6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
1.3.3. Nhóm nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến phát triển thương mại:
1.3.3.1. Nhóm nhân tố kinh tế vĩ mô:
1.3.3.1.1. Thuế:
Thuế là 1 khoản phí tài bao gồm yêu cầu hoặc một vài một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế buộc phải trả mang đến một tổ chức cơ quan chính phủ để tài trợ cho những khoản đầu tư công khác nhau. Việc ko trả tiền, cùng với Việc trốn rời hoặc hạn chế lại việc nộp thuế, sẽ ảnh hưởng lao lý trừng phạt.
Chính sách thuế sẽ góp phần định hướng cho nhà quản lý thu và nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý. Chính sách thuế còn giúp các nhà sản xuất kinh
17
doanh định hướng, xác định ngành nghề , lĩnh vực sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả phù hợp với khả năng và năng lực của mình.
Trong những năm khủng hoảng suy thoái kinh tế, thuế có thể được giảm để kích thích nhu cầu tiêu dùng và tăng đầu tư, cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp, giúp cho nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng.
Trong thời kỳ phát triển quá nóng, mức tăng trưởng cao, có nguy cơ dẫn đến mất cân đối, bằng cách tăng thuế, thu hẹp đầu tư, nhịp độ tăng trưởng theo mục tiêu đặt ra có thể được giữ vững.
Bên cạnh đó, Thuế làm lượng hàng hoá được mua bán trên thị trường giảm xuống, đồng thời làm giá người mua phải tăng, giá người bán nhận được giảm so với trước khi có thuế.
1.3.3.1.2. Lãi suất:
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian (1 tháng hoặc 1 năm). Đây là loại giá cả đặc biệt, được hình thành trên cơ sở giá trị sử dụng chứ không phải trên cơ sở giá trị. Giá trị sử dụng của khoản vốn vay là khả năng mang lại lợi nhuận cho người đi vay khi sử dụng vốn vay trong hoạt động kinh doanh hoặc mức độ thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người đi vay.
Lãi suất cho vay của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí kinh doanh của công ty. Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao làm cho chi phí kinh doanh của công ty tăng lên khiến cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm. Và khi lãi suất tăng, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan: nếu sản xuất tiếp phải thuê vốn sẽ khiến giá thành hàng hóa cao làm mất khách hàng còn nếu ngưng sản xuất thì chi phí duy trì bộ máy là một gánh nặng. Hơn thế, nguy cơ mất thị phần và khách hàng là quá cao. Còn khi lãi suất giảm, chi phí thuê vốn của công ty sẽ giảm đi làm cho lợi nhuận tăng. Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty hiệu quả sẽ giúp công ty có thể tích tụ vốn để mở rộng kinh doanh. Chính vì vậy, việc điều chỉnh lãi suất cho vay của chính phủ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Chính sách lãi suất trở thành công cụ được doanh nghiệp lựa chọn để kiểm soát lạm phát mục tiêu và kiểm soát các kỳ vọng lạm phát hữu hiệu
Chính sách Lãi suất giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như :chi tiêu hay tiết kiệm ; đầu tư số vốn vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác.Lãi suất còn là cơ sở để củng cố hạch toán kinh tế. Lãi suất là một khoản chi phí cộng với chi phí sản xuất khác từ đó ta có được tổng chi phí.
1.3.3.1.3. Lạm phát:
Lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung một cách liên tục của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ theo một khoảng thời gian nhất định, điều này dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua
18
được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Lạm phát của các quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia. Trong đó, tác động đầu tiên của lạm phát là tác động lên lãi suất. Lạm phát làm giảm thu nhập thực từ các khoản lãi, các khoản lợi tức.
Lạm phát cao sẽ khiến cho các doanh nghiệp không đầu tư vào sản xuất, tái sản xuất kinh doanh và đầu tư vào đổi mới công nghệ sản xuất vì sợ không đảm bảo được tài sản, không thu lại được vốn sản xuất hơn nữa rủi ro kinh doanh khi lạm phát rất lớn.
Bên cạnh đó, Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Lạm phát sẽ kích thích đến tiêu dùng, vay nợ và đầu tư, giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong doanh nghiệp theo các định hướng mục tiêu và trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc.
1.3.3.1.4. Tiền tệ:
Tiền tệ là phương tiện lưu thông là cho việc đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa trở nên giản đơn, thuận lợi và thống nhất, làm cho sự vận động của hàng hóa trong lưu thông tiến hành một cách trôi chảy. khi sử dụng tiền trong sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có thể hạch toán được chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thực hiện được tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Tiền tệ là công cụ không thể thiếu và vai trò quan trọng để mở rộng và phát triển thương mại sản phẩm.
Đối với các doanh nghiệp trong nước hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, các quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế, vai trò của tiền tệ phát huy để trở thành phương tiện cho việc thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế, nhất là đối với các mối quan hệ nhiều mặt, dễ dàng trao đổi hàng hóa quốc tế với nhau.
1.3.3.2. Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết,… Môi trường tự nhiên luôn là vấn đề mà doanh nghiệp luôn quan tâm trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp như là:
• Tạo ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp.
