CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM TẨY RỬA SUKO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH BẮC
2.1.1. Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành
Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành được thành lập năm 2008 tại đường Lạc Long Quân, Cầu Giấy, Hà Nội với sản phẩm phân phối chủ yếu là các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng. Xuất phát từ một xí nghiệp nhỏ, trải qua hơn 10 năm phát triển, bằng sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty đã vươn lên trở thành nhà sản xuất nước tẩy rửa kênh Horeca lớn với thị phần hàng đầu tại Hà Nội và thuộc Top10 các nhà sản xuất lớn các tỉnh phía Bắc.
Về mặt hàng kinh doanh:
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng như: hóa chất, sản phẩm chất tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh. Trong đó sản phẩm tẩy rửa SUKO là mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của Công ty. Ngoài ra còn có các sản phẩm hóa chất rửa chuyên dụng phục vụ giặt là, phục vụ vệ sinh công nghiệp, phục vụ hệ thống bệnh viện, phục vụ hệ thống trường học, phục vụ các bếp ăn, suất ăn công nghiệp, phục vụ nhà hàng, tiệc cưới, khách sạn.
Về thị trường và nhu cầu thị trường:
Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và phân phối sản phẩm tẩy rửa tại khu vực miền Bắc, đặc biệt là khu vực Hà Nội. Công ty có hệ thống phân phối sản phẩm mở rộng và phát triển khắp thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc.
Thị trường miền Bắc là một thị trường lớn với hơn 35 triệu dân. Đây cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, bệnh viện, siêu thị, nhà hàng, tiệc cưới,... thuộc đối tác chủ yếu của Công ty. Người dân ở đây thường có thu nhập cao, nên nhu cầu về chăm sóc sức khỏe gia đình cũng lớn, chính vì thế họ sẽ đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm tẩy rửa sinh hoạt. Đây là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp sản phẩm tẩy rửa cạnh tranh với nhau.
Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển không ngừng thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua các năm. Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 – 2020:
Bảng 2. 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành năm 2018 – 2020
Đơn vị: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Tổng doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Tổng lợi nhuận trước thuế Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Qua bảng 2.1 có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm.
Về doanh thu: Doanh thu của Công ty tăng qua các năm 2018 – 2020, trong đó
năm 2020 đạt doanh thu lớn nhất. Từ năm 2018 đến năm 2019 doanh thu tăng 1100,1 triệu đồng ứng với tỷ lệ 14,7%. Năm 2020 tăng 3713,8 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 43,1% so với năm 2019. Nhìn chung doanh thu tăng nhanh đáng kể nhưng không đồng đều, tăng nhiều nhất giai đoạn 2019 – 2020. Điều này cho thấy Công ty đã có những chính sách kịp thời để tăng doanh thu và giữ thị phần trên thị trường hiện nay.
Về chi phí: Chi phí của Công ty tăng không ngừng qua các năm. Chi phí bán
hàng năm 2018 – 2019 tăng 5,5 triệu đồng ứng với 9,7%, từ năm 2019 - 2020 tăng 32,1 triệu đồng ứng với 51,6%. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2018 -2019 tăng Nhìn chung chi phí bán hàng có tăng qua các năm, tuy nhiên, so với giai đoạn 2018 - 2019 chi phí tăng khá ít, tuy nhiên tăng mạnh từ năm 2019 – 2020. Có sự tăng mạnh này do Công ty đã có những chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực nâng cao năng lực
quản lý của cán bộ cũng như năng suất của công nhân viên, đồng thời đẩy có sự đẩy mạnh việc chạy quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Về lợi nhuận: Trong giai đoạn 2018 – 2019 lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng
205,7 triệu đồng tương ứng 10,1%. Trong giai đoạn từ 2019 – 2020 lợi nhuận trước thuế tăng 849,9 triệu đồng tương ứng 37,9%. Nhìn chung lợi nhuận trước thuế của Công ty tăng liên tục mỗi năm, lợi nhuận trước thuế năm 2020 là lớn nhất trong các năm.
