Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh môi trường của công an huyện chương mỹ, thành phố hà nội hiện nay (Trang 59 - 62)

2.3.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, về công tác tham mưu, chỉ đạo còn bộ lộc một số hạn chế như: công tác chỉ đạo vận động quần chúng Nhân dân tham gia bảo vệ môi trường có nơi còn thiếu tính đồng bộ, thống nhất, việc giải quyết những bất hợp lý trong quan hệ phối hợp chưa kịp thời, nhận thức của một số cán bộ chỉ huy về vai trò và trách nhiệm trong công tác chỉ đạo ở những vụ việc cụ thể chưa đúng, chưa đầy đủ, dẫn đến việc làm chồng chéo, quá chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc bỏ sót nhiệm vụ, bỏ trống địa bàn, vừa sơ hở vừa khép kín, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

Thứ hai, trong thực tế do chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về công tác tham mưu, chỉ đạo, vì vậy việc chỉ đạo các lực lượng chưa được rõ ràng, vẫn còn xảy ra hiện tượng lãnh đạo, chỉ huy có biểu hiện tư tưởng “cát cứ”, cục bộ, chỉ chú ý tới lợi ích của bộ phận mình, lực lượng mình nên hoạt động phối hợp đôi khi còn hình thức, chiếu lệ, kém hiệu quả. Công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện việc quản lý liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên. Các lực lượng Công an huyện Chương Mỹ ít tổ chức được các đợt kiểm tra định kỳ cũng như đột xuất đối với các cơ sở về việc triển khai thực hiện quản lý hoạt động bảo vệ môi trường.

Thứ ba, trong công tác nắm bắt tình hình, trao đổi và cung cấp thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Đó là do công tác trao đổi và cung cấp thông tin chưa được thường xuyên, kịp thời, chủ yếu trao đổi thông tin nóng, nội dung trao đổi thông tin chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý. Việc trao đổi thông tin cho nhau về quy định của các văn bản pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường đã được thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả cao, cách hiểu của cán bộ, chiến sĩ trong từng lực lượng không thống nhất dẫn đến quá trình giải quyết vụ việc còn chồng chéo.

liên quan như Thanh tra môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường …còn chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục trong nhiều trường hợp, mặc dù đã có sự chỉ đạo, nhưng trên thực tế mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng vẫn mang nặng tính hình thức mà chưa có chiều sâu. Chưa gắn kết nội dung phối hợp giữa các lực lượng, trong việc trao đổi thông tin, phục vụ tốt cho công tác nghiệp vụ cơ bản của từng lực lượng.

Năm là, quá trình rà soát, điều tra, thu thập dữ liệu về các cơ sở ô nhiễm, mất vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm còn kéo dài, chưa đồng bộ. Nhiều khâu còn thủ công dẫn đến tính chính xác không cao. Cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, thiếu tính kết nối trong xử lý công việc chuyên môn.

Sáu là, công tác kiểm định môi trường còn yếu do không được đầu tư trang thiết bị đo lường hiện đại, hoặc trang bị thiết bị cũ kỹ, thiếu tính chính xác. Việc tiêu hủy tang vật vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn chậm, chưa đúng với quy định.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Thứ nhất, về nhận thức

Việc quán triệt và triển khai các Nghị quyết, Nghị định chỉ thị, Kế hoạch của Chính phủ, Công an Thành phố, của huyện ủy, UBND huyện còn chậm và chưa đầy đủ. Một số cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát kinh tế chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò, ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, từ đó dẫn đến việc hời hợt, không sâu sát trong nắm tình hình, kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm; lơ là công tác, nếu có làm thì chỉ mang tính hình thức, qua loa đại khái cho xong hoặc có sự đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình giải quyết. Một số cán bộ chiến sĩ trong quá trình thực thi nhiệm vụ vẫn còn có những vi phạm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và hình ảnh người cán bộ chiến sĩ Công an .

Nguyên nhân do lãnh đạo cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quán triệt sâu sắc đường lối dân vận của Đảng, chưa huy động tốt sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân ,cùng lực lượng Công an tại địa bàn cơ sở tham gia bảo vệ môi trường, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho Nhân dân chưa được quan tâm đúng mức đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của phong trào. Chưa chú trọng khảo sát, đánh giá, nắm bắt

hoạt động thực tế để áp dụng những biện pháp hiệu quả hơn, có lúc còn hình thức, chung chung, sự trao đổi thông tin, triển khai các kế hoạch phối hợp tuyên truyền của các lực lượng liên quan còn trì trệ, chưa kịp thời; vai trò lãnh đạo trong chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn tuyên truyền chưa thường xuyên.

Thứ hai, về công tác quản lý và tổ chức thực hiện

Công tác nắm tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về môi trường nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công tác quản lý hoạt động bảo vệ môi trường.

Công tác thu thập thông tin còn chậm, bị động, rất nhiều vụ việc vi phạm đang xảy ra hoặc đã xảy ra Cảnh sát kinh tế mới có thông tin. Số lượng thông tin, đặc biệt thông tin thu thập được từ việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, chất lượng thông tin thu thập được chưa thật cao như: thông tin không chính xác, chưa kịp thời, thông tin không liên quan hoặc ít có giá trị trong công tác của lực lượng.

Việc triển khai công tác nghiệp vụ cơ bản của Cảnh sát kinh tế huyện còn nhiều lúng túng, chưa có chiều sâu. Số lượng cơ sở bí mật còn ít và chất lượng chưa cao, công tác điều tra, xác minh hiềm nghi, chuyên án phục vụ công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường tại các cơ sở thực sự chưa cao.

Quan hệ phối hợp giữa Cảnh sát môi trường với các lực lượng chức năng có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, mang tính hình thức, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, chồng lấn trong công tác quản lý, phòng ngừa và xử lý vi phạm, Trong một số trường hợp, đơn vị yêu cầu phối hợp chưa phát huy được chủ thể tiến hành phối hợp, thiếu tính chủ động. Phân công nhiệm vụ chưa rõ ràng, phạm vi, mức độ phối hợp không cụ thể dẫn đến chồng chéo, hiệu quả còn thấp

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường chưa đồng bộ, còn xảy ra sự chồng chéo, tồn tại mâu thuẫn, hoặc bỏ sót một số lĩnh vực, các văn bản chưa cụ thể rõ ràng đối với lực lượng Cảnh sát kinh tế…gây khó khăn cho việc thực hiện các văn bản pháp luật quản lý hoạt động bảo vệ môi trường.

Thứ ba, về chế độ chính sách

kinh tế còn rất hạn chế. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý hoạt động bảo vệ môi trường ở mức thấp. Trang thiết bị kiểm định phục vụ trực tiếp cho công tác mọi mặt của Cảnh sát kinh tế còn thiếu và chưa hợp lý…Kinh phí hỗ trợ việc tiêu hủy tang vật vi phạm còn thiếu. Các quy định về chế độ, chính sách đãi ngộ, tiền thưởng chưa đầy đủ, phù hợp nên quá trình thực hiện công việc còn khó khăn.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò, nhiệm vụ của lực lượng công an trong đảm bảo an ninh môi trường của công an huyện chương mỹ, thành phố hà nội hiện nay (Trang 59 - 62)