• Tác động đến dung lượng và cơ cấu thị trường hàng tiêu dùng.
• Tác động đến việc làm và thu nhập của dân cư, do đó ảnh hưởng đến sức mua và khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp.
1.3.3.3. Môi trường văn hóa- xã hội:
Văn hóa- xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu văn hóa phát triển, đa dạng, nhận thức và hiểu biết, trình độ dân trí cao thì sẽ góp
19
phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty về cả hoạt động kinh doanh và ý thức, thái độ của đội ngũ nhân viên trong giao tiếp, ứng xử với công việc và khách hàng. Ngược lại nếu trình độ văn hóa thấp thì Công ty sẽ không thể phát triển và ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh và phát triển thương mại
Môi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Nó bao gồm nghiệp tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan điểm về thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức… Khi có sự thay đổi về các nghiệp tố này sẽ tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Việc nắm bắt các nghiệp tố này sẽ giúp doanh nghiệp có sự thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của khách hàng, có hoạt động sản xuất hoặc marketing phù hợp. Ví dụ, xu hướng già hóa của dân số sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ y tế, sản phẩm thuốc…Văn hoá ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp. Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.
Về môi trường chính trị, sự ổn định của hệ thống chính trị của một quốc gia sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp do có sự ổn định hoặc rõ ràng trong việc đưa ra các chính sách phát triển, giám sát, điều tiết và thực hiện pháp luật. Một quốc gia thường xuyên có báo động, biểu tình hoặc tranh chấp giữa các phe phái, đảng đối lập sẽ đưa đến rất nhiều nguy cơ cho doanh nghiệp.
Hay sự thay đổi về chính sách ngoại giao của một quốc gia cũng có thể tạo cơ hội thâm nhập thị trường của quốc gia này hay đóng cửa hoàn toàn thị trường trong nước. Sự thay đổi về hệ thống chính trị, pháp luật sẽ dẫn đến những biến động của môi trường kinh doanh, tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp.
1.3.3.4. Tình hình dân cư:
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ già hóa từ năm 2011 và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất ở châu Á.
Việt Nam đã trải qua những những biến đổi mạnh mẽ về nhân khẩu học trong những thập kỷ qua. Dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn “cơ hội dân số vàng” với lực lượng lao động trẻ dồi dào, nhưng cũng đồng thời bước vào giai đoạn “già hóa dân số”
Người già là nhóm tiêu dùng quyền năng, giàu có hơn, chịu chi hơn, có nhiều thời gian để chi tiêu và đặc biệt là ở các khoản chi tiêu. Cũng cần lưu ý, ở thị trường Việt Nam hiện nay, các ngành tiêu dùng nói chung đều đang hướng đến giới trẻ, ít quan tâm đến người già. Thị trường kinh doanh để chăm sóc người già, như y tế, giải trí, chăm sóc, điều dưỡng… thực sự là những lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp nào đi trước, sẽ tới đích tốt hơn. Đặc biệt là thị trường thuốc khi nhu cần của người già sẽ nhiều hơn so với dân số trẻ
20
CHƯƠNG II: Phát triển thương mại sản phẩm thuốc của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1
2.1. Thực trạng thương mại của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1: 2.1.1. Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1: 2.1.1. Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1: Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 là Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thuốc hơn 47 năm kinh nghiệm kinh doanh thuốc tại Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, Công ty liên tục đạt chuẩn GDP.
( Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Doanh thu thuần về bán hàng
2.230.954 2.390.429 2.619.774 2.315.698 2.058.375
Giá vốn bán hàng 1.956.874 2.109.344 2.333.523 2.042.341 1.781.080
Lợi nhuận 274.080 281.085 286.251 273.356 277.295
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty)
Bảng 2.1.1: Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 giai đoạn 2016-2020.
Tổng doanh thu thuần về bán hàng:
Nhìn vào bảng 2.1.1 có thể thấy doanh thu của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 giai đoạn 2016-2020 có tốc độ tăng trưởng không đồng đều, năm 2016- 2018 tốc độ tăng trưởng qua 2 giai đoạn luôn dương, giai đoạn 2016-2017 tốc độ tăng trưởng là 7,2%, 2017-2018 tốc độ tăng trưởng 9,6%, giai đoạn 2019-2020 tốc độ tăng trưởng qua 2 giai đoạn đều âm, giai đoạn 2018-2019 tốc độ tăng trưởng là -11,6%, giai đoạn 2019-2020 tốc độ tăng trưởng là -11,1%.
Từ năm 2016-2018 doanh thu của Công ty có xu hướng tăng mạnh, cụ thể năm 2017 so với năm 2016 doanh thu tăng trưởng dương 159.475 triệu đồng, năm 2018 so với năm 2017 doanh thu tăng trường dương 229.345 triệu đồng.
Doanh thu của Công ty tăng trưởng qua các năm 2016-2018 vì Công ty vẫn tiếp tục trúng thầu ở các bệnh viện, sản phẩm thuốc vẫn phát triển ổn định; bổ sung hàng hóa tiến triển tốt; các mặt hàng mới có kết quả khả quan, hàng hóa phân phối cho các hãng; nhà sản xuất đều tăng trưởng tốt.
