1.4.2.1. Năng lực tài chính và trình độ kỹ thuật công nghệ của ngân hàng
Dịch vụ thẻ thanh toán là một dịch vụ ngân hàng hiện đại, gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ. Neu hệ thống máy móc có gì trục trặc thì sẽ gây nên những hậu quả không đáng có, gây thiệt hại lớn không chỉ đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị mà cả đối với uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy ngân hàng cần có khả năng tài chính vững mạnh để đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng phục vụ tốt, tính bảo mật cao để thu hút khách hàng sử dụng, bắt kịp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật.
1.4.2.2. Định hướng phát triển của ngân hàng
Định hướng phát triển của ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng trong phát triển dịch vụ thẻ. Mỗi ngân hàng kinh doanh thẻ thanh toán đều phải xây dựng cho mình một kế hoạch, chiến lược marketing sản phẩm thẻ phù hợp trên cơ sở điều tra khảo sát các đối tượng khách hàng mục tiêu, môi trường cạnh tranh, nguồn lực của chính ngân hàng mình. Bản thân mỗi ngân hàng trong mỗi thời kỳ cũng có những mục tiêu khác nhau. Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ sẽ được mở rộng khi ngân hàng chú trọng đến dịch vụ thẻ.
1.4.2.3. Trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên
Nguồn nhân lực là một yếu tố cần thiết không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào và ngân hàng cũng không ngoại lệ. Để thực hiện được nghiệp vụ về thẻ, các nhân viên phải nắm vững quy trình nghiệp vụ phát hành, thanh toán thẻ, hiểu biết về lĩnh vực tin học và không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân. Bởi họ chính là người trực tiếp chuyển giao dịch vụ đến khách hàng. Thẻ không thể tự phát triển nếu chỉ dựa vào yếu tố công nghệ và những tiện ích mà yếu tố có vai trò quan trọng đó là con người. Chính vì thế, ngân hàng cần rất quan tâm và có các chính sách đào tạo nhân lực hợp lý, như vậy mới đẩy nhanh sự phát triển của dịch vụ thẻ trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
Trong chương I, khóa luận đã trình bày những nội dung cơ bản về dịch vụ thẻ thanh toán như khái niệm, đặc điểm, lợi ích vai trò của dịch vụ thẻ thanh toán trong nền kinh tế và những tiêu chí đánh giá hiệu quả của dịch vụ thẻ thanh toán hiện nay. Từ đó, chúng ta có cái nhìn tổng quát về dịch vụ thẻ thanh toán tại các NHTM nói chung, làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài về dịch vụ thẻ thanh toán của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng ở các chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Ả Châu
NHTMCP Á Châu được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 4/6/1993, NHTMCP Á Châu (ACB) chính thức đi vào hoạt động. Trụ sở chính được đặt tại 422 Nguyễn Thị Minh Khai quận 3 TP. Hồ Chí Minh.
Qua quá trình 26 năm thành lập và đi vào hoạt động, ACB đã trở thành một trong những ngân hàng lớn trong hệ thống NHT Việt Nam. Tính đến 31/12/2018, ACB có 350 điểm giao dịch, chi nhánh rộng trên 47 tỉnh thành khắp cả nước. Bên cạnh việc gia tăng vốn điều lệ và mở rộng mạng lưới chi nhánh thì ngân hàng ACB cũng khá đầu tư và chú trọng về chất lượng nguồn nhân lực. Hết năm 2018, tổng số nhân viên ACB là 9935 người trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, các nhân viên thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Với mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam cùng với cấu trúc hoạt động hiệu quả vượt trôi, ACB đã và đang không ngừng nỗ lực cải tiến toàn diện, đặt khách hàng vào trọng tâm hàng đầu, tích cực nâng cao trải nghiệm của khách hàng với ACB, đồng thời xây dựng năng lực cạnh tranh trên nền tảng các giá trị cốt lõi nhằm duy trì các thế mạnh kinh doanh và tạo sự khác biệt.
