Những khó khăn cần giải quyết

Một phần của tài liệu Vấn đề đổi mới công nghệ trong các Doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước ở VN (Trang 27 - 33)

III- Đánh giá chung về tình hình đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam

2- Những khó khăn cần giải quyết

Bên cạnh những thành tựu đạt đợc trong đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nớc mà chủ yếu là bằng chuyển giao công nghệ thông qua FDI cũng có nhiều vấn đề đặt ra cần chú ý nghiên cứu và giải quyết. Đó là:

2.1. Công nghệ đợc chuyển giao cha phải thuộc loại tiên tiến, hiện đại:

Theo đánh giá chung, số máy móc, thiết bị trong các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nớc đạt trình độ hiện đại trung bình của thế giới nhìn chung còn ít. Số công nghệ nhập trình độ hiện đại, tiến tới lại càng hiếm. Nguyên nhân của thực trạng này có nhiều, cả từ phía chuyển giao, và từ phía nhận chuyển giao công nghệ.

Về phía chuyển giao công nghệ, các đối tác nớc ngoài vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận cao và nhanh nên ít chịu đầu t chuyển giao loại công nghệ hiện đại, tiên tiến thờng là đắt tiền, thời gian hoàn vốn dài hơn. Thậm chí có nhiều tr- ờng hợp lợi dụng sự kém hiểu biết của bên nhận chuyển giao để trục lợi. Theo ý kiến đánh giá của chuyên gia thì "có tới 25% trong hàng vạn thiết bị nhập về là đã qua sử dụng đợc tân trang lại hoặc nâng cấp bằng các cơ cấu điều khiển tự động và bán tự đòng (trích lại theo báo Đầu t, ngày 14/10/1999) và "trong số các sự án đầu t nớc ngoài đang hoạt động vẫn còn khá nhiều dân truyền sản xuất sử dụng nhiều lao động thủ công hạ có trình độ cơ khí hoá

Về phía nhận chuyển giao công nghệ, thờng là các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nớc, cũng có 2 loại nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những nguyên nhân chủ quan là:

- Tâm lý ỷ lại, trông chờ vào Nhà nớc - Trình độ ỷ lại, trồng chờ vào Nhà nớc

- Động cơ hiểu biết về công nghệ mới còn hạn chế - Động cơ trục lợi cá nhân

- Thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn

- Thụ động trong công việc tìm kiến công nghệ và đám phán, ký kết - Thiếu định hớng chiến lợc lâu dài về sản xuất kinh doanh.

Những nguyên nhân khách quan đối với doanh nghiệp:

- Môi trờng kinh tế - xã hội (luật, chính sách tài chính - tiền tệ lao động đất dai, sở hữu công nghiệp...) còn cha thật phù hợp và hấp dẫn.

- Bộ máy quản lý Nhà nớc hoạt động còn nhiều yếu kém, bất cập đối với hoạt động chuyển giao công nghệ.

- Thiếu hệ thống mạnh lới thông tin về công nghệ và các dịch vụ hỗ trợ cần thiết và hữu hiệu khác cho hoạt động chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghiệp nói riêng.

- Năng lực nghiên cứu và triển khai về khoa học công nghệ của đất nớc còn nhiều yếu kém và bất cập, cha đủ "nội lực" cần thiết để làm cơ sở cho việc tiếp thu và phát triển các công nghệ nhập trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.

ở hớng tự đầu t đổi mới công nghệ cũng có một loạt vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp. Qua các ý kiến của các doanh nghiệp thu thập đợc thông qua kiểm tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, hội nghị, hội thảo do các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nớc tiến hành, có thể liệt kê những vấn đề chủ yếu đang cản trở hoạt động đổi mới cong nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp nói chung nh sau:

- Thiếu nguồn lực cần thiết (vốn, nhân lực...). - Thiếu thông tin về công nghệ

- Nhiều vớng mắc và cản trở trong môi trờng sản xuất, kinh doanh còn cha đợc tháo gỡ.

