Phương pháp phân tích bao giữ liệu DEA

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH đầu tư và phát triển việt nam sau sáp nhập khoá luận tốt nghiệp 084 (Trang 28)

Khái niệm : Phư ong pháp phân tích DEA được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đây là một kỹ thuật quy hoạch tuyến tính để đo lường hiệu quả và xếp hạng các DMU (Decision Making Unit). Hiệu quả hoạt động biểu thị của một DMU có thể tối thiểu hóa chi phí, nghĩa là sử dụng ít hon các yếu tố đầu vào để tạo ra cùng một lượng đầu ra hoặc tối đa hóa lợi nhuận, nghĩa là tạo ra nhiều hơn đầu ra với cùng một mức các yếu tố đầu vào. Vì vậy, có hai loại hiệu quả kỹ thuật dựa trên hai khuynh hướng: khuynh hướng đầu vào và khuynh hướng đầu ra. Bài nghiên cứu sử dụng khuynh hướng đầu vào.

Phương pháp DEA xác định độ đo hiệu quả chung hay còn gọi là hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô (SE). Hiệu quả chung TE được xác định từ phương pháp DEA với giả định hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant returns to scale - CRS) , hiệu quả kỹ thuật thuần PE được xác định từ phương

pháp DEA với giả định hiệu quả biến đổi theo quy mô (Variable returns to scale - VRS) , TE ≤ PE. Hiệu quả quy mô SE = TE/PE. Nếu TE = PE thì SE =1, điều này có nghĩa là hiệu quả không bị ảnh hưởng bởi quy mô hoạt động. Trong mô hình DEA -

VRS lại được chia nhỏ thành hiệu quả giảm theo quy mô (Decrease returns to scale - DRS) và hiệu quả tăng theo quy mô (Increase returns to scale - IRS).

Xây dựng mô h ình : Hoạt động kinh doanh của ngân hàng hàm chứa một khối lượng lớn các yếu tố đầu vào và đầu ra. Có rất nhiều quan điểm trong lựa chọn biến đầu vào và đầu ra khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và thực tế chưa có lý thuyết hay định nghĩa hoàn hảo cho việc lựa chọn này. Dựa trên quan điểm coi ngân hàng là một trung gian tài chính thực hiện chu chuyển vốn từ chủ thể thừa vốn sang chủ thể thiếu vốn, bài nghiên cứu lựa chọn các biến đầu vào và đầu ra như sau.

Các biến đầu vào: Biến đầu vào là nguồn lực ban đầu phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các yếu tố đầu vào đó tiêu biểu như nguồn nhân lực, quy mô tiền gửi được lượng hóa trong các khoản chi phí gồm: chi phí tiền lưcrng (w) , chi phí trả lãi và các khoản tư ơng tự (i) , các chi phí khác (c).

Các biến đầu ra: Các biến đầu ra thể hiện thu nhập của ngân hàng tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Các biến đầu ra được sử dụng trong mô hình gồm: thu nhập lãi và các khoản tương tự (Ri) , các khoản thu nhập khác từ hoạt động kinh doanh (Rf).

Việc thu thập số liệu được xây dựng ở 2 thời điểm trước và sau sáp nhập.

Mô hình DEA cho ra kết quả hiệu quả kỹ thuật (TE) , và sự thay đổi năng suất tổng hợp (TFPCH) , nếu hiệu quả tăng sự thay đổi năng suất tổng hợp lớn hơn 1 có nghĩa là việc sáp nhập có sự ảnh hưởng tốt đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, ngược lại, nếu TE suy giảm hoặc TFPCH < 1 thì có nghĩa hoạt động mua bán sáp nhập đang có sự ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

1. 4 . Cá C thưong vụ tiêu b iêu mua b án sáp nhậ p ngân hàng trên thế giới

Hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra từ rất sớm và đặc biệt phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XX - giai đoạn đánh dấu thời kì đỉnh cao trong quá trình tập trung tư bản của nền kinh tế thế giới cùng với sự phát triển với tốc độ chóng mặt của các cường quốc như Mỹ, Đức, Nhật Bản. Trong làn sóng mua bán sáp nhập toàn cầu thì lĩnh vực tài chính - ngân hàng luôn dẫn đầu về số thương vụ cũng như giá trị. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều vụ mua bán sáp nhập ngân hàng tạo ra những tập đoàn tài chính lớn nhất nhì quốc gia và cả thế giới, ảnh hưởng đến thị trường tài chính toàn cầu.