Quá trình hình thành và phát triển của ACB trải qua các giai đoạn khác nhau với những định hướng và bước tiến nhất định. Để đạt được mục tiêu dài hạn thì mỗi một giai đoạn ngân hàng đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và đưa ra chiến lược để hoàn thành mục tiêu ngắn hạn đó. Ở giai đoạn hình thành, ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc “ quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. Bước vào giai đoạn phát triển ACB đã niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội,
Chỉ tiêu/năm 2015 2016 2017 2018
Huy động 174.919 207.051 241.393 269.999
đồng thời thành lập công ty cho thuê tài chính và đẩy nhanh mở rộng mạng lưới hoạt động. Hiện nay Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cồ phần phát triển vững mạnh nhất Việt Nam. Ngân hàng TMCP Á Châu liên tục được bình chọn là ngân hàng hoạt động có hiệu quả nhất tại Việt Nam được tạp chí có uy tín trên thế giới như Euromoney (Anh), Globalfinance (Hoa Kỳ) bình chọn.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCPÁ Châu 2015- 2018
Trong tiến trình hội nhập cùng khu vực và quốc tế, Ngân hàng TMCP Á Châu đã không ngừng phấn đấu phát triển an toàn và hiệu quả, trở thành một trong những thành viên chủ chốt trên thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam, góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao chất lượng cho mọi thành phần kinh tế và giữ vững niềm tin cho đông đảo bạn hàng trong nước và quốc tế.
Sau 26 năm thành lập, hoạt động và phát triển, ACB đã có một chỗ đứng vững chắc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các tổ chức kinh tế. Nắm bắt được những thời cơ, thuận lợi do môi trường kinh tế của đất nước đang khởi sắc đưa lại, ACB đã thu được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ.
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Đây là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hành thương mại, nó đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để phát triển hoạt động này. Trong những năm vừa qua, nguồn vốn của ACB liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Tính đến thời điểm hiện tại thì ACB có quy mô vốn hoạt động lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng chiếm chủ yếu là mục tiêu của ngân hàng, huy động nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng để đầu tư kinh doanh cho vay, tăng doanh thu lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tiền gửi của ACB giai đoạn 2015-2018 và tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018
Cho vay 134.032 163.401 198.513 230.527
Tăng trưởng
(%) 21,91% 21,49% 16,13%
(Nguồn báo cáo thường niên của ACB các năm 2015-2018)
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng ACB năm 2015-2018
Nhìn chung, tình hình huy động vốn tiền gửi của ACB tăng đều qua các năm với tốc độ ổn định, không có sự đột biến bất thường sau khi ACB tất toán trạng thái và chấm dứt huy động vùng theo chính sách chung của NHNN.
Đến cuối năm 2018, số dư tiền gửi của khách hàng đạt gần 270 nghìn tỷ đồng tăng 11,85% so với đầu năm, chiếm 81,98% tổng nguồn vốn của ngân hàng.
Để đạt được kết quả này, ACB luôn duy trì chính sách lãi suất cạnh tranh và không ngừng chủ động xây dựng các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, các chương trình kích thích trọng điểm cho từng phân đoạn khách hàng với lãi suất linh động, phát huy lợi thế thương hiệu và mạng lưới rộng khắp, cùng với cơ chế khuyến khích nội bộ, tăng cường lực lượng bán hàng và kỹ năng chăm sóc khách hàng nhằm gia tăng quy mô huy đông ở các đơn vị. Bên cạnh đó, ACB áp dụng đồng bộ việc đẩy mạnh các chương trình khuyến mại linh hoạt như tặng quà, cộng biên lãi suất, chương trình tiết kiệm dự thưởng.
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Cho vay là một hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Với chiến lược phát triển tín dụng lành mạnh, chặt chẽ và hiệu quả được ngân hàng ACB đặc biệt quan tâm, trong những năm qua ACB đã từng bước lành mạnh hóa quy trình tín dụng của mình, xây dựng một quy chế riêng về cho vay về doanh nghiệp, cho vay cá nhân rất chặt chẽ, rõ ràng để làm hạn chế tình trạng nợ xấu.
