Ước lượng mô hình

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam giai đoạn 2008 2018 khoá luận tốt nghiệp 021 (Trang 29 - 30)

4. Kết cấu của nghiên cứu

2.3.1. Ước lượng mô hình

a) Mô hình Pooled OLS: là “mô hình không kiểm soát được từng đặc điểm riêng của từng ngân hàng trong nghiên cứu”. Theo Gujarati & Porter (2009) giả định các biến độc lập phải không phụ thuộc vào các giá trị quá khứ, hiện tại và tương lai của sai số ngẫu nhiên. Trong mô hình có dạng phương trình như sau:

Yit = βll + β*Xit + Uit

Trong đó: β0: hệ số chặn chung cho tất cả các ngân hàng β: hệ số góc đối với biến độc lập X

Uit: phần dư

Điểm yếu nhất của Pooled OLS là mô hình này không nói cho chúng ta biết phản ứng của các nhân tố có thay đổi giữa các ngân hàng và thay đổi theo thời gian hay không. Xử lý vấn đề này bằng cách gộp các đặc điểm riêng của từng ngân hàng vào sai số ngẫu nhiên và nó là yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian. Sai số ngẫu nhiên có thể tương quan với bất kỳ biến độc lập nào ở 1 mức độ nào đó và điều này có thể làm cho các ước lượng thu được là chệch và không vững.

b) Mô hình FEM (Fixed Effects Model): “được phát triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm kiểm soát được từng đặc điểm khác nhau giữa các ngân hàng và có sự tương quan giữa phần dư của mô hình và các biến độc lập”. Ta có mô hình hồi quy tổng thể dạng như sau:

Yit = βi + β*Xit + Uit Trong đó: βi: hệ số chặn cho từng ngân hàng

β: hệ số góc đối với biến độc lập X Uit: phần dư

Mô hình đã thêm chỉ số “i” vào cho hệ số chặn để phân biệt hệ số chặn của từng ngân hàng khác nhau là có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng ngân hàng hoặc có thể do từng ngân hàng có các chính sách quản lý, điều hành của riêng mình.

c) Mô hình REM (Ramdom Effects Model): “phát triển từ mô hình Pooled OLS khi có thêm kiểm soát được từng đặc điểm khác nhau giữa các ngân hàng nhưng không có sự tương quan giữa các phần dư của mô hình và các biến độc lập”. Ý tưởng cơ bản của mô hình REM cũng bắt đầu từ mô hình:

Yit = βi + β*Xit + Uit

Trong mô hình FEM thì βi là cố định cho từng ngân hàng thì trong mô hình REM chúng ta coi hệ số chặn này là 1 biến ngẫu nhiên gồm 2 bộ phận với tung độ gốc β1 tiêu biểu cho giá trị trung bình của tất cả các tung độ gốc và sai số ngẫu nhiên ɛi tiêu biểu cho sự sai lệch (ngẫu nhiên) của từng tung độ gốc so với giá trị trung bình này.

Như vậy, phương trình trên trở thành: Yit = β1 + β*Xit + wit Trong đó: wit = ɛi + uit

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NH thương mại việt nam giai đoạn 2008 2018 khoá luận tốt nghiệp 021 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w