- Thiếu các dịch vụ hỗ trợ cần thiết (tài chính, tín dụng, ngân hàng, thị tr- ờng ...).

- Thiếu phối hợp giữa các nguồn lực cũng nh các tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh.

2.2. Cha có thiết kế tổng thể về đổi mới công nghệ với những bớc đi cụ thể và lộ trình đổi mới công nghệ.

Sự thiếu hụt này bao gồm từ định hớng chiến lợc với những u tiên

trong đổi mới công nghệ cho tới việc xây dựng khung chính sách, tạo môi trờng thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Có thể liệt kê các thiếu hụt chủ yếu cụ thể là nh sau:

* Về phía Nhà n ớc:

- Còn thiếu 1 chiến lợc phát triển khoa học và công nghệ dài hạn ở tầm quốc gia với những quan điểm định hớng cho việc đổi mới công nghệ và phối hợp hành động đổi mới công nghệ ở cấp bộ, ngành và các doanh nghiệp (chiến lợc này hiện đang trong quá trình soạn thảo). Do vậy, mà sự trùng lặp, thừa, thiếu công suất so với nhu cầu thực tế, thiếu đồng bộ, sự thiệt hại lớn về kinh tế trong các hợp đồng mua bán công nghệ, là hệ quả tất yếu của sự thiếu hụt này.

- ở phía các bộ, ngành và địa phơng còn vắng bóng nhứng định hớng u tiên trong đổi mới công nghệ. Do vậy, cha có những hỗ trợ cần thiết về chính sách, cơ chế cũng nh những hỗ trợ khác (nhng u đãi hoặc bảo hộ, hệ thống thông tin về công nghệ,...) cho đổi rmới công nghệ ở doanh nghiệp. Sự lúng túng quản lý công nghệ ở các bộ, ngành có nguyên nhân quan trọng bắt nguồn từ thiếu hụt này.

- Cha tạo đợc một khung (Framework) chính sách quản lý cho đổi mới công nghệ. Tình trạng thiếu hụt đồng bộ, cháp vá, chồng chéo, thậm chí còn mâu thuẫn nhau là những biểu hiện của thiếu hụt này.

- Còn cha xây dựng đợc một năng lực nội sinh của quốc gia về khoa học và công nghệ, trớc hết là về nghiên cứu triển khai, đủ sức hỗ trợ việc tiếp thu và

đổi mới công nghệ trong nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng.

* Về phía các doanh nghiệp công nghiệp Nhà n ớc:

- Còn thiếu một chiến lợc sản phẩm làm cơ sở cho việc định hớng đổi mới công nghệ. Nhìn chung, những khó khăn chung hiện tại vẫn làm cho các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu loay hoay và xoay sở để tồn tại chứ cha phải để phát triển.

- Còn thiếu đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật lành nghề, đủ sức và trình độ nắm bắt, lựa chọn, tiếp thu và vận hành công nghệ mới, tiên tiến.

2.3. Những công nghệ đợc chuyển giao, đổi mới trong thời gian qua cha tạo đợc lực đẩy cần thiết cho việc tiếp tục nâng cao năng lực công nghệ và tự đổi mới công nghệ, thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:

- Những chuyển giao, đổi mới về công nghệ cho đến nay đợc thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực lắp ráp, gia công, chế biến (sản xuất hàng tiêu dùng). Trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo máy, đặc biệt là máy công cụ, việc chuyển giao và đổi mới công nghệ đợc thực hiện cha đợc bao nhiêu. Nhà máy công cụ số 1- một doanh nghiệp Nhà nớc đứng hàng đầu của cả nớc - với 527 thiết bị gia công cơ khí chủ yếu nhng lại không có thiết bị nào mới đợc chế tạo cách đây 10 năm.

- Những chuyển giao, đổi mới công nghệ thời gian qua còn dừng lại ở khâu tiếp nhận, vận hành, chứ cha gắn với và cha tạo ra đợc mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu và triển khai công nghệ để nghiên cứu thích nghi, cải tiến công nghệ.