Bảng 2.2 Tình hình dư nợ cho vay của ACB giai đoạn 2015-2018 và tốc độ tăng trưởng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Tổng tài sản 201.457 233.681 284.316 329.333 VCSH 12.788 14.063 16.031 21.018 Lợi nhuận trước thuế 1.314 1.667 2.656 6.389 Tỉ lệ nợ xấu 1,32% 0,88% 0,7% 0,73% ROAA 0,54% 0,61% 0,82% 1,67% ROEA 8,17% 9,87% 14,08% 27,73% Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.2 Tình hình dư nợ vay của ngân hàng ACB giai đoạn 2015-2018
Vài năm trở lại đây, ACB đã chủ động tăng trưởng dư nợ tín dụng với kỷ luật chặt chẽ, đảm bảo hài hòa mục tiêu quản lý rủi ro và tăng trưởng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 230 nghìn tỷ, tăng 16,13% so với cuối năm 2017, đạt mức tăng trưởng cao nhất của ACB kể từ năm 2012 trở lại đây, vượt mức kế hoạch đề ra.
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của ACB giai đoạn 2015-2018
(Nguồn báo cáo thường niên của ngân hàng ACB năm 2015-2018)
Nhận thấy rằng, dư nợ cho vay ngắn hạn có phần nhỉnh hơn so với nợ trung dài hạn do năm 2017 ngân hàng ACB bất ngờ “ siết” cho vay trung và dài hạn, đồng thời tập trung rất mạnh cho vay ngắn hạn. Động thái "siết" cho vay trung và dài hạn, đồng thời tập trung rất mạnh vào cho vay ngắn hạn cho thấy dường như ACB đang muốn chọn con đường an toàn, bởi các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Tất nhiên, đánh đổi là lợi nhuận bởi cho vay ngắn hạn luôn có lãi suất thấp hơn cho vay trung và dài hạn, do rủi ro ít hơn.
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả hoạt động kinh doanh ACB giai đoạn 2015-2018
(Nguồn báo cáo tài chính hợp nhất của ACB năm 2015-2018) Tổng tài sản
Tổng tài sản của ACB nhìn chung tăng đều và ổn định giai đoạn 2015- 2018 đạt mốc 329 nghìn tỷ vào năm 2018, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. ACB vẫn luôn giữ cho mình vị thế là một trong top những ngân hàng dẫn đầu về quy mô tổng tài sản.
Tỷ lệ nợ xấu
Nếu như giai đoạn 2012-2013 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với những khó khăn và trì trệ, hoạt động của hệ thống NHTM gặp khó khăn, kéo theo việc tỷ lệ nợ xấu của ACB tăng lên cao.
Nhưng bắt đầu từ năm 2015, nền kinh tế có sự khởi sắc trở lại tỷ lệ nợ xấu đã được kiểm soát và sự cải thiện chính sách quản trị rủi ro tốt hơn của ACB đã làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, đây là một dấu hiệu tốt đối với ngân hàng. Đến năm 2018 con số này dừng ở mức 0,73% thấp hơn nhiều kế hoạch đặt ra. Ngân hàng ACB đã và đang không ngừng cố gắng để duy trì và giảm mức nợ xấu này.