21
Từ năm 2018-2020 doanh thu của Công ty có xu hướng giảm xuống, cụ thể năm 2019 so với năm 2018 doanh thu giảm mạnh 304.076 triệu đồng, năm 2020 so với năm 2019 cũng giảm mạnh 257.323 triệu đồng .
Doanh thu của Công ty giai đoạn 2018-2020 giảm mạnh bởi vì ảnh hưởng do dịch Covid khó khăn; nhóm khách hàng ủy thác theo đơn hàng giảm mạnh; không trúng thầu quốc gia một số hàng kháng sinh; hàng trúng thầu tập trung quốc gia lớn nhưng thực tế các cơ sở điều trị chỉ lấy khoảng 30% so với lượng trúng thầu; Một số hàng nhà cung cấp bị trục trặc không cung cấp được theo kế hoạch của Công ty.
Giá vốn bán hàng:
Tương tự như về doanh thu thì giá vốn bán hàng của Công ty giai đoạn 2016-2018 tăng đều, cụ thể năm 2016 so với năm 2017 giá vốn bán hàng tăng 152.470 triệu đồng, năm 2018 so với năm 2017 tăng 224.179 triệu đồng. Trong giai đoạn này cho thấy Công ty đang phát triển mạnh mẽ.
Nhưng trong giai đoạn 2018-2020, khi Công ty đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, doanh thu có xu hướng giảm xuống, từ đó Công ty đã giảm giá vốn bán hàng xuống. Cụ thể, năm 2019 so với năm 2018 giảm mạnh 304.076 triệu đồng, năm 2020 so với năm 2019 giảm 257.323 triệu đồng.
Lợi nhuận:
Lợi nhuận của Công ty không biến động nhiều, năm 2017 so với năm 2016 tăng nhẹ 7.005 triệu đồng, năm 2018 tăng nhẹ 4.966 triệu đồng so với năm 2017, năm 2019 lại giảm 12.895 triệu đồng so với năm 2018, năm 2020 so với năm 2019 tăng nhẹ 3.939 triệu đồng
Nhìn chung Công ty đã có những chiến lược điều chỉnh hợp lý để thu được mức lợi nhuận tốt qua các năm mặc dù có nhiều khó khăn về doanh thu, khó khăn trong thời điểm dịch bệnh.
2.1.2. Tình hình thương mại của Công ty:
Công ty Cổ phần Dược phẩm trung ương CPC1 (CPC1) đã có hơn 45 năm kinh nghiệm phân phối tại Việt Nam. Năm 2007, Công ty đạt chuẩn GDP (Good Distribution Practice – Thực hành phân phối tốt).
Hệ thống kho thuốc và chi nhánh của Công ty được phát triển mạnh mẽ với mục đích gia tăng độ bao phủ tới các nhà thuốc, cơ sở y tế, công ty dược trên toàn quốc; đồng thời giảm các khâu phân phối trung gian, giảm giá thành sản phẩm tới tay người sử dụng.
Thị trường tiêu thụ của CPC1 bao phủ toàn quốc, khắp 3 miền Bắc, Trung và Nam. Bao gồm các Chi nhánh Quảng Ninh( miền Bắc), chi nhánh Nghệ An, Đà Nẵng( miền Trung), Chi nhánh TP.HCM( miền nam)
CPC1 có trụ sở chính tại Số 87, phố Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, 1 cơ sở bán buôn số 1, 4 chi nhánh.
22
Đặc biệt, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 40% doanh số của Công ty qua các năm, kinh doanh có hiệu quả, có lãi suất. Tiếp đến là các chi nhánh ở Đà Nẵng, Nghệ An,…
Trong nhiều năm qua, Công ty đã cung cấp trên 3000 mặt hàng thuốc qua các chương trình, qua đấu thầu, theo yêu cầu cho các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, các phòng khám, nhà thuốc bán lẻ góp phần giúp các cơ sở khám chữa bệnh nâng cao hiệu quả điều trị.
( Đơn vị: triệu đồng)
Hình 2.1.2: Biểu đồ quy mô thương mại sản phẩm thuốc của Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 giai đoạn 2016-2020.
2.1.3. Phương thức trao đổi sản phẩm thuốc với khách hàng:
Với đặc thù của ngành dược phẩm, sản phẩm thuốc là sản phẩm đặc biệt, có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thậm chí tính mạng con người. Do đó, hệ thống tiêu thụ sản phẩm cũng có nhiều điểm khác biệt so với những ngành khác. Người tiêu dùng thường không mua bán sản phẩm – thuốc trực tiếp với các nhà sản xuất mà thường qua các đơn vị trung gian như nhà thuốc, bác sỹ, dược sỹ. Toàn bộ những thành viên tham gia vào hệ thống tiêu thụ sản phẩm đều đòi hỏi có chuyên môn trong lĩnh vực dược phẩm.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương CPC1 có 2 phương thức trao đổi sản phẩm