4. Kết cấu của nghiên cứu
3.4.6. Kiểm định Hausman
Ta thấy 2 mô hình REM, FEM đều giải thích được sự thay đổi của khả năng sinh lời, ta chạy kiểm định hausman test để xem mô hình nào có thể biểu hiện được sự ảnh hưởng đến khả năng sinh lời một cách chính xác nhất.
H0: không có sự tương quan giữa sai số ngẫu nhiên và các biến giải thích H1: có tương quan giữa sai số ngẫu nhiên và các biến giải thích
Bảng 3.9: Kết quả chạy kiểm định hausman test
hanaɪɪaɪɪ fe re
R-sq:
Obs per group:
within = = ũ.3783 min = 11 between = = 0.3336 avg = 11.0 overall = = ũ.3236 max = 11 FtS,254) = 25.83 C C r r(u_i, Xb) = -α.4304 Ercb > F — O .0000 RO E Caez . Std. Ξr r . t p> I t I [35⅝ Ccnz Interval] SIZE 4.557533 . 6112033 7.4 6 O .ααα 3.35332 5.761266 D A - .1634023 .0314303 -5.20 O .aaa - .2253007 - .1015033 L A .1288386 .0386375 3.3 3 0.001 . 0526238 .2050473 LI2 .151731 . 0456735 3.3 2 0.001 .0617841 .241678 CPI .2523337 . 0606644 4.1 6 O .aaa .1323303 .371863 LG R . 2170686 .0381571 5.6 3 O .aaa . 141324 .2322132
b = consistent under Hc and Ha√ obtained frɔɪɪɪ Jitreg B = inconsistent under Har ezzicieπt under Ho,’ obtained frɔɪɪɪ Jitreg
lest: Ho: difference in Caezzicients not systematic chi2(8) = (b-B)'[(Vb-VB)^(-1)](b-B)
= lfl.T7 Prob-ChiD = 0.0161 (V_b-V_B is not positive definite)
(Nguồn: Kết quả chạy STATA)
Ket quả cho ta thấy p-value = 1,61% nhỏ hơn 5% nên ta bác bỏ Ho, chấp nhận H1. Mô hình nhân tố ảnh hưởng cố định FEM thích hợp nghiên cứu hơn mô hình nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên REM.
Ta lựa chọn mô hình FEM làm mô hình nghiên cứu, tác giả loại bỏ hai biến CAP và GDP ra khỏi mô hình vì hai biến này có p-value lớn hơn 5% (không có ý nghĩa). Đồng thời, giữ lại sáu biến còn lại và tiến hành ước lại mô hình.
Bảng 3.10: Kết quả ước lượng mô hình FEM sau khi đã loại bỏ các biến thừa
sigma_u 4.184017
sigma_e 3.3533331
rhc .5275701 : Zraction CZ va r i anee due tc u_i)
F test that all u_i=ũ: F(25 254) = 8 36 Ercb > F = O.OOOO
___________________Tên biến___________________ Chiều hướng tác động ____________________________Nhân tố nội bộ____________________________
Quy mô ngân hàng (SIZE)_______________________ ___________+___________ Quy mô VCSH (CAP)__________________________ ______Chưa rõ ràng______
Quy mô tiền gửi (DA)__________________________ -
Quy mô cho vay (LA)___________________________ ___________+___________ Khả năng thanh khoản (LIQ)_____________________ ___________+___________
____________________________Nhân tố vĩ mô____________________________
Với mô hình hồi quy có mức ý nghĩa 5%, ta có phương trình sau:
ROE = -80,138 + 4,558*SIZE - 0,163*DA + 0,129*LA + 0,152*LIQ + 0,252*CPI + 0,217*LGR
3.5. Thảo luận
3.5.1. Thảo luận kết quả từ mô hình FEM
Theo kết quả thu được từ mô hình FEM ở trên trong 8 nhân tố được lựa chọn vào mô hình thì có 6 nhân tố là tác động đến “khả năng sinh lời” của hệ thống NHTM
Lạm phát (CPI)________________________________ ___________+___________
chiều giữa quy mô ngân hàng với “khả năng sinh lời” của NHTM. Khi quy mô ngân hàng tăng 1 đơn vị thì “khả năng sinh lời” tăng 4.557593 đơn vị và Psize =0,00% cho thấy độ tin cậy cao và nhân tố quy mô ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến “khả năng sinh lời”. Điều này là hoàn toàn phù hợp so với kỳ vọng ban đầu cũng như trùng khớp với các mô hình nghiên cứu của Atitya Aljbiri (2013); Kristina Bojare, Inna Romanoa (2017); Hirindu Kawsha, Kushani Panditharathna (2017) và Nguyễn Việt Hùng (2008). Việc các ngân hàng quản lý tốt tài sản sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận, đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Khi quy mô ngân hàng càng lớn tạo điều kiện trang bị được công nghệ hiện đại hơn để có thể đa dạng hóa dịch vụ, phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng hơn.
