IV Hơn 400 nhà hàng và tiệc cưới V Các nhà phân phối đại lý các tỉnh
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đạt được thì trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO, hoạt động phát triển thương mại sản phẩm này của Công ty vẫn còn một số hạn chế:
Về quy mô thương mại:
- Mặc dù có sự gia tăng về sản lượng tiêu thụ và doanh thu trên thị trường miền Bắc nhưng chưa thật sự cao và ổn định.
- Quy mô kinh doanh đã được mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế: Doanh thu, lợi nhuận tỷ suất lợi nhuận có tăng nhưng giá trị thực tế thì còn nhỏ chưa tương xứng với khả năng thực tế. Bên cạnh đó Công ty chưa khai thác hết các nguồn lực của Công ty như nguồn nhân lực, nguồn vốn,... dẫn đến lượng sản phẩm tiêu thụ tăng không đáng kể giai đoạn 2018 – 2019.
Về chất lượng:
- Chuyển dịch cơ cấu thị trường còn chậm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn và tập trung ở khu vực phía bắc.Tốc độ tăng tỷ trọng tại các tỉnh còn khá chậm với quy mô nhỏ. Hệ thống cơ sở vật chất, kho bãi, vận tải vẫn chưa
được hiện đại.
- Hoạt động phát triển thương mại sản phẩm chưa thể hiện sự bền vững. Xét về hoạt động phát triển thương mại sản phẩm tẩy rửa SUKO của Công ty thì gần như tập trung cho sự mở rộng về địa lý, khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm. Chưa có sự tập trung chuyên sâu cho một nhóm khách hàng nhất định nào đó hoặc tập trung nghiên cứu phát triển chất lượng sản phẩm đưa ra các dòng sản phẩm phân cấp khác nhau nhằm gia tăng hơn sự hài lòng của khách hàng trong chất lượng sản phẩm hoặc hướng tới sự gắn kết lâu dài hơn với khách hàng.
- Hình thức kinh doanh của Công ty chưa thật sự tốt khi Công ty vẫn chưa sử dụng website chính thức để thúc đẩy quá trình quảng cáo và nâng tầm thương hiệu của mình. Cùng với đó hệ thống phân phối sản phẩm tẩy rửa SUKO còn nhỏ lẻ. Công ty mới chỉ có một văn phòng tại Hà Nội khiến cho quá trình từ tìm kiếm đến phân phối sản phẩm đến với đối tác khách hàng vẫn còn hạn chế bởi không gian, thời gian.
Về hiệu quả:
- Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn và lao động của công ty tương đối tốt nhưng vẫn chưa thật sự được như kỳ vọng do chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty đang ở mức khá cao. Bên cạnh đó còn tồn đọng một số hạn chế như: lao động của Công ty dù đã qua đào tạo cơ bản nhưng chưa thật sự phát huy được thế mạnh của mình.
Nguyên nhân của hạn chế:
- Do doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm trong công tác phát triển thị trường. Công tác này đòi hỏi phải được tiến hành liên tục, thường xuyên và khoa học thì mới đảm bảo được hiệu quả lâu dài và bền vững, trong khi Công ty hoạt động với quy mô vừa và nhỏ với nguồn nhân lực không nhiều. Hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty cũng chưa được chú trọng, hình thức quảng cáo dịch vụ chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng. Từ đó dẫn đến không khai thác được những khách hàng tiềm năng mới.
- Chi phí cho việc sản xuất kinh doanh sản phẩm này của Công ty còn cao, bên cạnh đó lượng vốn của Công ty còn hạn chế, chưa có khả năng mở rộng, áp dụng những phần mềm, kênh bán hàng... giúp Công ty tiết kiệm chi phí mà vẫn phát triển mạnh.
- Mạng lưới kênh phân phối chỉ phát triển ở chiều rộng mà không phát triển ở chiều sâu. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng kênh phân phối truyền thống vẫn còn nhiều hạn chế.
- Tình hình cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp trong nước tung ra nhiều chiến lược, sử dụng nhiều biện pháp khôn ngoan nhằm chiếm lĩnh thị trường, bên cạnh đó là sự thâm nhập của các thương hiệu nước ngoài cũng là một
trong những trở ngại.
- Hệ thống quản lý Nhà nước của nước ta còn nhiều bất cập điển hình là các văn bản pháp luật và nhiệm vụ của các bộ ngành liên quan còn chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.