Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh lời của NHTMCP sài gòn hà nội (SHB) khóa luận tốt nghiệp 101 (Trang 36 - 40)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

1.2.2.1. Môi trường vĩ mô

a) Các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng dến khả năng tạo lợi nhuận, khả năng ổn định và phát triển vững mạnh của các ngân hàng thương mại. Bất cứ sự biến động nào của lạm phát, tăng trưởng kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ,... cũng là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các NHTM, thậm chí còn tạo ra khủng hoảng do tác động lây lan của kinh tế thị trường.

Tăng trưởng kinh tế cao hay thấp đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả hệ thống NHTM, đặc biệt là hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế một cách ổn đinh, an toàn chính là điều kiện tốt nhất để hoạt động của ngân hàng có hiệu quả, giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

b) Các nhân tố văn hóa xã hội

Các nhân tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như trình độ dân trí, thói quen sử dụng tiền mặt cùng với đó là sự hiểu biết và niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng. Trong những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo về những lợi ích của việc không sử dụng tiền mặt, cũng như tạo ra rất nhiều ưu đã để khuyến khích người dân, đặc biệt là những người trung tuổi trở lên sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

c) Các nhân tố chính trị, chính sách và pháp luật

Neu hệ thống pháp luật của quốc gia minh bạch, rõ ràng, kịp thời, đồng bộ và hiệu lực sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Từ đó, các NHTM mới phát huy được quyền chủ động, linh hoạt trong hoạt động kinh doanh và yên tâm ràng mình đã thực hiện đúng pháp luật.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật cũng là kim chỉ nam giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả, đưa ra các tiêu chuẩn và giới hạn giúp phòng tránh các rủi ro. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường cũng như hoạt động của các NHTM, hệ thống pháp lý phải định kỳ bổ sung, điều chỉnh một cách kịp thời cho phù hợp với thực tiễn.

1.2.2.2. Môi trường vi mô a) Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trong nền kinh tế thị trường, vì lợi ích của bản thân mìn nên các NHTM phải cạnh tranh với nhau. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt với nhau để chiếm thị trường, khách hàng thông qua việc tăng vố, công nghệ, chính sách sản phẩm dịch vụ, quan tâm chăm sóc khách hàng. Sự cạnh tranh giữ các NHTM sẽ khuyến khích các ngân hàng sử dụng và phân bổ các nguồn lực tài chính có hiệu quả hơn, nâng cao các sản phẩm dịch vụ của mình, từ đó khách hàng sẽ được hưởng lợi.

Ngân hàng nào hoạt động có hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, ngân hàng nào hoạt đông kém hiệu quả sẽ thu hẹp phạm vi hoạt động và dần bị đào thải khỏi thị trường.

b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Khi hội nhập diễn ra, những rào cản về pháp ly nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài và liên doanh được gỡ bỏ. Khi đó, sẽ có nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, khiến sức ép cạnh tranh đối với các NHTM trong nước sẽ tăng lên. Sự cọ sát với các ngân hàng nước ngoài sẽ là động lực để thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.

c) Khách hàng

Hiện nay, quá trình cạnh tranh giữa cách ngân hàng đang ngày càng trở nên phổ biến, dẫn đến việc khách hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi ngân

Ảnh hưởng thuận chiều Ảnh hưởng ngược chiều Quan sát được - Tổng tài sản ngân hàng - Vốn chủ sở hữu - Hoạt động tín dụng - Hoạt động phi tín dụng - Nợ xấu - Chi phí hoạt động Không quan sát được - Năng lực quản lí - Chất lượng sản phẩm dịch vu - Chất lượng nguồn nhân lực - Thương hiệu

- Tăng trưởng kinh tế an toàn, ổn định. - Công nghệ - Trình độ dân trí - Hệ thống pháp luật minh bạch, rõ ràng, kịp thời , đồng bộ - Tính thanh khoản - Đối thủ cạnh tranh hiện tại - Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

hàng, quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Ngân hàng nào cung cấp sản phẩm phù hợp nhất, có các chính sách chăm sóc tốt nhất sẽ được khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Nếu khách hàng không vừa lòng với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, họ sẽ sẵn sàng chọn ngay sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng khác. Như vậy, các NHTM tồn tại nhờ vào viêc cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên thị trường và không có lựa chọn nào khách ngoài việc cạnh tranh để dành khách hàng - những người sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần có những chính sách, giải pháp phù hợp để làm hài lòng khách hàng, giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Ket luận chương 1

Qua các phân tích ở chương 1, khả năng sinh lời của một Ngân hàng Thương mại được phản ánh qua 5 chỉ tiêu là: Tỷ lệ lợi nhuận trên TTS (ROA); tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần (NNIM), tỷ lệ chi phí thu nhập (CIR). Trong đó, khả năng sinh lời của NHTM chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng. Các nhân tố bên trong ngân hàng bao gồm 11 nhân tố là: tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, thu nhập hoạt động, chi phí hoạt động, tính thanh khoản, nợ xấu, năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, thương hiệu, uy tín và công nghiệ của ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng bao gồm các nhân tố vĩ mô (kinh tế, văn hóa xã hội, chính trị, chính sách, phát luật) và các nhân tố vi mô (đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng)

Bảng 1.2: Phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

2017 2018

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB)

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh lời của NHTMCP sài gòn hà nội (SHB) khóa luận tốt nghiệp 101 (Trang 36 - 40)

w