Những hạn chế tồn tại

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP bắc á chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 053 (Trang 51 - 68)

6. Kết cấu của khóa luận

2.3.2.Những hạn chế tồn tại

- Nợ xấu của các DN N&V tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng cũng giống như nợ quá hạn đối với các DN này đó là lại có xu hướng tăng về giá trị tuyệt

đối. Như vậy, công tác thu hồi nợ xấu chưa thực sự được chú trọng và chưa thu được

kết quả như mong đợi.

- Tuy tỷ lệ nợ quá hạn đối với DN N&V tại BACABANK Hà Nội không nhiều nhưng lại có xu hướng tăng lên về giá trị tuyệt đối.

- Cơ cấu dư nợ đối với DN N&V chưa đạt ở mức hợp lý để tạo ra hiệu quả cao trong sử dụng vốn. Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ trung, dài hạn còn chiếm tỷ trọng

thấp. Với tỷ lệ vay trung dài hạn thấp cho thấy, công tác tìm kiếm và thẩm định

các dự

án đầu tư trung, dài hạn của loại hình DN này chưa được quan tâm đúng mức.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1. Các nhân tố chủ quan.

- Cơ chế tín dụng của BACABANKHà Nội còn hạn chế:

Quá coi trọng tài sản bảo đảm: Cũng như các ngân hàng thương mại cổ phần khác, BACABANK Hà Nội quá coi trọng tài sản bảo đảm, xem tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết, công cụ duy nhất đảm bảo cho việc thu hồi nợ, mà chưa thực sự chú trọng nhiều tới năng lực tài chính và hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh. Ở

vay, trong khi các dự án này cần vốn rất lớn nên nếu không dung tài sản hình thành trong tương lai thì không thể đủ tài sản để đảm bảo.

Quy trình nghiệp vụ tín dụng vẫn phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng: Thực tế hiện nay, để thực hiện một món vay thì một cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ thẩm định là khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng là thu nợ. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích khách hàng, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các tài liệu do khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của khách hàng, kiểm tra, phân tích về tài sản bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản này khi cần thiết. Toàn bộ ý kiến về vay hay từ chối cho vay của cán bộ tín dụng sẽ được trình bày trong tờ trình tín dụng trình lên cấp lãnh đạo. Nếu khoản vay được duyệt, cũng chính cán bộ tín dụng đó sẽ tiến hành các thủ tục về công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, tiến hành giải ngân cho khách hàng. Sau khi giải ngân, hồ sơ khách hàng cũng do chính cán bộ tín dụng đó phụ trách, có trách nhiệm giám sát khoản vay, thu lãi và gốc khi đến hạn cũng như xử lý các tình huống khác phát sinh cho đến khi khách hàng hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Với quy trình như trên thì trách nhiệm của cán bộ tín dụng là rất lớn và họ sẽ không thể tránh được mọi khiếm khuyết. Đó là chưa kể đến trường hợp xảy ra rủi ro từ đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng đó. Điều này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng lớn tới hiệu quả tín dụng của Ngân hàng.

- Chất lượng thẩm định còn hạn chế, công tác kiểm tra trong và sau khi giải ngân còn thiếu chặt chẽ, chưa chấp hành đầy đủ quy trình thủ tục.

Trong quy trình cho vay có quy định rất rõ ràng về công tác kiểm tra trước, trong và sau khi giải ngân. Kiểm tra trước khi cho vay chính là công tác thẩm định khoản vay để đưa ra quyết định khoản vay có được ngân hàng chấp thuận cho vay hay không. Kiểm tra trong, sau khi cho vay là việc giám sát giải ngân vốn vay và định kỳ kiểm tra khách hàng sau khi giải ngân. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều công đoạn trong qui trình cho vay chưa được quan tâm chặt chẽ, cũng như phân tích báo cáo tài chính của khách hàng, thẩm định dự án, đánh giá giá trị tài sản bảo đảm trước khi cho vay thiếu những căn cứ khoa học, dựa vào kinh nghiệm chủ quan của cán bộ tín dụng là chủ yếu dẫn tới chất lượng thẩm định thấp.

Về công tác kiểm tra của cán bộ tín dụng chưa chặt chẽ, đôi khi còn mang tính hình thức, không thường xuyên nên khó có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích cũng như đưa ra quyết định thu nợ trước hạn. Kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm giúp cho BACABANK Hà Nội thấy được giá trị hiện tại của tài sản đó có thể đưa ra những cách thức xử lý cho phù hợp khi giá trị

tài sản thay đổi. Có trường hợp BACABANK Hà Nội đã bỏ qua hay lơ là kiểm tài sản bảo đảm, nên khi giá trị tài sản giảm, thất thoát, đồng thời DN vay vốn gặp khó khăn trong kinh doanh, Ngân hàng đã mất rất nhiều thời gian và chi phí để thu hồi vốn. Việc lưu giữ hồ sơ trong cho vay đôi khi còn có tình trạng thiếu: hợp đồng kinh tế, hóa đơn bổ sung, biên bản kiểm tra xử lý nợ vay... Khi khách hàng không trả được nợ ngân hàng gửi hồ sơ sang cơ quan pháp luật khởi kiện có thể sẽ gặp khó khăn. Do đó, xử lý dư nợ tín dụng theo nguyên tắc cho vay có hoàn trả cả gốc và lãi cùng các chi phí phát sinh sẽ không được thực hiện, tất yếu dẫn đến hiệu quả tín dụng thấp.

