phí tài nguyên thiên nhiên
Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI đã chú trọng khai thác nhiều tài nguyên tự nhiên (nhất là tài nguyên không tái tạo như khai thác mỏ khoáng sản), gây tàn phá môi trường tự nhiên. Bài học của doanh nghiệp Vedan cũng chỉ là một ví dụ mới nhất, mà hệ quả chưa nhìn thấy hồi kết. Đó là chưa kể ô nhiễm khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm bụi, v.v... thậm chí phá hoại đa dạng sinh học cũng cần được quản lý chặt chẽ.
- Tăng đóng góp tài chính quốc gia, nhưng còn nhiều hành vi tiêu cực, trốn tránh nghĩa vụ tài chính và tạo cạnh tranh không lành mạnh
Các doanh nghiệp FDI đóng góp nguồn vốn không nhỏ cho ngân sách Nhà nước xét về tổng thể. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có tới 50% doanh nghiệp có FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ, và phần lớn các liên doanh đã chuyển sang hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài là hiện tượng không bình thường, cho thấy có hiện tượng lạm dụng chính sách ưu đãi và cơ chế “chuyển giá”, gây thiệt hại cho NSNN và tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Tình trạng đầu cơ đất, “bán” dự án khá phổ biến khiến công tác quản
lý tài nguyên và đất đai thêm khó khăn, thậm chí có dự án vốn tới 4,1 tỷ USD, nhưng vốn tự có (vốn pháp định hay vốn điều lệ) của chủ dự án chỉ 100 triệu USD. Nhiều dự án ảo” , chậm triển khai đã bị các địa phương rút giấy phép đầu tư cũng là hiện tượng rất đáng lo ngại.
* Nguyên nhân :
Một là: Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa hợp lí. Đầu tư nước
ngoài vào Việt Nam chỉ tập trung vào một số địa bàn và những ngành có khả năng thu hút vốn nhanh,ít rủi ro và có cơ sở hạ tầng khá. Cụ thể:
- 58% tập trung vào Đông Nam Bộ,thấp nhất vẫn là khu vực miền trung,bên cạnh đó kể cả khu vực miền bắc thì các vùng sâu vùng xa cũng không được đầu tư cao.
- Hơn 10 năm qua,có 189 dự án đầu tư vào khách sạn,nhà hàng với tổng vốn gần 4 tỉ USD,dự án vào công nghiệp là 11,5 tỉ USD,nhưng đầu tư vào nông nghiệp
thì quá thấp.
Hai là: Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đều,một số dự án còn bị thua lỗ.
Nguyên nhân thua lỗ ở đây bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản có định quá lớn do định giá máy móc thiết bị nước ngoài được nhập vào để liên doanh so với giá thực tế. Bên cạnh đó,còn có các nhà đầu tư lợi dụng quan hệ hợp tác đầu tư và sở hở trong chính sách,kiểm soát buôn lậu đã trốn thuế,gây thiệt hại trong tăng trưởng kinh tế. Một số doanh nghiệp ĐTNN có biểu hiện áp dụng các thủ thuật chuyển giá tinh vi như nâng khống giá trị góp vốn (bằng máy móc, thiết bị, bản quyền...), giá trị mua bán nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ, phí quản lý, tiền bản quyền, chi phí bảo lãnh, cho vay, trả lương, đào tạo, quảng cáo, nhà thầu, chuyển nhượng vốn . tạo nên tình trạng lỗ giả, lãi thật, gây thất thu ngân sách, làm cho đa số bên Việt Nam phải rút khỏi liên doanh, doanh nghiệp trở thành 100% vốn nước ngoài.
Ba là: Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các
doanh nghiệp nội địa về lao động,kĩ thuật,thị trường và xuất khẩu. Ví dụ như với mức lương cao hon,lao động sẽ đổ về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đông,mua chuộc hoặc phản ứng với các cán bộ công đoàn,do giá lao động rẻ nên các nhà đầu tư đã tăng cường độ lao động.
Bốn là: Mô hình khu công nghiệp,khu chế xuất tuy có nhiều ưu điểm,nhưng
ở Việt Nam cũng xuất hiện những hạn chế trong mô hình này. Trước hết là xu hướng phát triển tràn lan không theo quy hoạch,chạy theo số lượng mà chưa tính đến yếu tố hiệu quả. Có dự án đầu tư nhưng không có đủ diện tích cho thuê, xây dựng công xưởng...
Năm là: Công nghệ và thiết bị lạc hậu đã bị thải đến 20%. Đối với các nước
đi đầu tư thì công nghệ đem đi chuyển giao đã đến thời kì suy thoái của vòng đời một công nghệ,mặc dù là mới mẻ với nước ta với những công nghệ nhưng chắc chắn các công nghệ đó sẽ nhanh lạc hậu hơn. Chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang - giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ. Không ít trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng sơ hở của luật pháp, yếu kém trong quản lý nhà nước để nhập khẩu vào Việt Nam máy móc, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, khai tăng giá trị nhập khẩu và giá trị chuyển giao công nghệ.