Nhìn chung trong 3 năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn tăng theo hướng tích cực. Đặc biệt giai đoạn 2019 - 2020 doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng đáng kể. Có thể thấy rằng Công ty đã đầu tư hơn về xây dựng đội ngũ kinh doanh giỏi, đẩy mạnh chất lượng dịch vụ ra thị trường. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty còn đang ở mức khá cao và tốn kém. Vì vậy Công ty cần quan tâm và điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh, quản lý trong từng thời kỳ phù hợp với sự thay đồi thị trường mà vẫn có thể đáp ứng mục tiêu doanh thu, lợi nhuận đã đạt ra.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa
SUKO của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành trên thị trường miền Bắc
2.1.2.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp - Giá thành sản phẩm
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu tác động rất lớn của nhân tố giá cả sản phẩm, vì vậy có thể nói nhân tố giá cả luôn là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển thương mại.
Với Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành, để giữ mối quan hệ lâu dài với các bếp ăn công nghiệp, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn cũng như hệ thống đại lý phân phối, Công ty xác định xác định cho mình chính sách định giá theo phương thức định giá cạnh tranh, Công ty không để giá sản phẩm của mình ở mức quá thấp hay quá cao so với các công ty khác kinh doanh cùng loại sản phẩm. Công ty luôn có sự khảo sát về giá ở các đối thủ cạnh tranh để có thể có được mức giá ưu đãi nhất dành cho khách hàng của mình. Ngoài ra Công ty còn giảm giá đối với khách hàng thanh toán ngay, điều chỉnh giá theo số lượng mua, tùy thuộc vào số lượng mua mà khách hàng được hưởng những chiết khấu khác nhau.
- Chất lượng sản phẩm:
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí hàng đầu mà người tiêu dùng hướng tới. Chất lượng sản phẩm không chỉ làm tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình.
phẩm tẩy rửa SUKO được sản xuất trên quy trình kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng. Một số ưu điểm vượt trội về chất lượng sản phẩm SUKO như sử dụng nhiều nguyên liệu có thành phần hữu cơ (dầu dừa, dầu cọ, tinh dầu thực vật), có kiểm soát nguyên liệu đầu vào theo mã số CAS và tuân thủ an toàn hóa chất theo tiêu chuẩn quốc tế GHS. Dựa vào những ưu điểm đó mà Công ty có thể tăng giá thành sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng của mình.
- Nguồn nhân lực
Yếu tố con người dường như là then chốt ở hầu hết các doanh nghiệp, nhận thức được tầm trọng của người lao động, Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành đã luôn có những chính sách quản lý và chế độ đãi ngộ hợp tình hợp lý, thu hút người tài, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu quả kinh doanh và nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như uy tín của công ty.
Bảng 2. 2 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành giai đoạn 2018 – 2020 Thạc sĩ Cử nhân Trung cấp Tốt nghiệp THPT Tổng
Nguồn nhân lực là rất quan trọng và có vai trò tích cực đối với hoạt động kinh doanh của mỗi công ty. Đặc biệt đối với các công ty kinh doanh trong lĩnh vực phân phối sản phẩm cần nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn kinh doanh và Marketing. Từ bảng 2.2 có thể thấy cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn của Công ty ngày càng tăng qua các năm. Cơ cấu trình độ nhân lực ảnh hưởng rõ nhất tới quá trình kinh doanh gồm trình độ thạc sĩ, cử nhân, trung cấp, tốt nghiệp THPT. Cơ cấu lao động cũng có sự biến động nhưng khá nhỏ, chuyển dịch lượng nhân viên với trình độ khác nhau phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Đặc biệt với các công ty sản xuất kinh doanh đòi hỏi có nguồn nhân lực có chuyên môn cao. Trình độ nhân viên càng cao thì hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Bên cạnh trình độ nhân lực thì quá trình sử dụng và phối bổ
nhân lực cũng ảnh hưởng rất lớn. Ở các khâu khác nhau của quá trình kinh doanh thì nhân lực sử dụng cũng ở trình độ khác nhau và hợp lý để tránh lãng phí hay thiếu hụt nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý. Công ty đã lựa chọn được đội ngũ nhân viên tốt, có trình độ kỹ năng và trách nhiệm, đây là điều kiện tiên quyết để công ty tồn tại và phát triển.