- Năng lực chuyên môn và ý thức của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế:

Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành bại trong kinh doanh của các tổ chức đó là con người. Chất lượng của yếu tố này thể hiện ở lực lượng lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm sáng tạo, xử lý công việc nhanh nhạy và trung thực. Cán bộ tín dụng tại BACABANK Hà Nội có 100% trình độ đại học và sau đại học. Đội ngũ nhân viên trẻ thường có ưu điểm là tiếp thu nhanh nhạy cái mới, năng động, nhiệt tình trong công việc, tuy nhiên lại mắc một nhược điềm lớn là chưa có kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Vì mỗi một khoản vay đều do một cán bộ tín dụng phụ trách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng nên có nhiều vấn đề có thể nảy sinh mà cán bộ tín dụng không thể lường trước để xử lý tốt được. Những lỗi phát sinh của cán bộ tín dụng thường là việc đánh giá không chính xác khách hàng, công tác thẩm định sơ sài, qua loa dẫn đến sai lầm khi quyết định cho vay. Bên cạnh đó, khi phát sinh khoản nợ có vấn đề thì đôi khi chính cán bộ tín dụng cũng không tìm ra được hướng giải quyết nhanh và hiệu quả nhất. Điều này một phần do trình độ, nhưng chủ yếu vẫn là do thiếu kinh nghiệm.

- Tình trạng thiếu thông tin:

Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần thu thập đối với mỗi khoản vay bao gồm thông tin từ phía khách hàng và những thông tin mà Ngân hàng thu thập được. Thông tin từ khách hàng mang tính chủ quan nên cán bộ tín dụng Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giải rủi ro tín dụng tới mức thấp nhất, NHNN đã thành lập trung tâm thông tin tín dụng để cung cấp thông tin về khách hàng vay vốn tại các Ngân hàng. Những thông tin trên bao gồm thông tin về tình hình dư nợ hiện tại tại ngân hàng, lịch sử quan hệ tín dụng, tình trạng nợ, tình hình tài chính, tài sản bảo đảm và mới đây nhất là dịch vụ đánh giá tín nhiệm DN. Tuy nhiên, những thông tin trên chưa đủ và chưa hoàn toàn chính xác để có thể đưa ra quyết định trong quá trình duyệt món vay. Thông tin mà trung tâm thông tin tín dụng đưa ra đôi khi chưa cập nhật đầy đủ đến thời điểm hỏi tin dẫn đến thông tin không chính xác. Mặt khác, đó chủ yếu là những thông tin mang tính chất tĩnh, chưa có sự đánh giá mang tính chất động về mọi hoạt động của DN. Các

nguồn thông tin khác như Internet, từ đối thủ cạnh tranh, từ đối tác.. .cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không hoàn toàn tin cậy.

2.3.3.2. Các nhân tố khách quan

* Từ phía các DN N&V - Các DNN&Vhạn chế về vốn:

Nước ta là một nước đang phát triển nên nhu cầu về vốn để phát triển nền kinh tế là rất lớn, các DN đặc biệt là DN N&V rất cần vốn để phát triển, tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án đầu tư. Nhưng hầu hết các DN N&V đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của DN cũng như năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, vốn tài trợ cho các dự án phần lớn là vốn vay ngân hàng. Nếu ngân hàng đặt lợi ích của toàn xã hôi lên trên lợi ích của ngành sẽ phải đáp ứng vốn tín dụng quá khả năng nội tại của DN nên sẽ làm mất bản chất vốn có của vốn tín dụng là vốn bổ sung. Trong một chừng mực nhất định, ngân hàng sẽ phải hạ thấp điều kiện vay vốn, khi đó vốn vay chiếm tỷ lệ cao sẽ đặt ngân hàng vào thế không an toàn. Vì một khoản vay có được hoàn trả hay không phụ thuộc vào khả năng hoạt động kinh doanh của DN, khi DN gặp rủi ro sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng, tình hình xấu hơn nếu DN bị phá sản thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn. Với khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các DN có tình trạng phổ biến là chiếm dụng vốn lẫn nhau, dễ phát sinh rủi ro dây truyền giữa các DN.

- Số liệu tài chính của DN không trung thực.

Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các DN vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực nhằm làm đẹp số liệu phân tích. Chế độ kế toán đã được ban hành nhưng phần lớn các DN thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ cho DN phát triển sản xuất đồng thời đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng.

