Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào các dữ liệu được cung cấp từ website của ngân hàng. Để có các dữ liệu thứ cấp, ta cần thu thập từ BCKQKD của VPBank 3 năm 2018, 2019, 2020.
Phương pháp tỷ số: Tính toán các tỉ số giữa các số liệu
Phương pháp so sánh: So sánh tỷ trọng định tính và định lượng giữa các chỉ tiêu
Phương pháp bảng biểu, đồ thị: Phản ánh trực quan số liệu phân tích thông qua các bảng biểu, đồ thị
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm đảm bảo thang đo được thiết kế phù hợp và có thể đưa vào nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn. Em đã thực hiện 05 cuộc phóng với 05 nhân viên khách hàng doanh nghiệp. Cuộc phỏng vấn được tiến hành với từng người và thời lượng của mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài 30 phút với các bước tiến hành cụ thể như sau.
(1) Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn. (2) Giới thiệu mô hình nghiên cứu đề xuất
(3) Sử dụng câu hỏi mở và đề nghị những người tham gia phỏng vấn cho ý kiến về
các ảnh hưởng của PTTCDN dựa trên cơ sở thực tiễn tình hình cho vay tại VPBank và đánh giá về mô hình và thang đo các yếu tố trong mô mình. (4) Tổng kết các ý kiến.
Kết quả 05 cuộc phỏng vấn chuyên sâu được em tổng hợp lại đã cho thấy rằng các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất là có sự phù hợp với thực trạng cho vay tại VPBank và các thang đo được thiết kế là dễ hiểu, phù hợp với thực tế và có thể đưa vào nghiên cứu chính thức. Do vậy mô hình nghiên cứu được giữ nguyên.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng
2.3.3.1Xây dựng và mã hóa thang đo ảnh hưởng của phân tích tài
chính doanh
nghiệp tới hoạt động cho vay
Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả phỏng vấn, em rút ra được 04 ảnh hưởng của PTTCDN tới HĐCV của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) bao gồm:(2) Xác định KNTT của doanh nghiệp
(3) Lường trước được rủi ro cho vay
(4) Xác định triển vọng của ngân hàng đối với doanh nghiệp.
Em xây dựng và tiến hành mã hóa thang đo lường cho các nhân tố nói trên với các biến quan sát cụ thể theo Phụ luc 1.
2.3.3.2 Phương pháp chọn mẫu
> Tổng thể mẫu nghiên cứu
Mau nghiên cứu là nhân viên và thực tập sinh hiện nay đang làm việc tại VPBank, các mẫu nghiên cứu được tiến hành lấy thông qua phiếu điều tra khảo sát để thu thập đánh giá của họ về ảnh hưởng của PTTCDN tới HĐCV của Ngân hàng VPBank.
> Phương pháp lấy mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu
Qua quá trình thu thập thông tin được thực hiện, sau khi sàng lọc những bảng khảo sát không hợp lệ còn lại 45 mẫu. Số lượng mẫu thu thập được lớn hơn số lượng mẫu tối thiểu do vậy đủ điều kiện để đưa vào phân tích. Em đã tiến hành nhập liệu và phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các giả thuyết của nghiên cứu, kết quả cuối cùng sẽ được trình bày tại chương 3.
2.3.3.3 Phân tích dữ liệu
Phân tích số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và được tổng hợp, biểu diễn đưới dạng biểu đồ để đánh giá thực trạng HĐCV của VPBank từ năm 2018-2020.
Phân tích số liệu khảo sát bằng bảng câu hỏi: Sau khi thống kê kết quả khảo sát, dựa vào mức điểm trung bình, độ lệch chuẩn của kết quả tổng hợp từ đó thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của hoạt động PTTCDN tới HĐCV của VPBank thông qua đánh giá của nhân viên tại VPBank.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Giới thiệu về NHTM Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank
3.1.1 Quá trình thành lập
Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có tên gọi cũ là Ngân hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam, có trụ sở chính được đặt tại VPBank Tower, 89 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng được thành lập vào ngày 12/8/1993. Sau gần 27 năm hoạt động, VPBank đã xây dựng lên mạng lưới gồm 227 điểm giao dịch và đội ngũ gần 27.000 cán bộ nhân viên.