Lợi nhuận trước thuế
Khi nền kinh tế có sự khởi sắc trở lại đồng thời ACB cũng nhanh chóng tăng cường các hoạt động kinh doanh giúp cho lợi nhuận nhanh chóng tăng ổn định trở lại sau vụ việc của Nguyễn Đức Kiên xảy ra vào năm 2012, ngân hàng tích cực rà soát lại bảng cân đối kế toán để cắt giảm chi phí hoạt động. Đến nay, lợi nhuận của ngân hàng đạt được một con số đáng khích lệ đạt 6389 tỷ đồng. ACB vẫn luôn không ngừng nỗ lực đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đế đạt được mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Chỉ số hiệu quả hoạt động
Chỉ số ROA có mức biến động tương đối nhỏ đạt mức 0,54% vào năm 2015 sau những sức ép từ rủi ro phát sinh vào năm 2012. Nhưng ACB vẫn luôn đảm bảo cho mình một vị thế trong hệ thống NHTM, là một ngân hàng đang trên đà phát triển an toàn và bền vững, luôn luôn không ngừng nỗ lực phát triển các điểm mạnh của mình để đạt được những kế hoạch, dự đinh đã đề ra. Bên cạnh đó việc tỉ lệ tiền gửi tăng trưởng và ngân hàng vẫn luôn tuân thủ việc duy trì tỉ lệ cho vay trên huy động vào khoảng 78%
2.2 Các hoạt động chính trong dịch vụ thanh toán thẻ của ngân hàng TMCP Á
Châu
2.2.1 Các sản phẩm dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCPẢ Châu
Với phương châm cung ứng cho khách hàng sự tiện lợi, an toàn, nhanh chóng, ACB đã không ngừng nâng cao và phát triển dịch vụ thẻ thanh toán, góp phần nâng cao tỷ trọng không dùng tiền mặt, đem đến nhiều tiện ích cho khách hàng nhờ an toàn, chi phí thấp, hiệu quả. Tại ACB có rất nhiều các loại sản phẩm thẻ mà khách
hàng có thể lựa chọn tùy theo mục đích và nhu cầu của mình bao gồm 3 nhóm thẻ chính: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Ngân hàng ACB là ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ ghi nợ JCB tại Việt Nam. Chủ thẻ có thể thực hiện thanh toán trên hệ thống mạng lưới chấp nhận thẻ JCB tại 28 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ và hơn 1 triệu máy ATM tại 190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Khách hàng còn có cơ hội được hoàn lại tiền lên đến 100% khi sử dụng thẻ ACB JCB để thanh toán cho các hoạt động mua sắm, ăn uống, du lịch.
2.2.1.1. Thẻ ghi nợ nội địa (2GO)
Là thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ kết nối với tài khoản tiền gửi thanh toán VND mang thương hiệu Napas do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu phát hành. Với thẻ ghi nợ nội địa khách hàng dễ dàng thực hiện các giao dịch rút tiền tại tất cả các máy ATM. Bên cạnh đó, khách hàng dễ dàng thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc thanh toán qua internet. Ngoài ra, thường xuyên nhận được các ưu đãi khuyến mại từ ngân hàng và ĐVCNT. Các thông tin cá nhân của khách hàng được bảo mật tuyệt đối.
2.2.1.2. Thẻ ghi nợ quốc tế ACB Visa/Master Card
Về bản chất, thẻ ghi nợ quốc tế ACB Visa/Master Card cũng là thẻ ghi nợ do đó cũng có các tiện ích như thẻ ghi nợ nội địa 2GO. Ngoài ra, thẻ ghi nợ quốc tế còn có một số tiện ích khác như: khách hàng thực hiện rút tiền tại ATM/POS tại quầy và các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn cầu, chủ thẻ cũng có thể thanh toán trực tuyến trên các điểm chấp nhận Visa/Master. Ngoài ra, chủ thể còn được tận hưởng ưu đãi hấp dẫn với các dịch vụ du lịch, mua sắm bằng thẻ trên khắp thế giới.
2.2.1.3 Thẻ tín dụng
Đây là một loại thẻ cũng được khách hàng ưa chuộng sử dụng hiện nay. Khách hàng được chi tiêu trước- trả tiền sau, miễn lãi lên đến 45 ngày. Ngoài ra, khách hàng không những được hoàn lại 5% số tiền sử dụng hàng tháng mà còn có thể thực hiện giao dịch bằng bất kỳ loại tiền nào trên thế giới và thanh toán lại cho