NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HOÁ

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 42 - 43)

ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI A - Mục tiêu:

- Sinh viên đạt:

- Hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới. - Có thái độ tích cực trong việc hình thành những giá trị đúng đắn về văn hoá, đạo đức và con người mới theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quá trình phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân.

- Vận dụng kiến thức bài học phân tích những vấn đề thực tiễn cuộc sống,

đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực về văn hóa, đạo đức.

B - Nội dung trọng tâm

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới

C - Phương pháp

Phương pháp: Sử dụng kết hợp các phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, kể chuyện, liên hệ thực tiễn

D - Phương tiện, thiết bị

1. Phương tiện: giáo trình, giáo án, kế hoạch bài giảng, các tài liệu tham khảo...

2. Tài liệu:

- Giáo trình Tư tưởng HCM

- Những đoạn trích trong HCM toàn tập có liên quan.

- Phạm Văn Đồng. Những nhận thức cơ bản về tư tưởng HCM. NXB CTQG, HN, 1998, (phụ lục 3 HCM về đạo đức)

- Võ Nguyên Giáp. Tư tưởng HCM về con đường cách mạng Việt Nam. NXB CTQG, HN 1997, chương VII: Tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa HCM.

...

E - Nội dung dạy học

I. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂNHOÁ HOÁ

1. Định nghĩa về văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóamới mới

a) Định nghĩa về văn hóa

Tháng 8-1943, khi còn ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hoá: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,

loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá.

Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.

b) Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới

- Cùng với định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn nêu 5 điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:

“1. Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường

2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng

3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội

4. Xây dựng chính trị: dân quyền

5. Xây dựng kinh tế”- HCM toàn tập, t3, tr 431

2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa.

(1). Quan điểm của HCM về văn hóa, nội dung, vị trí, vai trò của VH?

a) Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

- Một là, văn hóa là đời sống tinh thấn của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

Văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, được coi trọng như nhau.

Trong quan hệ với chính trị: Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị mở đường cho văn hóa phát triển.

Trong quan hệ với kinh tế: Kinh tế thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa. Phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng đề có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn tư tưởng hồ chí minh (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w