6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp:
1.3.3.3. Môi trường văn hóa xã hội:
Văn hóa- xã hội gây ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu văn hóa phát triển, đa dạng, nhận thức và hiểu biết, trình độ dân trí cao thì sẽ góp
19
phần thúc đẩy sự phát triển của Công ty về cả hoạt động kinh doanh và ý thức, thái độ của đội ngũ nhân viên trong giao tiếp, ứng xử với công việc và khách hàng. Ngược lại nếu trình độ văn hóa thấp thì Công ty sẽ không thể phát triển và ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh và phát triển thương mại
Môi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Nó bao gồm nghiệp tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan điểm về thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức… Khi có sự thay đổi về các nghiệp tố này sẽ tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm. Việc nắm bắt các nghiệp tố này sẽ giúp doanh nghiệp có sự thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của khách hàng, có hoạt động sản xuất hoặc marketing phù hợp. Ví dụ, xu hướng già hóa của dân số sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ y tế, sản phẩm thuốc…Văn hoá ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp. Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.
Về môi trường chính trị, sự ổn định của hệ thống chính trị của một quốc gia sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp do có sự ổn định hoặc rõ ràng trong việc đưa ra các chính sách phát triển, giám sát, điều tiết và thực hiện pháp luật. Một quốc gia thường xuyên có báo động, biểu tình hoặc tranh chấp giữa các phe phái, đảng đối lập sẽ đưa đến rất nhiều nguy cơ cho doanh nghiệp.
Hay sự thay đổi về chính sách ngoại giao của một quốc gia cũng có thể tạo cơ hội thâm nhập thị trường của quốc gia này hay đóng cửa hoàn toàn thị trường trong nước. Sự thay đổi về hệ thống chính trị, pháp luật sẽ dẫn đến những biến động của môi trường kinh doanh, tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp.