Đánh giá công tác bảo đảm an ninh môi trường trong an ninh phi truyền thống

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh môi trường của công an huyện chương mỹ, thành phố hà nội hiện nay (Trang 37 - 40)

thống

An ninh môi trường là một trong bảy nội dung của an ninh con người, là yếu tố quan trọng của an ninh phi truyền thống, là nhân tố đe dọa chính đến an ninh cộng đồng hiện nay. Điều này đã được các nhà khoa học, các chuyên gia ANPTT như Thượng tướng, TS Nguyễn Văn Hưởng, Thượng tướng, PGS, TS. Bùi Văn Nam, PGS, TS Hoàng Đình Phi xác định ở phương trình:

S`S = (S1 + S2 +S3) - (C1 + C2 + C3) Trong đó: S`S = an ninh của chủ thể S1= an toàn của chủ thể

S2= ổn định của chủ thể

S3= Phát triển bền vững của chủ thể C1= Chi phí quản trị rủi ro

C2= Chi phí, hậu quả của khủng hoảng C3= Chi phí khắc phục hậu quả

Trong khoa học lý luận hiện nay, phương trình quản trị an ninh phi truyền thống (gọi tắt là phương trình MNS hay 3S-3C) đang được nghiên cứu, ứng dụng ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau dù trong quản trị doanh nghiệp hay trong cơ quan nhà nước nhằm mục đích quản trị có hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững cho các thể nhân, pháp nhân, trong đó có cả pháp nhân công quyền. Quản trị an ninh phi truyền thống (QTANPTT) = (An toàn + Ổn định + Bền vững) − (Chi

phí cho tất cả các hoạt động QT rủi ro + Chi phí cho tất cả các hoạt động QT khủng hoảng + Chi phí cho tất cả hoạt động khắc phục khủng hoảng). Tiếng Anh: MNS = (Safety + Stability + Sustainability) – (Cost of all activities of risk management + Cost of all actitivities of crisis management + Cost of all activities of crisis recovery) MNS = (S1 + S2 + S3) – (C1 + C2 + C3) MNS = 3S − 3C .

Tùy theo mục đích sử dụng trong công tác quản trị an ninh phi truyền thống, phương trình 3S-3C cũng có thể được nhà nghiên cứu hay quản trị lựa chọn sử dụng ở dạng rút gọn các yếu tố cho đơn giản hơn như: S = S1 - C1 hay S = (S1+S2) – (C1+C2) Phương trình 3S-3C thường được dùng kết hợp với phương pháp chuyên gia hay brainstorming để thiết kế các câu hỏi, tổng hợp dữ liệu và đánh giá kết quả công tác quản trị an ninh phi truyền thống của một chủ thể trong một khoảng thời gian cụ thể là 1 năm hay 2-3-5 đã qua, từ đó tìm ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Phương trình này cũng được dùng để thiết kế các nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu và dự báo về các rủi ro và khủng hoảng trong một giai đoạn tương lai (5- 10 năm tới), góp phần thiết kế các chiến lược ứng phó với các rủi ro và mối nguy đe dọa an ninh phi truyền thống trong một số ngành, lĩnh vực.

Việc vận dụng kiến thức và phương trình quản trị an ninh phi truyền thống để quản trị và phát triển bền vững. S = (5 + 5 + 5) – (5 + 0 + 0) = 10 S (10 điểm) là một kết quả được cá chủ thể quản lý hướng tới. C1 ở đây được hiểu là tất cả các rủi ro liên quan để đảm bảo an toàn của tất cả các hoạt động về tài chính, tài sản, con người… Khi C1 được kiểm soát tốt thì không có C2 và nếu có C2 thì cũng chỉ ở mức độ thấp.

Dẫn chứng những thí dụ sau cho thấy, theo thông kê trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 26 cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải; 1.350 làng có nghề, trong đó có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống.

Theo kết quả điều tra, khảo sát, lấy mẫu và phân tích nguồn nước tại 292 làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2017-2020 có 139 làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng (chiếm 47,6%), có 95 làng nghề ô nhiễm (chiếm 32,5%), có 58

làng nghề không ô nhiễm về nguồn nước (chiếm 19,9%), tỷ lệ nước thải làng nghề được thu gom xử lý chỉ chiếm khoảng 5,2%.

Với hàm lượng các chất ô nhiễm rất cao, việc xả thẳng nước thải khối lượng lớn tại các làng nghề ra môi trường đã khiến hệ thống nước mặt cũng như nước ngầm tại các làng nghề Hà Nội rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Quá trình sơ chế nguyên liệu (củ dong, sắn…), chất thải chưa qua xử lý được các hộ làm nghề xả thẳng vào hệ thống thoát nước chung trong khu dân cư. Thậm chí do quá tải, chất thải ứ đọng lâu ngày đã phân hủy, bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân trong vùng. Do chỉ thu được 20% bột, nên cứ 100 tấn củ dong sau sơ chế, có tới 80 tấn đất, bã thải xả thẳng xuống cống rãnh. Mỗi ngày hàng trăm bã thải cứ thế trôi thẳng xuống kênh, xuống cống….

Chính vì quản lý C1 không hiệu quả, còn để xảy ra khủng hoảng, mất an toàn như các thí dụ trên nên Sở Công thương Hà Nội đã đưa ra kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn thành phố với khoản kinh phí 1.350 tỷ đồng. Trong đó, đến hết năm 2020, sẽ bố trí khoảng 750 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 50 làng nghề trọng điểm… Giai đoạn 2020 – 2030, cần 600 tỷ đồng xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề khác.

Tiểu kết Chương 1

Lượng lượng công an huyện có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh môi trường ở địa phương, góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước về thực thi pháp luật về môi trường.

Trong chương 1, luận văn đã làm rõ một số khái niệm cơ bản như: môi trường, bảo vệ môi trường, an ninh môi trường, quản lý hoạt động bảo vệ môi trường của lực lượng Công an Nhân dân; chỉ rõ những đặc điểm của hoạt động bảo vệ môi trường; làm rõ lý luận về nội dung, phương pháp bảo vệ môi trường của Công an huyện. Đây là cơ sở để Luận văn tiếp tục làm rõ thực trạng bảo vệ môi trường của Công an huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN TRONG ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG AN HUYỆN

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh môi trường của công an huyện chương mỹ, thành phố hà nội hiện nay (Trang 37 - 40)