Hiện nay, VPBank đang từng bước dần khẳng định sự uy tín của một ngân hàng có tiềm năng phát triển, năng lực tài chính ổn định và tính trách nhiệm với cộng đồng. Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank được thể hiện đa dạng ở mật độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc, cùng với đó là sự phát triển đa kênh.
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế. Năm 2018, VPBank nhận về danh hiệu Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do Vietnam Report bình chọn. Dựa trên các tiêu chí về năng lực tài chính, uy tín trên truyền thông và mức độ hài lòng của khách hàng, VPBank vinh dự đạt Top 10 Ngân hàng TMCP tư nhân uy tín 2019. Đầu năm 2020, Tạp chí The Asset - ấn phẩm uy tín hàng đầu về tài chính châu Á, công bố VPBank là Tổ chức phát hành trái phiếu nước ngoài tốt nhất châu Á và Tổ chức Việt Nam đầu tiên phát hành thành công trái phiếu USD trên thị trường vốn quốc tế kể từ năm 2014. Bên cạnh đó, trong tháng 2 vừa qua, thương hiệu VPBank đã tăng 81 bậc lên vị trí thứ 280, qua đó trở thành ngân hàng tư nhân Việt Nam đầu tiên lọt vào Top 300 ngân hàng có giá trị thương hiệu nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Brand Finance.
Những giải thưởng trong nước, quốc tế trên đã một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định hướng phát triển đúng đắn của VPBank trong thời gian qua.
3.1.2 Bộ máy tổ chức
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức VPBank.
Ủy ban điều hành Hội đồng Quản lý 1 Khách hàng ! cá nhân Tài chính ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG F ; 1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Quản trị rủi ro Quản trị NNL BAN KIỂM SOÁT I KHỐI KIỂM TOAN NỘI BỘ Công ty TNHH Quản lý tài sản VPBank
Công ty Tài chính TNHH MTV VPBank Chiến lược Quản lý dự án T Tín dụng I Tiểu thương I J- Khách hàng ! DN vừa và J_ Khách hàng I Doanh nghiêp Khách hàng DN lớn và Đầu tư Dịch vụ Ngân hàng Thị trường Định chế Tín dụng Đơn vị tham mưu Vận hành Công nghê thông tin Pháp chế và Phân tích kinh doanh Truyền thông và tiếp thị Đơn vi VH - HT (Nguồn: VPBank.com/vn)
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ
Trong suốt thời gian hoạt động, VPBank không ngừng sáng tạo và ứng dụng các công nghệ hiện đại vào vận hành và cung cấp sản phẩm. Khách hàng được quyền lựa chọn giữa rất nhiều sản phẩm, dịch vụ cân nhắc phương án tốt nhất cho bản thân và gia đình.VPBank đang triển khai các sản phẩm, dịch vụ bao gồm:
> Dịch vụ khách hàng cá nhân
V Dịch vụ chi trả lương
V Dịch vụ kiểm đếm
V Dịch vụ đổi tiền
V Dịch vụ chuyển tiền trong nước
V Dịch vụ chuyển tiền quốc tế
V Dịch vụ Ngân hàng tại chỗ
V Dịch vụ kiểm định ngoại tệ
V Dịch vụ chi trả kiều hối Western Union
V Dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua Internet Banking
V Dịch vụ nộp, rút tiền Tài khoản chứng khoán tại VPBank
V Dịch vụ chi trả ngoại tệ Western Union thông qua tài khoản (APN)
> Các sản phẩm thẻ VPBank
Ngày nay, xu hướng sở hữu và thanh toán bằng thẻ tín dụng đã trở thành thói quen của phần đông người dân. Các sản phẩm thẻ ngân hàng VPBank giúp khách hàng xử lý được nhiều vấn đề từ thanh toán, giải trí, bảo mật, an toàn
V Thẻ tín dụng
V Thẻ ghi nợ
> Các sản phẩm vay vốn của VPBank
Sản phẩm vay vốn VPBank đáp ứng tối đa nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Từ các khoản vay nhỏ, trong thời gian ngắn cho đến các khoản vay lớn mua nhà, mua xe. Các sản phẩm vay vốn của VPBank chia làm hai nhóm chính bao gồm:
V Vay tín chấp
> Các sản phẩm tiết kiệm của VPBank