- Năng lực quản lý và điều hành của DN N&V còn yếu kém:

Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều cơ hội kinh doanh cũng như có rất nhiều rủi ro, môi trường kinh doanh luôn đầy tính cạnh tranh. Điều này đòi hỏi các DN phải có năng lực quản lý tốt nhưng đây lại là một hạn chế lớn của các DN N&V. Phần lớn trong các DN này, trình độ cán bộ quản lý còn chưa cao, hạn chế trong tiếp cận với những kiến thức, phong cách quản lý hiện đại, khả năng quản lý cả về kỹ thuật kinh doanh còn kém, thiếu đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao. Chính điều này

làm cho năng lực kinh doanh của DN ảnh hưởng nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới khả năng sử dụng vốn vay và trả nợ ngân hàng.

- Cơ sở vật chất chưa tốt và trình độ công nghệ của các DNN&V còn lạc hậu:

Do vốn ít và hoạt động với quy mô không lớn nên hầu hết các DN N&V đều có cơ sở vật chất chưa đạt mức yêu cầu, như trụ sở, trang thiết bị văn phòng,... Phần lớn các DN sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới 2 - 3 thế hệ. Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm cho DN khó khăn trong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế trong việc cạnh tranh.

* Các nguyên nhân khác

- Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân hàng:

Hiện nay, nước ta có nhiều loại hình ngân hàng cùng hoạt động: Ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam... và các NH này ngày càng đua nhau phát triển nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Các NHTM lớn (như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Công thương,.) có nhiều ưu thế, có mạng lưới khách hàng rộng khắp, có uy tín trên thị trường và chiếm được lòng tin của đông đảo khách hàng. Các NH nước ngoài thì có ưu thế hơn hẳn về trình độ quản lý cũng như quy mô về vốn và uy tín trên thị trường thế giới. Chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của các NHTM cổ phần, những NH thường có quy mô vốn nhỏ hơn, ít kinh nghiệm hơn, ít uy tín hơn.

- Môi trường pháp lý

Nhân tố luật pháp có vị trí hết sức quan trọng liên quan đến việc bảo vệ hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung và BACABANK Hà Nội nói riêng. Luật pháp ở nước ta còn khá nhiều vấn đề đặt ra và cần giải quyết. Trong thời gian gần đây, công tác ban hành các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu đồng bộ và chồng chéo văn bản pháp lý. Các bộ ngành còn chậm chạp trong việc phối hợp đồng bộ trong việc hướng dẫn thi hành các Luật và Nghị định, dẫn đến các các văn bản này nhiều khi chỉ có hiệu lực trên giấy tờ.

Hiện nay, hầu hết các thông tin tín dụng do trung tâm thông tin tín dụng CIC cung cấp song thông tin thiếu cập nhật, ít được ngân hàng sử dụng. Vì tin tức thiếu sự cập nhật, giữa các tổ chức tín dụng chưa tuân thủ đúng quy định về cung cấp thông tin, xác nhận dư nợ, thiếu tinh thần hợp tác với nhau đã làm cho các thông tin về khách

hàng không chính xác, nếu bị lợi dụng thì rất nguy hiểm. Gây nên những hậu quả trong hoạt động tín dụng.

Ve pháp lệnh chế độ kế toán thống kê chưa có đủ hiệu lực bắt buộc các DN thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác, kịp thời. Vì vậy đa số các DN đều chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong pháp lệnh kế toán và thống kê do Bộ Tài chính ban hành. Do vậy, các số liệu và tình hình tài chính DN cung cấp cho BACABANK Hà Nội chưa đảm bảo đủ độ tin cậy về sự chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đã làm cho việc tính toán trong công tác tín dụng đối với khách hàng thiếu chính xác gây ra những rủi ro không đáng có.

Về chính sách thuế vẫn chưa thực sự khuyến khích DN N&V phát triển, chính sách thuế điều chỉnh chưa linh hoạt trong từng hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp còn khá cao, việc hoàn thuế còn chậm, thủ tục phức tạp, khó thực hiện.

Về chính sách tài chính: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới sự phát triển bền vững của DN N&V, các DN này khó tiếp cận nguồn vốn ODA, với các nguồn vốn ưu đãi trong nước, nếu tiếp cận được thì thủ tục rườm rà, thời gian giải quyết lâu và cách giải quyết vẫn mang dáng dấp của việc “xin, cho”.

Như vậy, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của BACABANK Hà Nội, hiệu quả tín dụng đối với DN N&V của ngân hàng trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định góp phần vào sự phát triển chung của hệ thống BACABANK. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hiệu quả tín dụng đối với DN N&V cũng còn một số hạn chế. Vì vậy cần phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DN N&V tại BACABANK Hà Nội trong thời gian

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTMCP bắc á chi nhánh hà nội thực trạng và giải pháp khoá luận tốt nghiệp 053 (Trang 51 - 68)