D) Căn cứ vào sự hình thành và phát triển của các nghĩa, có thể chia ra nghĩa gốc và nghĩa phát sinh.
254. Một số người căn cứ vào nghĩa sở chỉ, coi từ đồng nghĩa là những tên gọ
thái ý nghĩa là như thế nào.
254. Một số người căn cứ vào nghĩa sở chỉ, coi từ đồng nghĩa là những têngọi gọi
khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan. Sự thống nhất trong loạt đồng nghĩa chủ yếu là chức năng gọi tên: hai từ cùng gọi tên một sự vật nhưng tương quan với sự vật đó với những khái niệm khác nhau và chính vì vậy mà qua cách gọi tên bộc lộ ra nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật đó. Quan niệm này có từ rất lâu, gắn liền với việc nghiên cứu các hiện tượng đồng nghĩa trong lĩnh vực danh từ. Tiêu chuẩn này dễ dàng áp dụng cho trường hợp các từ cùng biểu thị một đối tượng cụ thể trong thực tế mà chúng ta có thể tri giác được. Chẳng hạn, để chỉ người đàn bà sinh ra mình, có các từ mẹ, đẻ, u, má, bẩm. Nhưng chúng ta sẽ lúng túng khi gặp những trường hợp các từ biểu thị những khái niệm không cụ thể, không tri giác được, chẳng hạn các loạt từ nhự: nhanh, mau, chóng, sợ, hãi, sợ sệt, sợ hãi, hãi hàng, khiếp,... Mặt khác, tiêu chuẩn này không phân biệt hai diện ngôn ngữ và lời nói. Nghiên cứu ngữ nghĩa ở diện ngôn ngữ và diện lời nói khác nhau rất rõ ràng. Khi phân tích kết cấu ngữ nghĩa của từ với tư cách là yếu tố của hệ thống ngôn ngữ có thể chỉ giới hạn ở mối quan hệ của các ý nghĩa, tức là mối quan hệ của
cái biểu hiện với khái niệm. Những mối quan hệ đó thường xuyên đối với đơn vị này ở nhát cắt đồng đại của ngôn ngữ. Khi phân tích nghĩa của từ ở dạng hiện thực