Với mục tiêu mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng, VPBank cung cấp rất nhiều sản phẩm gửi tiết kiệm cùng chính sách hấp dẫn. Mọi đối tượng, mọi nhu cầu tích lũy, tiết kiệm của bạn sẽ được đáp ứng bằng các sản phẩm dưới đây:
V Tiết kiệm thường trả lãi cuối kỳ
V Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ
V Tiết kiệm bảo chứng thấu chi
V Tiết kiệm trả lãi trước
V Tiết kiệm Tài Lộc Thịnh Vượng
V Tiết kiệm Phát Lộc Thịnh Vượng
V Tiết kiệm Bảo Toàn Thịnh Vượng
V Tiết kiệm An Thịnh Vượng
V Tiết kiệm trực tuyến
V Tiết kiệm gửi góp linh hoạt (Easy Savings)
Các sản phẩm gửi tiền riêng biệt được áp dụng lãi suất riêng vô cùng thu hút. Được tích hợp với tiện ích gửi tiền và giao dịch online, khách hàng sẽ có thêm nhiều lựa chọn đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu khác nhau trên kênh VPBank Online
> Các dịch vụ khác
Bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ nổi bật kể đã nêu, VPBank còn cung cấp các dịch vụ khác như: Bảo hiểm, E-banking, VPBank Loyalty, dịch vụ dành cho khách hàng ưu tiên và liên quan đến TSĐB.
3.1.4 Tình hình hoạt động cho vay của VPBank từ năm 2018-2020
Biểu đồ 3.1 Tăng trưởng tín dụng của VPBank từ năm 2018-2020
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng
■ Dư nợ tín dụng
(Nguồn: BCKQKD của VPBank năm 2018, 2019,2020)
Nhìn vào biểu đồ hình 3.1 cho ta thấy. Dư nợ cấp tín dụng (gồm trái phiếu doanh nghiệp) của VPBank năm 2019 đạt mức 271.407 nghìn tỷ đồng, tăng 17,6% so với cuối năm 2018, mức tăng này hoàn toàn áp đảo mức tăng trưởng 12.1% trung bình ngành 2019. Sự đột phá của hầu như toàn bộ các phân khúc khách hàng chính là động lực chính giúp VPBank gặt hái thành công trên, đặc biệt ở các phân khúc Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Khách hàng cá nhân (KHCN), Tín dụng Tiêu dùng (FE Credit). Các phân khúc kinh doanh cốt lõi này là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng toàn ngân hàng, chiếm 68% trong dư nợ tín dụng của VPBank. Bước sang năm 2020, tăng trưởng tín dụng (gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 322.881 nghìn tỷ đồng, vượt xa kế hoạch đề ra đầu năm và cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng trung bình ngành (12,13%). Đây được coi là mức tăng
trưởng hiệu quả và bền vững trong bối cảnh chung toàn thị trường đang bị tác động bởi dịch Covid-19..
> Cơ cấu hoạt động tín dụng theo loại hình cấp tín dụng
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu hoạt động tín dụng theo loại hình cấp tín dụng tại VPBank từ năm 2018 - 2020
(Nguồn: BCKQKD của Ngân hàng VPBank năm 2018, 2019,2020)
Nhìn vào biểu đồ 3.2 cho thấy với cơ cấu tín dụng phân chia theo loại tín dụng trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2020, hình thức cho vay thế chấp luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, trong năm 2018, dư nợ tín dụng của hình thức cho vay thế chấp chiếm 65% tổng dư nợ tín dụng của VPBank. Bước sang năm 2019, con số này tăng lên là 66% và năm 2020 là 67%. Hình thức cho vay tín chấp chiếm 35% tỉ trọng dư nợ tín dụng của ngân hàng trong năm 2018 và 34% trong năm 2019, 33% trong năm 2020.
Biểu đồ 3.3 Cho vay theo kỳ hạn của Ngân hàng VPBank từ năm 2018-
■ Dài hạn I Trung hạn H Ngắn hạn
(Nguồn: BCKQKD của Ngân hàng VPBank năm 2018, 2019,2020)
Tại VPBank các khoản vay có kỳ hạn dưới 1 năm được xếp vào nhóm tín dụng ngắn hạn, các khoản vay có kỳ hạn từ 1 đến 5 năm thuộc nhóm tín dụng trung hạn và nhóm tín dụng dài hạn bao gồm các khoản vay có kỳ hạn trên 5 năm.