Thứ hai, quy mô tiền gửi: quy mô tiền gửi của ngân hàng là nguồn chủ yếu cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ số này càng lớn nghĩa là ngân hàng càng có nhiều nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, giúp tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng. Tuy nhiên, nếu hoạt động tín dụng gia tăng dẫn đến việc chất lượng dịch vụ giảm cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của NHTM. Bài nghiên cứu cho thấy mối tương quan ngược chiều giữa quy mô tiền gửi và “khả năng sinh lời”, khi quy mô tiền gửi tăng 1 đơn vị thì “khả năng sinh lời” của ngân hàng giảm 0.1634023 đơn vị. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) và Atiya Aljbiri (2013). Điều này cho thấy các NHTM tại Việt Nam không thể hưởng lợi từ việc tăng tỷ lệ huy động. Thứ nhất, trong khoảng thời gian dài của cuộc khủng hoảng kinh tế các ngân hàng đua nhau vượt rào trần huy động, đã làm méo mó bức tranh lợi nhuận của các ngân hàng. Thứ hai, lãi suất huy động của các ngân hàng hiện nay vẫn chưa được hoàn toàn quyết định, điều này cũng khiến cho các ngân hàng ít được lợi hơn từ lợi thế về quy mô, cũng như danh tiếng của mình. Tại Việt Nam nhóm NHTM có vốn nhà nước (Agribank, Vietcom, Vietin, BIDV) đang nắm trên dưới 50% thị phần tín dụng của toàn hệ thống, cùng với đó tâm lý của khách hàng là chọn những ngân hàng lớn, có uy tín và có vốn nhà nước để gửi tiền
sẽ an toàn hơn. Vậy nên nhóm các ngân hàng này sẽ bị động trong việc nhận tiền gửi của khách hàng, vì khi nhu cầu huy động vốn đã được đáp ứng đủ nhưng khách hàng vẫn đem tiền đến gửi. Điều này làm cho ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí rất lớn cho việc huy động “vốn bị động” này.
Thứ ba, quy mô cho vay: việc ngân hàng quản lý tốt các khoản tiền cho vay sẽ giúp cho “khả năng sinh lời” của ngân hàng được cải thiện đáng kể. Kết quả hồi quy mô hình cũng cho thấy quy mô cho vay khách hàng tăng 1 đơn vị thì “khả năng sinh lời” của ngân hàng cũng tăng 0.1288386 đơn vị. Kết quả này hoàn toàn như kỳ vọng của tác giả, tuy nhiên lại ngược lại với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan âm giữa khả năng sinh lời và tỷ lệ vốn cho vay/tổng tài sản khi hồi quy mô hình Tobit dựa trên số liệu của 32 NHTM tại Việt Nam từ năm 2001 - 2005. Điều này cho ta thấy, hoạt động tín dụng của thời kỳ này gặp khá nhiều vấn đề như cho vay ồ ạt và các ngân hàng quản lý sau vay chưa thật sự tốt dẫn đến tỷ lệ nợ xấu rất cao và các ngân hàng phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, kết quả là đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2011 Chính phủ đã áp dụng Chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông, vì vậy các ngân hàng đã chú trọng hơn trong việc kiểm soát chất lượng và kiểm soát sau của các khoản cấp tín dụng. Cho vay là hoạt động truyền thống, được ví như xương sống của một ngân hàng khi đem tới nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Vì vậy, nếu ngân hàng quản lý tốt các khoản cấp tín dụng và phát triển hoạt động này một cách lành mạnh thì nó sẽ tác động tích cực đến “khả năng sinh lời” của hệ thống NHTM tại Việt Nam.