Cuối cùng: Quy định về môi trường của Việt Nam áp dụng chuẩn của các
nước phát triển, song việc thẩm định chỉ mang tính hình thức, tập trung nhiều vào khâu tiền kiểm, dẫn đến nhiều dự án khi triển khai đã vi phạm nghiêm trọng quy định về môi trường, gây tác động lâu dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực. Không ít dự án nhập khẩu máy móc, thiết bị lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường không được phát hiện kịp thời. Có chiều hướng dịch chuyển dòng ĐTNN tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường, vào Việt Nam nhưng nhiều địa phương không có cơ chế kiểm soát về môi trường. Một số dự án chiếm giữ đất lớn nhưng không triển khai gây lãng phí tài nguyên. Và nguyên nhân ở đây là chúng ta thiếu thông tin về các loại công nghệ,trình độ còn thấp,trình độ quản lí và kiểm soát còn yếu,các chính sách về chuyển giao công nghệ cần hoàn thiện hơn.
2.3.2.3 Hạn chế, nguyên nhân trong thực trạng chính sách quản lí dự trữ ngoại
hối
* Hạn chế:
Tuy dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục phục hồi kể từ năm 2016 và tăng mạnh vào năm 2017, hiện đã đạt gần 60 tỷ USD , là mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay, nhưng nếu quy con số dự trữ ngoại hối trên tương đương với số tháng nhập khẩu (tính theo kim ngạch) của Việt Nam thì thực tế cho thấy con số này còn rất thấp, chúng ta vẫn còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể tạm thời bằng lòng với thành quả này.
* Nguyên nhân:
Dự trữ ngoại hối tuy tăng mạnh trong giai đoạn này nhưng do kim nghạch nhập khẩu của Việt Nam rất lớn nên khó tránh khỏi tỷ số dự trữ ngoại hối tính theo số tháng NK thấp hơn so với các nước trong khu vực, mặc dù NHNN đã nỗ lực mua ngoại tệ nhằm tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia. Có thể thấy năng lực và công nghệ sản xuất của phần lớn các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, hầu hết công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp, trong khi nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp nước ngoài. Đến nay, các doanh nghiệp nội địa mới chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Tính đến đầu năm 2016, cả nước mới chỉ có gần 1.4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và so với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, tức là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%.
Quan trong hơn, sự yếu kém về nội lực nên hầu hết các nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo đều phải nhập khẩu, do đó sản phẩm cuối cùng không tạo ra giá trị gia tăng cao. Dẫn chứng rõ nhất là ngành dệt may, năm 2015 kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 27,3 tỷ USD, đóng góp khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Dù vậy, lượng nguyên phụ liệu phải nhập đã đạt con số 13,4 tỷ USD, dẫn đến giá trị gia tăng thấp.
2.3.2.4 Hạn chế, nguyên nhân trong thực trạng chính sách quản lí tỷ giá ngoại hối
* Hạn chế:
Việc chuyển cơ chế công bố điều chỉnh tỷ giá từng năm bằng việc công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày và đuợc điều chỉnh theo 2 chiều lên/xuống mỗi ngày làm cho thị truờng khó biết truớc đuợc tỷ giá biến động trong năm. Tuy nhiên, để làm đuợc điều này, ngân hàng nhà nuớc sẽ phải:
Thứ nhất: Khống chế đuợc kỳ vọng tăng tỷ giá của thị truờng. Công việc
này nằm ngoài khả năng kiểm soát của ngân hàng nhà nuớc do phụ thuộc lớn vào chính sách tiền tệ của các nuớc trên thế giới. Cụ thể : trong năm 2016, Fed có thể tiếp tục tăng lãi suất và theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt khi thuơng mại toàn cầu đang ấm dần; Trung Quốc cũng có sẽ điều chỉnh tỷ giá ở mức hợp lý một mặt nhằm hỗ trợ xuất khẩu để duy trì tốc độ tăng truởng kinh tế, mặt khác nhằm hạn chế dòng vốn đảo chiều rút ra khỏi nuớc này.
Thứ hai: Tạo đủ sức hấp dẫn đối với đồng VND. Nội dung này đã đuợc cụ
thể
hóa bằng việc giảm lãi suất tiền gửi USD xuống còn 0%. Tuy nhiên, nhu hai mặt của một đồng xu, việc triệt tiêu lãi suất tiền gửi ngoại tệ buộc ngân hàng nhà nuớc phải duy trì lãi suất VND ở mức cao để nâng vị thế đồng tiền này. Đồng nghĩa với việc ngân hàng nhà nuớc sẽ khó điều hành giảm lãi suất VND xuống mức thấp hơn.
Thứ ba: Tạo đủ nguồn cung ngoại tệ ngắn hạn và dài hạn để doanh nghiệp có
thể mua, bán dễ dàng khi có nhu cầu. Đồng thời ngân hàng nhà nuớc sẽ phải thiết lập thị truờng phái sinh tỷ giá để doanh nghiệp tìm đến bảo hiểm tỷ giá cho mình.
* Nguyên nhân :
Chính sách tỷ giá trung tâm đuợc áp dụng từ đầu năm 2016, thay đổi theo cung cầu thị truờng đạt đuợc nhiều kết quả đáng mừng song vẫn có những hạn chế nhất định kể trên. Điều này là do phản ánh tác động mạnh của tâm lý duới ảnh huởng của cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái cũ, tâm lí găm giữ ngoại tệ của một số bộ phận dân cu và tác động từ bên ngoài, đặc biệt là việc phá giá đồng nhân dân tệ. Điều này cho thấy cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái mới cần phải khắc phục đuợc tình