Qua biểu đồ 3.3 cho ta thấy tại VPBank, trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2020, dư nợ tín dụng các khoản vay ngắn hạn và trung hạn là chủ yếu. Năm 2018, tỷ trọng của các khoản vay trung hạn là lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng 45%, sau đó là các khoản vay ngắn hạn với 33%, cuối cùng là các khoản vay dài hạn chiếm 22%. Bước sang năm 2019, các khoản vay dài hạn vẫn chiếm 29% tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Trong khi đó tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn có sự giảm nhẹ xuống còn 43% và tỷ trọng của các khoản vay ngắn hạn là 35%. Năm 2020, ngân hàng VPBank tăng vượt bậc về dư nợ tín dụng và tập trung phần lớn vào các khoản vay trung hạn (chiếm 44%) và các khoản vay ngắn hạn (chiếm 36%), tỷ trọng các khoản vay dài hạn trong năm 2020 chỉ giữ ở mức khiêm tốn là 20%.
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/2018 So sánh 2020/2019 Tổng nguôn vốn huy động 235,75 302,16 390,86 24,17 % 29,18% Tổng nguôn vốn huy động 277,80 322,70 372,10 16.1% 15.3%
Dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp
150,02 173,70 200,10 15.78% 15.25%
Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp 41,20 47,72 55,07 15,82% 15,40% Doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp 37,60 43,62 50,36 16,01% 15,46% Vòng quay vốn tín dụng doanh nghiệp 91,26 % 91,41% 91,46% Hiệu suất sử dụng vốn 54,00% 53,83% 53,78%
> Cơ cấu cho vay theo phân khúc
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu cho vay theo phân khúc khách hàng tại Ngân hàng
■ SME M Retail & CommCredit ■ Corporate & other
(Nguồn: BCKQKD của Ngân hàng VPBank năm 2018, 2019,2020)
Theo biểu đồ 3.4 cho thấy tại VPBank từ năm 2018 - 2020, khối doanh nghiệp, tập đoàn lớn đang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng của VPBank sau đó là khách hàng cá nhân, bán lẻ cuối cùng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2018, tỷ trọng dự nợ tín dụng của khối KHDN lớn chiếm tới 53% tổng dư nợ tín dụng của VPBank, khối SME chiếm tỉ trọng khiêm tốn là 12% và KHCN là 35%. Bước sang năm 2019, tỷ trọng dư nợ của khối SME vẫn giữ nguyên là 12% và tăng nhẹ vào năm 2020 lên 13%. Trong khi đó, tỉ trọng dư nợ của khối KHDN lớn, tập đoàn có sự giảm nhẹ trong năm 2019 (52%) và năm 2020 (49%), tỷ trọng dư nợ của khối KHCN, bán lẻ tăng nhẹ trong năm 2019 lên 36% và năm 2020 đạt mức 38%.
3.2 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp đến hiệu quả cho vay tại VPBank
Kết quả của quá trình PTTCDN trong HĐCV có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng nên khi xem xét các chỉ tiêu để đánh giá chất lượng PTTCDN trong HĐCV về mặt định lượng thường xem xét các chỉ tiêu xác định chất lượng cho vay của Ngân hàng như: tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn. Do vậy, để đánh giá ảnh hưởng PTTCDN trong HĐCV tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), đề tài thực hiện phân tích nhóm chỉ tiêu định lượng về chất lượng cho vay cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng doanh nghiệp của VPBank từ năm 2018- 2020
(Nguồn: BCKQKD của Ngân hàng VPBank năm 2018, 2019,2020)
Quy mô tín dụng thường được phản ánh trên tổng dư nợ tín dụng và doanh số cho vay. Theo Bảng 3.1 cho ta thấy tổng dư nợ khách hàng doanh nghiệp và doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp từ năm 2018-2020 của VPBank có xu hướng tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp của
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng dư nợ cho vay khách hàng
doanh nghiệp 150,02
173,70
200,10
VPBank năm 2018 đạt 41.2 nghìn tỷ đồng, năm 2019 đạt 47.72 nghìn tỷ đồng; năm 2020 đạt 55.07 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp của VPBank trong giai đoạn này cũng tăng trưởng đồng pha với doanh dố