- Tiềm lực về tài chính
Tiềm lực tài chính là yếu tố không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu thị trường của doanh nghiệp. Tiềm lực tài chính gồm có vốn chủ sở hữu đầu tư, vốn huy động,... được dùng để chi trả các yếu tố đầu vào cũng như đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn đổi mới trang thiết bị máy móc, đa dạng hóa sản phẩm hay mở rộng quy mô nhằm nâng cao sức cạnh tranh thị trường thì đều cần có vốn đầu tư. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính sẽ tạo nên niềm tin cho khách hàng, đối tác. Vì vậy có thể thấy tiềm lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại mặt hàng của doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Kinh Bắc Đại Thành đang hoạt động với vốn điều lệ 4,5 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn tự có, còn lại là vay từ các ngân hàng.
Nguồn vốn huy động được Công ty phân bổ và sử dụng khá hợp lý. Vốn điều lệ trong Công ty được đầu tư vào các trang thiết bị máy móc có tỷ lệ chiết khấu trong thời gian dài. Trong khi đó, nguồn vốn vay từ các ngân hàng thường được đầu tư vào vốn lưu động có thời gian thu hồi vốn nhanh để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận.
Công ty đã và đang quản lý chặt chẽ các khoản thu chi trong quá trình hoạt động của mình, thực hiện kiểm toán thường xuyên, tránh tình trạng bị ứ đọng hay sử dụng lãng phí vốn. Đồng thời, tăng cường sự giám sát đối với các hoạt động giao nhận, thanh toán tiền hàng, nâng cao ý thức trách nhiệm tiết kiệm đối với mọi thành viên trong công ty. Có những hình thức xử phạt nghiêm túc, đúng người, đúng tội đối với những hành vi gian lận, xâm phạm, chiếm dụng tài sản của công ty.
- Cơ sở vật chất – kỹ thuật:
Cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm doanh nghiệp. Cơ sở vật chất – kỹ thuật đảm bảo giúp quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm của Công ty được thuận lợi hơn. Cùng với dây chuyền sản xuất theo công nghệ Nhật Bản giúp năng suất lao động của Công ty cao hơn, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn giúp gia tăng sản lượng cũng như doanh thu cho Công ty.
- Hệ thống phân phối
Hệ thống kênh phân phối là toàn bộ mạng lưới phân phối mà doanh nghiệp thiết lập ra và sử dụng để phân phối hàng hóa. Hệ thống phân phối càng nhiều thì sản phẩm càng dễ dàng tiếp xúc với người tiêu dùng. Hệ thống phân phối góp phần lớn cho quá
trình tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng sản phẩm.
2.1.2.2. Nhân tố bên ngoài Công ty - Khách hàng:
Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp thép. Bởi vì khách hàng tạo lên thị trường, quy mô của khách hàng tạo nên quy mô của thị trường. Những biến động tâm lí khách hàng thể hiện ở sự thay đổi sở thích, thị yếu, thói quen làm số lượng sản phẩm tẩy rửa thay đổi.
Khách hàng của Công ty chủ yếu là các đơn vị doanh nghiệp thuộc kênh Horeca và các đại lý, nhà phân phối. Do đó Công ty cần tập trung tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu về sản phẩm của khách hàng để phát triển thương mại hiệu quả nhất.
- Mức độ cạnh tranh với các doanh nghiệp khách cùng ngành
Phát triển thương mại phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh, nhân tố này ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Cạnh tranh với các đối thủ khác thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc ai hoàn thiện, thỏa mãn nhu cầu hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thành công.
Số lượng doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành càng lớn thì cạnh tranh càng gay gắt khốc liệt. Điều này dẫn đến thị trường phân chia nhỏ hơn, lựa chọn của khách hàng cao hơn cũng khiến lợi nhuận của từng doanh nghiệp nhỏ đi. Do vậy việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là cần thiết để phát triển thương mại sản phẩm.