V. Một số loại linh kiện tích cực khác
3. Chỉnh l−u có điều khiển SCR (Silicon Controlled Rectifier)
a. Cấu tạo và ký hiệu
SCR gồm 3 chuyển tiếp và có 3 cực: Anode A; cathode K; cực cửa G.
SCR (chỉnh l−u có điều khiển) còn đ−ợc gọi là thyristor. SCR là một linh kiện điện tử có hai trạng thái hoạt động ổn định.
Trạng thái ngắt OFF, dòng qua là rất nhỏ và SCR có thể xem nh− hở mạch.
Trạng thái bật ON, dòng rất lớn (giới hạn bởi điện trở ngoài), và SCR thực chất là ngắn mạch.
b. Nguyên tắc hoạt động
Hoạt động của SCR đ−ợc mô tả nh− sau:
Một xung dòng điện trên cực cửa G sẽ điều khiển trạng thái bắt đầu dẫn giữa anode và cathode.
Để giữ SCR ở trạng thái dẫn, cần một dòng nhỏ trên anode đ−ợc gọi là dòng “duy trì”.
Ch−ơng III: Linh kiện tích cực
giữa anode và cathode sẽ đ−a SCR vào trạng thái ngắt. Hình bên chỉ ra đặc tuyến dòng/áp cho 1 SCR khi không có tín hiệu trên cực cửa G.
Ta có thể thấy rằng, trong miền phân cực ng−ợc SCR sẽ hoạt động giống nh− một Diode.
Trong miền phân cực thuận (anode d−ơng hơn so với cathode), ban đầu chỉ có một dòng điện nhỏ chảy qua SCR trong trạng thái mở thông. Khi điện áp phân cực thuận tăng lên và đạt đến giá trị “ng−ỡng thủng” VB0 (break-over) thì dòng bắt đầu tăng nhanh, điện áp VAK qua SCR giảm đột ngột xuống một giá trị thấp gọi là điện áp “ng−ỡng thuận” VAK0 . Khi mà SCR dẫn, nó sẽ có mức trở kháng rất nhỏ và điện áp qua nó rất nhỏ (khoảng vài Volt), ít phụ thuộc vào dòng điện.
Tác dụng của cực cửa G là điều khiển điện áp “ng−ỡng đánh thủng” VB0 .
Hình bên chỉ ra điện áp ng−ỡng thủng phụ thuộc vào dòng cực cửa IG.