1.4.1 Hoạt động mua lại và sáp nh ập ngân h àng ơ Mỹ

Mỹ là nước diễn ra các vụ đại sáp nhập đầu tiên trên thế giới, bắt đầu từ những năm 1895, đặc biệt lĩnh vực tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng rất lớn. Vào những năm 50 di ễn ra hon 1400 vụ sáp nhập và dao động giảm nhẹ vào những năm 60 và 70. Giai đoạn khủng hoảng ngân hàng xuất hiện năm 1981, vì có quá nhiều nợ xấu ở châu Mỹ La Tinh và khu vực sản xuất dầu mỏ, cho vay bất động sản và tài trợ mua lại sáp nhập nên đây là giai đoạn diễn ra các cuộc sáp nhập ngân hàng lớn nhất thế giới. Trong thập kỉ này đã di ễn ra 3555 vụ sáp nhập, gấp h on 2 lần số thưong vụ của các thập kỉ trước đó. Sang các năm 90, mỗi năm trung bình có gần 400 vụ mua bán sáp nhập, tạo ra các tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn, hoạt động trên phạm vi toàn cầu với sự chuyển hướng kinh doanh từ tập trung cho vay sang dịch vụ.

Điển hình là thưong vụ mua lại ngân hàng Bank America Corp của NationsBank năm 1998, đây được xem là thương vụ lớn nhất trong lịch sử tính đến thời điểm đó với tổng giá trị 64 tỷ USD. Vụ sáp nhập này có nguồn gốc từ thương vụ đổ vỡ của Bank America, do cho quỹ dự phòng D.E.Shaw&Co vay 1,4 tỷ USD để thực hiện một số các nghiệp vụ kinh doanh cho ngân hàng. Song D.E.Shaw&Co đã gặp thua lỗ lớn sau vụ khủng hoảng trái phiếu tại Nga năm 1998 để rồi vào tháng 10 năm đó, Bank merica bị NationsBank mua lại. Sau đó NationsBank đổi tên thành Tập đoàn Bank of America (BoA). Ngân hàng mới có tổng tài sản lên tới 570 tỷ USD, với 4.200 chi nhánh tại 22 bang của nước M . Bo trở thành ngân hàng lớn nhất nước M tính theo vốn hóa thị trường. Sau đó, ngân hàng này thực hiện một loạt các thương vụ mua lại sáp nhập lớn trong đó có các vụ như mua lại US Trust với giá 3,3 tỷ USD, mua ABN Amro khu vực Bắc Mỹ và LaSalle Bank với tổng giá trị 21 tỷ USD đều trong năm 2007, nâng tổng tài sản của BoA lên 1.700 tỷ USD.

Sau cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất xảy ra vào giữa năm 2007 ở M , hoạt động mua bán sáp nhập diễn ra sôi động. Chỉ tính trong vòng 3 năm từ năm 2008- 2010, ở Mỹ đã diễn ra 308 ngân hàng thực hiện hoạt động mua bán sápnhaapj, trong đó có một số thương vụ ngân hàng sau sáp nhập trở thành tập đoàn tài chính đứng đầu thế giới. Có thể kể đến thư ng vụ giữa Bo và Merrill Lynch vào tháng 9 năm 2008. Bo mua lại toàn bộ tập đoàn Merril Lynch với tổng giá trị lên tới 50 tỷ USD, biến BoA thành tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới với 20.000 nhân viên môi giới

chứng khoán trên toàn cầu 2.500 tỷ USD tiền gửi khách hàng, phục vụ hơn 59 triệu khách hàng tại 150 quốc gia.

Cùng với sự phát triển về quy mô, các ngân hàng ở Mỹ cũng tìm cách đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh và nguồn thu. Các ngân hàng đã phát triển các dịch vụ trả phí nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn thu lãi suất. Tuy nhiên, trong một vài năm tới, xu hướng sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ có thể sẽ lạm lắng xuống do hiệu quả kinh tế nhờ quy mô không hiệu quả như trước, đồng thời, các ngân hàng cần có thời gian để hoàn thiện và đồng bộ hóa hệ thống công nghệ thông tin, đào tạo để nâng cao chất lượng và trình độ của nhân viên, đồng thời đẩy mạnh công tác nghiên cứu để tìm ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng mới. Xu hướng mới trước mắt có thể là các ngân hàng lớn của Mỹ sẽ tiếp tục mua các ngân hàng nhỏ và trung bình, mở rộng chi nhánh và thu hút nhiều hơn đối tượng khách hàng cá nhân.