Thứ tư, khả năng thanh khoản: ngân hàng cần phải có đầy đủ khả năng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay. Một ngân hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản cho thấy ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng, sẽ dần mất đi uy tín trong lòng công chúng, khiến ngân hàng phải miễn cưỡng huy động tiền với lãi suất cao hơn, làm cho lợi nhuận và “khả năng sinh lời” ngày càng giảm. Vì vậy, các ngân hàng muốn tăng “khả năng sinh lời” của mình thì phải đưa ra những chính sách quản lý phù hợp, để đảm bảo được khả năng thanh khoản cho ngân hàng, cũng như không để các tài sản thanh khoản quá dư thừa sẽ làm tốn kém chi phí cho ngân hàng. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy, khả năng
thanh khoản và “khả năng sinh lời” của 26 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2018 có tác động thuận chiều với nhau, khi khả năng thanh khoản tăng 1 đơn vị thì khả năng sinh lời cũng tăng 0.151731 đơn vị. Điều này chứng tỏ, trong giai đoạn 2008-2018 các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã quản lý tương đối tốt các tài sản có tính thanh khoản nên đã góp phần tăng khả năng sinh lời cho ngân hàng.
Thứ năm, lạm phát: bài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động tích cực đến “khả năng sinh lời” của ngân hàng, khi tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị thì “khả năng sinh lời” tăng tương ứng 0.2523997 đơn vị. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài. Trong kết quả nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cũng chỉ ra, dưới ảnh hưởng của lạm phát, mức sinh lời của ngân hàng cũng trở nên tốt hơn, bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các ngân hàng trên 80 quốc gia trong thời gian 7 năm. Cũng theo nghiên cứu của Kristina Bojare, Inna Romanoa (2017) đã nhận định rằng yếu tố lạm phát có mối tương quan tích cực tới “khả năng sinh lời” của ngành ngân hàng tại Latvia. Trong điều kiện lạm phát của nền kinh tế tăng cao, các ngân hàng sẽ có xu hướng gia tăng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, nếu sự điều chỉnh này là kịp thời thì thu nhập ngân hàng sẽ có sự gia tăng nhanh hơn chi phí dẫn tới khả năng sinh lời của ngân hàng sẽ tăng. Như vậy, có thể thấy chừng nào các NHTM còn kiểm soát được lạm phát kịp thời, lạm phát sẽ không phải là yếu tố tiêu cực mà trở thành yếu tố giúp tăng cao “khả năng sinh lời” của các NHTM.
Thứ sáu, “tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống” ngân hàng: tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam quá nóng đã vượt huy động dẫn đến tình trạng khan hiếm về vốn, khó khăn về thanh khoản và đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, đặc biệt là năm 2010-2011, điều này đã đem lại khoản lợi nhuận cao cho các ngân hàng thời kỳ này. Kết quả hồi quy mô hình cũng đã chỉ ra, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng 1 đơn vị thì “khả năng sinh lời” của ngân hàng tăng tương ứng 0.2170686 đơn vị. Tuy nhiên, đây không phải một tín hiệu tốt cho các NHTM, vì sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng quá nóng đó cũng đồng nghĩa với việc nợ xấu gia tăng và Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam để hướng tới sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng.
3.5.2. Hạn chế của mô hình và hướng đi cho các nghiên cứu sau
Trong quá trình làm khóa luận, không thể tránh khỏi những sai sót và mặt hạn chế. Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu là 11 năm từ 2008 - 2018 nhưng dữ liệu của bài nghiên cứu chủ yếu lấy từ BCTC năm của các NHTM nên chất lượng của kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thông tin mà các ngân hàng cung cấp. Mặt khác, do khó khăn và hạn chế của tác giả về mặt kiến thức và thu thập số liệu nên khóa luận chỉ mới dừng lại ở 8 biến độc lập và những biến đó chưa thể đại diện hết cho hầu hết các nhân tố ảnh hưởng đến “khả năng sinh lời” của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo việc bổ sung thêm những biến giải thích khác cũng như nghiên cứu sự tác động qua lại giữa chúng sẽ làm cho nghiên cứu mang tính toàn diện hơn.