- Những công nghệ đợc chuyển giap, đổi mới cho đến nay phần lớn là do phía nớc ngoài giới thiệu. Nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ đợc ký kết với sự soạn thảo sẵn của bên nớc ngoài, kèm theo những điều khoản có lợi cho bên chuyển giao công nghệ. Có thể nói rằng ở lĩnh vực đổi mới công nghệ này các doanh nghiệp Việt Nam đa phần là bị động và thụ động.

2.4. Năng lực nội dung của các doanh nghiệp Nhà nớc còn yếu, cha đủ khả năng tự ra quyết định trong đổi mới công nghệ thể hiện.

- Năng lực nắm bắt và cập nhật cũng nh xử lý thông tin có liên quan tới đổi mới công nghệ còn rất hạn chế. Sự thiếu hụt này đã ảnh hởng tiêu cực và lâu dài không chỉ tới hớng phát triển của doanh nghiệp mà còn nhiều trờng hợp còn cả tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Năng lực lựa chọn và quyết định về đổi mới công nghệ còn rất hạn chế. Sự thiếu hụt này một phần bắt nguồn từ những thiết hụt về thông tin, về đội ngũ cán bộ..., một phần khác rất quan trọng, có nguyên nhân sâu xa nằm ở ý thức và phẩm chất của những cán bộ có trách nhiệm và liên quan tới việc lựa chọn và quyết định đổi mới công nghệ. Vấn đề này đã đợc các phơng tiện thông tin đại chúng, thậm chí cả ở trong các báo cáo của các cơ quan Đảng và Nhà nớc cảnh báo nh một tồn tại cần đợc sớm khắc phục.

Năng lực đàm phán trong hoạt động công nghệ còn yếu. Điều này một phần thể hiện ở sự bị động, thụ động trong đàm phán, ký kết hợp đồng về chuyển giao công nghệ, phần khác thể hiện ở một tỷ lệ khá lớn các hợp đồng liên doanh đầu t sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp Nhà nớc với các đối tác nớc ngoài hoặc là không lập và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc chỉ ký kết mà không trình để phê duyệt theo quy định của pháp luật. Một báo cáo gần đây của Bộ khoa học công nghệ và môi trờng cho thấy trong số hơn 2000 dự án đầu t nớc ngoài đợc cấp phép mới chỉ có 94 hợp đồng chuyển giao công nghệ chiếm 0,047%) đợc trình lên Bộ khoa học công nghê và môi trờng (theo báo cáo đầu t ngày 14/10/1999).

2.5. Sự thiếu đồng bộ, thiếu hoàn chỉnh của cơ sở hạ tầng kinh tế cho chuyển giao công nghệ, thể hiện:

- Hệ thống giao thông vận tải yếu kém không chỉ làm nản lòng các nhà đầu t chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ, mà còn làm cho các hoạt động đổi mới công nghệ và cong ghệ đợc đổi mới vừa bị hạn chế phát huy tác dụng vừa đợc phân bổ không đều giữa các vùng, khu vực và lãnh thổ của đất n-

ớc. Khu vực miền Trung và các tỉnh miền núi hiện vẫn còn đang ít có những hoạt động đổi mới công nghệ nhất.

- Hệ thống dịch vụ hỗ trợ (tài chính, ngân hàng, xúc tiến đầu t). Cho đổi mới công nghệ còn yếu kém. Ngoài ra, trong hệ thống dịch vụ hỗ trợ ở nớc ta vẫn hoặc còn thiếu vắng hoặc còn rất kém phát triển các hình thức hỗ trợ đổi mới công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp Nhà nớc đang áp dụng có hiệu quả, nh quỹ đầu t mạo hiểm, tho thuê công nghệ (technology leasing),...

Ch

ơng III

Một số ý kiến đề xuất thúc đẩy đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp công nghiệp Nhà nớc

Một phần của tài liệu Vấn đề đổi mới công nghệ trong các Doanh nghiệp công nghiệp Nhà nước ở VN (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w