c. Chiết khấu chứng từ
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu của Vietcombank
VIETCOMBANK
3.1Định hướng về phát triển tài trợ xuất khẩu
3.1.1 Định hướng của nhà nước về hoạt động xuất khẩu trong thờigian tới gian tới
Hiện nay nhà nước đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Khi nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi thì chính sách đẩy mạnh xuất khẩu đang được ưu tiên. Chính phủ đã thực hiệ chương trình xúc tiến thương mại năm 2015 để ưu tiên mở rộng thị trường xuất khẩu. Với mục tiêu ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành hàng phát triển thị trường xuất khẩu, ngay từ cuối năm 2014, Chương trình XTTMQG năm 2015 đã được phê duyệt. Theo đó, chương trình sẽ gồm 212 đề án của 6 đơn vị chủ trì với tổng kinh phí là 100 tỷ đồng, tập trung vào các hoạt động XTTM phát triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu, đồng thời dành nguồn lực hỗ trợ phát triển thị trường nội địa, đặc biệt là tạo lập kênh phân phối ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo...
Mở rộng mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu với các nước để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.
Hoàn thiện môi trường pháp lý, chính sách và luật lệ để tạo điều kiên thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Xây dựng chính sách tỷ giá linh hoạt và phù hợp vớ hoàn cảnh thực tiễn. Tập trung đa dạng hóa các loại mặt hàng xuất khẩu bên cạnh đó vẫn chú trọng các mặt hàng trọng tâm như lúa gạo, giày da, dệt may.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu của Vietcombank Vietcombank
trong thời gian tới
Căn cứ vào phương hướng và nhiệm vụ hoạt động của Vietcombank năm 2015 cũng như giai đoạn say này, hoạt động tài trợ xuất khẩu sẽ được thực hiện
- Giữ vững vai trò là ngân hàng hàng đầu về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại đặc biệt là tài trợ xuất khẩu. Phát triển tương ứng các hoạt
động kinh
doanh ngoại tệ, tài trợ ngoại thương và thanh toán quốc tế để có sự bổ trợ lẫn
nhau, nhằm đưa đến khách hàng dịch vụ tốt nhất.
- Khách hàng vay xuất khẩu của Vietcombank thuộc đa dạng các ngành nghề. Vietcombank đã và đang tập trung vào các mặt hàng mà Việt Nam
có thế
mạnh như thủy sản (tôm, cá tra...), may mặc, gạo, thực phẩm, giày dép, vải sợi,
đồ gỗ và cao su,. Đây là những lĩnh vực ngành hàng thời gian qua được Chính
phủ tập trung...Trong những năm tới bên cạnh việc duy trì quan hệ với các doanh nghiệp hiện hữu thì sẽ thu hút thêm khách hàng mới và mở rộng
lĩnh vực
tài trợ.
- Thu hút khách hàng doanh nghiệp lớn bên cạnh đó tìm kiếm có chọn lọc các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả để đảm bảo an toàn tín dụng và
mang về
nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng.
- Trên đà hội nhập kinh tế, Vietcombank tăng cường và củng cố mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài cũng như xu hướng mở rộng thị trường
tài trợ
đặc biệt là thị trường Châu Âu và các nước trong khối ASEAN vì đây là thị
trường tiềm năng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo đảm tín dụng, tăng cường giám sát và thu hồi nợ để không xảy ra tình trạng nợ quá hạn.
- Tiếp tục phổ biến và nâng cao quy trình nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên toàn hệ thống, nâng cao năng cạnh tranh
- Cập nhật và phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo mạng lưới dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu hiện đại của xã hội.
3.2Giải pháp phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Vietcombank 3.2.1 Giải pháp về công tác và chính sách điều hành hoạt động tài trợ
xuất khẩu
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nói chung và chất lượng tài trợ hoạt động xuất khẩu nói riêng, trước hết ban lãnh đạo cần phải hoạch định rõ ràng chiến lược hoạt động trong thời gian tới cũng như chính sách điều hành xuyên suốt và thống nhất.
Tháng 3 mới đây ban lãnh đạo Vietcombank đã họp và chính thức khởi động Dự án “Phân tích hiện trạng và xây dựng lộ trình triểu khai chuyển đổi mô hình tín dụng đối với khách hàng bán buôn”. Đây có thể coi là một bước tiến lớn về hoạt động tín dụng bán buôn mà tài trợ xuất khẩu là một gói sản phẩm trong đó của Vietcombank trên tất cả các khía cạnh - mô hình tổ chức, quản trị, con người và hệ thống công nghệ.
Cần có sự chuyên môn hóa trong các bộ phận để vừa đảm bảo tích độc lập hạn chế rủi ro do một chuyên viên có thể xử lý nhiều khâu vừa đảm bảo tính gắn bó chặt chẽ giữa các nhân viên để đạt được kết quả cao nhất trong công việc.
Ban lãnh đạo cần ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật của nhà nước, luật Ngân hàng nhà nước cũng như của ngân hàng đảm bảo cán bộ công nhân viên hiểu và thực hiện nghiêm ngặt trong toàn hệ thống.
Có sự phân công về quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận, tránh trùng lặp, chồng chéo và lạm dụng chức vụ. Chính sách thưởng phạt rõ ràng vừa tạo động lực phấn đấu cho nhân viên đồng thời tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, công bằng hướng tới thành công chung của ngân hàng.