Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 51 - 55)

của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Để thực hiện chiến lược “trồng người”, cần có nhiều biện pháp, giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất

Nội dung, phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể , mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống XHCN lên hàng đầu. Đức và tài thống nhất với nhau, kết hợp nhận thức và hành động, lời nói và việc làm… Có như vậy mới có thể “ học làm người”

- Con người XHCN có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau: kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp, hình thành những phẩm chất mới: tư tưởng XHCN,

có đạo đức cách mạng, có trí tuệ và bản lĩnh làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha độ lượng. Quan niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

“ Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”

KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là nhà văn hóa kiệt xuất,

Nam mà còn vì những sự đóng góp mới của Người vào lý luận và sự phát triển chung của văn hóa nhân loại

- Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước

- Trong lĩnh vực đạo đức, Hồ Chí Minh đã có những đóng góp rất đặc sắc vào tư tưởng đạo đức macxit. Những đóng góp đó đã nâng Người lên vị trí một nhà đạo đức học lỗi được thế giới thừa nhận

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng:

+ Về lý luận: có nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp GD, ĐT con người Việt Nam. Trên cơ sở quan triệt quan điểm GD đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng XHCN. Đảng ta xác định GD và ĐT là quốc sách hàng đầu.

+ Về thực tiễn: sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.

Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của các dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP, THẢO LUẬN

Quan điểm của Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Ý nghĩa của quan điểm này đối với công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở nước ta hiện nay.

Để xây dựng những chuẩn mực đạo đức mới theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, anh/ chị đề ra phương hướng phấn đấu của bản thân như thế nào ?

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá và lĩnh vực văn hóa giáo dục. Liên hệ việc thực hiện chức năng văn hóa của giáo dục nước ta hiện nay và xác định trách nhiệm của bản thân..

2. Hãy phân tích những chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Liên hệ vào việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên và của bản thân.

3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và tầm quan trọng của chiến lược “trồng người” trong sự nghiệp cách mạng. Liên hệ việc thực hiện chiến lược "trồng người" ở nước ta hiện nay và xác định trách nhiệm của bản thân.

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Nêu và phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh 3. Phân tích cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa.

5. Phân tích luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.

6. Hãy nêu một tấm gương sáng về sự cống hiến cho đất nước, qua đó xác định trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

7. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất tổng quát của CNXH ở Việt Nam

8. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đặc điểm, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.

9. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH vào công cuộc đổi mới hiện nay chúng ta tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng gì? Hãy xác định trách nhiệm của bản thân.

10. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam.

11. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Liên hệ công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh ở nước ta hiện nay. Xác định trách nhiệm của bản thân.

12. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về lực lượng đại đoàn kết dân tộc. 13. Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về những nguyên tắc đoàn kết quốc tế. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại trong điều kiện hiện nay.

14. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân. Liên hệ việc đẩy mạnh cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. xác định trách nhiệm bản thân trong xây dựng Nhà nước trong sạch, hoạt động có hiệu quả.

15. Quan điểm của Hồ Chí Minh về hoạt động quản lý Nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống. Liên hệ thực tiễn và xác định trách nhiệm của bản thân.

16. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ đức, đủ tài. Xác định phương hướng phấn đấu của bản thân trong học tập và tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

17. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá và về văn hóa giáo dục. Liên hệ việc thực hiện chức năng văn hóa của giáo dục nước ta hiện nay và xác định trách nhiệm của bản thân.

18. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức mới. Liên hệ vào việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên và bản thân.

19. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Liên hệ vào việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của sinh viên và bản thân.

20. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và tầm quan trọng của chiến lược “trồng người” trong sự nghiệp cách mạng. Liên hệ việc thực hiện chiến lược "trồng người" ở nước ta hiện nay và xác định trách nhiệm của bản thân.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w