TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ 1 Vai trò của đoàn kết quốc tế

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 33 - 36)

1. Vai trò của đoàn kết quốc tế

(?) Trình bày quan điểm của HCM về sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại?

a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam

- Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế

- Đại đoàn kết dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế, là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.

- Đoàn kết quốc tế là một nhân tố thường xuyên, quan trọng giúp đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.

b. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giớithực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của thời đại

- Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản

- Mục tiêu của thực hiện đoàn kết quốc tế là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại

2. Lực lượng đoàn kết và hình thức tổ chức

a. Các lực lượng cần đoàn kết

- Theo HCM các lực lượng cần đoàn kết là:

+ Phong trào cộng sản và công nhân thế giới - lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế

+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

- Các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý

+ Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế + Phong trào đấu tranh GPDT

+ Phong trào hòa bình dân chủ thế giới

- Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới: Sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản quốc tế là một đảm bảo vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Điều này được HCM thể hiện trong lời phát biểu của mình tại Đại hội Tua Tháng 12/1920: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã

hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: các đồng chí hãy cứu chúng tôi”. (HCMTT, tập 1, tr 23- 24, NxbCTQG, HN 2002).

- Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: CNĐQ là kẻ thù của nhân loại, chúng có âm mưu chia rẽ dân tộc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc…nhằm làm suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Vì lẽ đó, Người đã kiến nghị Ban phương Đông Quốc tế Cộng sản về những biện pháp nhằm: “ Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên minh Phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong cái cánh của cách mạng vô sản”.

- Đối với các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình dân chủ, tự do và công lý: HCM cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết. Trong quá trình đó, đã gắn cuộc đấu tranh vì độc lập ở VN với mục đích bảo vệ hòa bình, tự do, công lý và bình đẳng để tập hợp và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới, từ đó HCM đã khơi gợi lương tri của loài người tiến bộ, tạo những tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ từ các tổ chức quần chúng, các nhân sĩ trí thức và từng con người trên hành tinh, tích cực đấu tranh vì sự tiến bộ và phát triển của loài người.

b. Hình thức tổ chức

- Đoàn kết trên cơ sở xây dựng mặt trận giữa ba nước Đông Dương; Chăm lo củng cố mối quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; Đoàn kết với các dân tộc ở Châu Á, Châu Phi

- Xây dựng quan hệ với Mặt trận dân chủ, lực lượng Đồng minh, các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Như vậy, trong tư tưởng đại đoàn kết, HCM đã định hướng cho việc hình thành bốn tầng mặt trận:

+ Mặt trận đại đoàn kết dân tộc + Mặt trận đoàn kết Việt- Miên- Lào

+ Mặt trận nhân dân Á- Phi đoàn kết với Việt Nam

+ Mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết với VN chống đế quốc xâm lược.

3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

a. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình

- Đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền CNXH, thực hiện đoàn kết thống nhất trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản.

+ Có lý" là tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ lợi ích chung của cách mạng thế giới. "Có tình" là sự thông cảm, tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần, tình cảm của những người chung lý tưởng.

+ Có lý" và "Có tình" vừa thể hiện nguyên tắc vừa là một nội dung của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh - chủ nghĩa nhân văn cộng sản.

- Đoàn kết với các dân tộc trên thế giới: gương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền bình đẳng giữa các dân tộc

- Đoàn kết với các lực lượng tiến bộ trên thế giới: giương cao ngọn cờ hòa bình trong công lý.

b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực tự cường

- Đề đoàn kết tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, ngoại lực chỉ phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh.

Theo HCM đoàn kết quốc tế là tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế. Để đoàn kết quốc tế tốt phải có nội lực tốt. Nội lực là nhân tố quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực nội sinh. Vì vậy, trong đấu tranh cách mạng, HCM luôn nêu cao khẩu hiệu: “ Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”; “ Muốn người ta giúp cho thì trước hết mình phải tự mình giúp lấy mình đã”; và Người chỉ rõ: “ Một dân tộc không biết tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.( HCMTT, tập 6, tr522, NxbCTQG, HN 2002).

- Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn.

Hồ Chí Minh cho rằng: Muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế. Đảng phải có đường lối độc lập, tự chủ và đúng đắn. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, và kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam là thắng lợi của đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến kháng chiến chống Mĩ thắng lợi với đường lối độc lập, tự chủ giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế.

KẾT LUẬN

- Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh: quan niệm đoàn kết rộng rãi, có nguyên tắc về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế

- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế vào công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay

- Ý nghĩa của việc học tập

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hãy làm rõ ý nghĩa của luận điểm “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết;

Thành công, thành công, đại thành công”. Anh (chị) sẽ vận dụng luận điểm này

trong học tập và cuộc sống ở nhà trường như thế nào ?

2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần phải làm gì ?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc.

2. Hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc đoàn kết quốc tế

HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC CHƯƠNG VI

1. Đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo liên quan nội dung chương VI. 2. Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử và cơ sở pháp lý của Nhà nước Việt Nam DCCH để làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp ở Việt Nam.

Chương VI

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NHÀNƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN

A - Mục tiêu:

Sinh viên đạt:

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w