3.5.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao “khả năng sinh lòi” của hệ thống NHTM tại Việt Nam
a) Giải pháp tăng quy mô tài sản ngân hàng
Như đã phân tích ở trên, quy mô tài sản càng tăng thì “khả năng sinh lời” của ngân hàng cũng gia tăng. Vì vậy, trong thời gian tới các NHTM cần tiếp tục tận dụng lợi thế này, chú trọng hơn đến chiến lược mở rộng mạng lưới để tạo điều kiện thu hút khách hàng đến giao dịch.
Các ngân hàng nên đầu tư thêm cho việc thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp cả nước. Song song đó, ngân hàng nên phát triển hơn nữa hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng đảm bảo đường truyền luôn thông suốt, không bị tắc nghẽn; triển khai thêm nhiều dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến 24/7; hệ thống bảo mật thông tin cần tiếp tục được nâng cao... vì khách hàng hiện nay có xu hướng không trực tiếp đến quầy để thực hiện giao dịch truyền thống như trước đây.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cần có chiến lược quản trị tài sản một cách hiệu quả, thiết lập một danh mục tài sản tối ưu giữa tài sản sinh lời và không sinh lời, đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả và sinh lời cao. Sự đa dạng hóa trong cơ cấu danh mục tài sản vừa giúp các ngân hàng phân tán rủi ro vừa đảm bảo an toàn hoạt động.
Với nguồn VCSH lớn sẽ giúp các ngân hàng phòng tránh được rủi ro thanh khoản cũng như rủi ro phá sản trong kinh doanh ngân hàng từ đó giúp các ngân hàng ngày càng nâng cao được năng lực cạnh tranh cũng như “khả năng sinh lời”. Vì vậy, tăng VCSH là một nhiệm vụ muôn thuở và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng vốn nên thực hiện theo một lộ trình hợp lý tránh gây ra những hệ lụy đáng tiếc vì áp lực tăng vốn quá nhanh. Một số biện pháp khả thi có thể giúp các ngân hàng tăng vốn là:
- Phát hành cổ phiếu thường trên thị trường, trong điều kiện TTCK Việt Nam đang sôi động trở lại thì cổ phiếu ngành ngân hàng rất có tiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư, tuy nhiên giải pháp phát hành cổ phiếu cũng là một bài toán rất khó. Trước mắt, ngân hàng chỉ nên phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ cổ đông hiện hữu. - Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu, các ngân hàng phải đảm bảo được tính
minh bạch, chính xác của các báo cáo tài chính để các cổ đông có thể nắm bắt được thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng có thể tăng vốn bằng cách bổ sung lợi nhuận giữ lại vào vốn chủ sở hữu hay thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu từ các cổ đông hiện hữu.
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi. Đây là biện pháp đã được một số ngân hàng thực hiện khá thành công, điển hình là trường hợp của Ngân hàng Á Châu (2008), ngân hàng An Bình (2010) và Vietinbank (2014).
- Thực hiện bán cổ phần cho các đối tác chiến lược là các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các nhà đầu tư nước ngoài...
Tùy theo thế mạnh và tình hình cụ thể trong từng thời kỳ, các ngân hàng phải có chiến lược tăng vốn chủ sở hữu một cách hợp lý, tránh tình trạng tăng vốn một cách quá đột ngột. Đồng thời, cũng phải lựa chọn phương thức tăng vốn phù hợp sao cho vừa đảm bảo mục tiêu tăng vốn, vừa đảm bảo lợi ích của cổ đông hiện hữu.
c) Giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản
Ngân hàng có tính thanh khoản cao sẽ đem đến sự tin tưởng cho các khách hàng, giúp ngân hàng có một mạng lưới khách hàng rộng lớn hơn, từ đó tăng “khả năng sinh lời” cho ngân hàng từ kênh truyển thống và phi truyền thống. Để đảm bảo khả năng thanh khoản, ngân hàng có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Ngân hàng phải duy trì được một tỷ lệ tài sản nhất định dưới dạng tài sản có