1.4.2. Hoạt động mua lại và sáp nh ập ngân h àng ở Ch âu Âu

Hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ở châu Âu diễn ra mạnh mẽ vào những năm thập niên 90 cùng với sự hình thành và phát triển của liên minh tiền tệ Châu u. Từ năm 1900-2005, giá trị của các thương vụ mua bán sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng ở Châu Âu đạt khối lượng gần 794 tỷ USD. Tỷ trọng mua bán sáp nhập xuyên quốc gia tăng từ khoảng 25% vào đầu năm 1990 đến hơn 40% trong những năm 2004 và 2005. Tổng khối lượng mua bán sáp nhập qua biên giới đạt 203 tỷ USD, trong đó chiếm khoảng 4,1 là các thư ng vụ có liên quan tới mua bán sáp nhập các nước Đông Âu. Hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng xuyên biên giới ở châu Âu phát triển là do:

Thứ nhất, các ngân hàng lớn ở một số vùng đã không thể mở rộng được h n nữa, mức độ tập trung ở các ngân hàng này đã tăng cao, cụ thể ở khu vực Tây u là khoảng 22%, khu vực Hà Lan là 88%;

Thứ hai, Ủy ban châu Âu (EC) đã tập trung vào việc loại bỏ những rào cản trong hoạt động hợp nhất ngân hàng xuyên quốc gia. Các chính sách của EC về dịch vụ tài chính bao gồm những mục tiêu quan trọng trong thời kì này là: hướng tới một thị trường tài chính chung châu u năng động, hội nhập, mở rộng, tích hợp và mang lại tính cạnh tranh, loại bỏ những rào cản kinh tế quan trọng còn lại để cho nguồn vốn có thể lưu thông, dịch vụ tài chính được cung cấp trong toàn EC.

1.4.3. Hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng ở Châu Á

Tại Châu Á, vào giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỉ 20, nền kinh tế bong bóng Nhật Bản bị vỡ do các khoản nợ xấu phát sinh từ các khoản đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư kém hiệu quả. Để khắc phục tình hình yếu kém trên, chính phủ Nhật Bản đã ban hành khung pháp luật có nhiều ưu đãi, thúc đẩy các ngân hang thương mại thực hiện rất nhiều các thương vụ mua bán sáp nhập. Tuy nhiên hiệu quả của hoạt động này không cao do nền kinh tế Nhật Bản đang vào giai đoạn suy thoái. Đến những năm cuối thập niên 90 của thế kỉ 20, các hoạt động mua bán sáp nhập còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn với quy mô lớn hơn nữa do tác động cộng hưởng từ nền kinh tế Nhật Bản yếu kém và cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á. Điển hình là tập đoàn ngân hàng Mitsubishi UFJ đã chính thức đi vào hoạt động vào tháng 10/2005, là kết quả của thương sáp nhập 2 ngân hàng Nhật Bản là Mitsubishi Tokyo và UFJ Holdings.

Mitsubishi UFJ đã trở thành một trong những tập đoàn tài chính mạnh nhất thế giới có số vốn lên tới 1770 tỷ USD với 40 triệu khách hàng. Ngân hàng này có kế hoạch kiếm lợi bằng việc kết hợp mạng lưới chi nhánh nước ngoài của Mitsubishi Tokyo và sức mạnh của UFJ trong việc phục vụ khách hàng cá nhân, đặc biệt là miền Tây Nhật Bản.

Khủng hoảng tài chính khu vực châu Á cũng đã ảnh hưởng tới hệ thống tài chính ngân hàng Đài Loan kể từ cuối năm 1999. Trước tình hình đó, chính quyền Đài Bắc đã thông qua một số đạo luật tại điều kiện thuận lợi cho việc mua bán sáp nhập giữa các ngân hàng và cho ra đời mô hình hoạt động của các Công ty quản lý tài sản. Theo đó, hai thư ng vụ sáp nhập ngân hàng lớn đã được công bố là vụ sáp nhập giữa ngân hang hợp tác Đài Loan và Chinfon Bank, vụ sáp nhập tay ba giữa First commercial Bank, Pan Asia Bank và Dah An commercial Bank. Các thương vụ sáp nhập thường diễn ra giữa một ngân hàng chịu sự quản lý của Nhà nước với các ngân hàng nhỏ yếu kém.

