Đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất khẩu của NH vietcombank khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 67 - 68)

c. Chiết khấu chứng từ

3.3.1 Đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan

Trong tiến trình kinh tế hội nhập như hiện nay, hoạt động ngoại thương giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động này, về phía Nhà nước có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, đảm bảo môi trường kinh tế ổn định bằng cách hoạch định

chính sách dài hạn về chính sách phát triển kinh tế, tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách hỗ trợ giá đối với hàng nông sản, chính sách hỗ trợ đối với mặt hàng xuất khẩu cần khuyến khích.. .để đảm bảo tác dụng tích cực của chính sách này.

Thứ hai, hoàn thiện và đồng bộ hệ thống pháp luật, ổn định tương đối

Thứ ba, với cơ chế mở cửa như hiện nay, Nhà nước cần đưa ra nhiều cơ

chế và chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM nói chung và hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng

- Về chính sách đầu tư nhà nước giành nguồn vốn thích đáng đầu tư vào những ngành xuất khẩu mũi nhọn theo định hướng phát triển của cả nước, chú

trọng đầu tư cho khoa học công nghệ tạo ra những sản phẩm mới có sức cạnh

tranh cao, giảm chi phí.

- Về chính sách thuế, cần phải tiếp tục mở rộng ưu đãi về thuế gián thu tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm giá thành tăng sức cạnh tranh về giá đồng

thời hỗ trợ thúc đẩy xúc tiến thương mại

Thứ tư, tiếp tục cải cách và tăng cường kinh tế đối ngoại, thực hiện tốt

chính sách mở cửa và hợp tác kinh tế với nước ngoài, xây dựng các đề án lớn có tính đột phá trong công tác xúc tiến thương mại để giữ vững tăng trưởng ổn định.

Thứ năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác và cập nhật thông

tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thông qua việc thiết lập các văn phòng ở các nước chuyên làm nhiệm vụ thu thập và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, phát triển thị trường chứng khoán qua đó để thực sự thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như khuếch trương được uy tín của mình.

Thứ sáu, cần có những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam

tham gia các hội trợ, triển lãm trong và ngoài nước, khảo sát tìm hiểu thị trường nước ngoài, nâng cao vai trò của các đại diện thương mại, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại thị trường quốc tế.

Thứ bảy, bên cạnh nguồn vốn huy động từ nền kinh tế thì ngân hàng cũng

cần có sự hỗ trợ từ chính phủ trong việc tạo lập nguồn vốn bằng những khoản tín dụng ưu đãi để có thể mở rộng nghiệp vụ tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tiềm năng của nước ta.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tài trợ xuất khẩu của NH vietcombank khoá luận tốt nghiệp 163 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w