Tại các nước Đông Nam Á, hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng cũng di n ra dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á năm 1997-1998, hệ thống ngân hàng các quốc gia này đã lâm vào tình trạng thua lỗ và đứng trước nguy c ơ phá sản. Giải pháp được đưa ra là các ngân hàng tiến hành mua bán sáp nhập với nhau và với các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, Thái Lan ngân hàng Nakornthon đang

trong tình trạng thua lỗ đã được tập đoàn Singapore UOB mua lại. Hay ở Indonesia, với việc chính phủ đưa ra tiêu chuẩn các ngân hàng phải đạt được về quy mô vốn, chỉ tiêu tài chính, thị trường, năng lực cạnh tranh đã dẫn đến các vụ mua bán sáp nhập ngân hàng quy mô lớn. Các vụ giao dịch trong giai đoạn này đã tạo nên 14 ngân hàng có tầm cỡ chiếm khoảng 80% dự nợ tín dụng của cả nước.

1.4.4 Nh ững bài h ọc kinh ngh iệm ch o Việt Nam

Hoạt động mua bán sáp nhập trên thế giới đã diễn ra từ lâu và đã đạt được những kết quả nhất định. Mỗi thưong vụ mua bán sáp nhập ngân hàng trên thế giới đều có những động c o và cách thức thực hiện nhất định. Hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nằm ngoài luồng suy thoái, Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng ổn định và duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, là một trong những nước có môi trường kinh doanh tốt. Chính vì vậy, trước làn sóng mua bán sáp nhập ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ, chính phủ, các c o quan nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính Việt Nam cần đánh giá và tiếp thu những kinh nghiệm từ hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng trên thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm từ các thưong vụ mua lại và sáp nhập trên thế giới cho ngân hàng thưong mại (NHTM) Việt Nam như sau:

Thứ nhất, khi thực hiện mua bán sáp nhập, các NHTM cần phải chu ý đến khả năng tài chính của các ngân hàng mục tiêu. Từ báo cáo tài chính của ngân hàng mục tiêu, ngân hàng thâu tóm sẽ xây dựng được các chỉ tiêu để định giá như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) , tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) , thu nhập của các sản phẩm dịch vụ hay thu nhập tính theo số lượng khách hàng, thị phần huy động vốn, thị phần cho vay,... Từ đó sẽ đánh giá được quy mô hoạt động, tình trạng nợ, hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, khi thực hiện mua bán sáp nhập, các NHTM cần xác định mức giá mua hợp lý. Việc đánh giá tiềm năng tăng trưởng của ngân hàng sau sáp nhập rất quan trọng để đàm phán giá mua. Hệ thống khách hàng của ngân hàng mục tiêu có thể sẽ không đảm bảo tính ổn định lâu dài, chất lượng đội ngũ nhân sự của ngân hàng có thể sẽ không phù hợp với nhu cầu phát triển. Do đó, khi đánh giá giá trị tương lai của ngân hàng sau sáp nhập phải đảm bảo loại trừ hết các yếu tố rủi ro và có phòng ngừa sự thay đổi do các điều kiện khách quan và chủ quan. Để đảm bảo định giá một cách hợp lý

cho các cổ đông của ngân hàng sáp nhập thì việc hoạch định và lượng hóa hết các yếu tố rủi ro trong điều hành ngân hàng là vô cùng quan trọng. Sử dụng kênh tư vấn của các tổ chức tài chính, môi giới trước khi đưa ra giá thâu tóm là mang tính kinh tế và hiệu quả cao cho các ngân hàng tham gia giao dịch mua bán sáp nhập.

Thứ ba, khi thực hiện mua bán sáp nhập, các NHTM cần có nhưng kế hoạch cụ thể nhằm thống nhất hai tổ chức về vấn đề văn hóa doanh nghiệp, nhân sự. Sau thưong vụ mua bán sáp nhập, ngân hàng mới sẽ tiếp thu văn hóa doanh nghiệp của cả ngân hàng thâu tóm và ngân hàng mục tiêu, điều này đòi hỏi ban điều hành phải có những chính sách phù hợp với tình hình mới để đảm bảo yếu tố hợp tác, đoàn kết và thống

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của NH đầu tư và phát triển việt nam sau sáp nhập khoá luận tốt nghiệp 084 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w