Phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 43 - 46)

Dựa vào thực tiễn có khá nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân chia, phương pháp dự đoán, phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạch tuyến tính, sử dụng mô hình kinh tế lượng hay dựa vào ý kiến các chuyên gia… Ngoài ra, phương pháp Dupont vẫn được sử dụng tại các doanh nghiệp hiện nay. Đây là một công cụ đơn giản để cung cấp những thông tin và đánh giá cơ bản giúp tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; có thể dễ dàng kết nối với các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên. Nhưng phương pháp Dupont vẫn còn tồn tài nhiều hạn chế đặc biệt là:

- Phương pháp Dupont tính toán dựa vào số liệu kế toán cơ bản nhưng có thể không đáng tin cậy;

- Thông thường được áp dụng cho phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu mà không bao gồm chi phí vốn;

33

- Mức độ tin cậy của mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào giả thuyết và số liệu đầu vào.

Chính vì những hạn chế đó mà trong luận văn này, tác giả lựa chọn phương pháp so sánh làm phương pháp phân tích tài chính xuyên suốt quá trình.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế. Phương pháp này đánh giá chỉ tiêu phân tích dựa trên cơ sở chỉ tiêu mẫu có tính thống nhất về cách tính, nội dung kinh tế và đơn vị tính nhằm thấy được sự khác biệt của đối tượng phân tích. Ngoài ra, các chỉ tiêu phải được quy đổi về cùng một quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau. Trong bài luận văn khi phân tích tình hình tài chính của Hapro giai đoạn 2017-2020, tác giả sử dụng một số dạng so sánh sau:

a. So sánh bằng số tuyệt đối

Đối với dạng so sánh này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh có được, nó phản ánh mức độ biến động và xu hướng của chỉ tiêu và nhân tố. Cụ thể: - Trong phân tích tình hình tài sản, tác giả so sánh số tuyệt đối của tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn,...trong tổng tài sản trong giữa các năm liền kề giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích tình hình nguồn vốn, tác giả so sánh số tuyệt đối của các khoản mục nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu trong tổng nợ phải trả giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tuyệt đối của các lợi nhuận HĐKD chính, lợi nhuận HĐTC trước lãi vay, lợi nhuận khác trong tổng số lợi nhuận trước lãi vay và thuế giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020. - Trong phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ, tác giả so sánh số tuyệt đối các chỉ tiêu Tổng số tiền thu từ hoạt động kinh doanh, Tổng số tiền thu từ hoạt động đầu tư, Tổng số tiền thu từ hoạt động tài chính giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017- 2020.

34

b. So sánh bằng số tương đối

Tác giả áp dụng so sánh số tương đối để nhằm xác định kết cấu và xác định xu hướng, tốc độ biến động tương đối của các thành phần. Cụ thể:

- Trong phân tích tình hình tài sản, tác giả so sánh số tương đối của tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, tài sản dở dang dài hạn,...trong tổng tài sản trong giữa các năm liền kề giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích tình hình nguồn vốn, tác giả so sánh số tương đối của các khoản mục nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu trong tổng nợ phải trả giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020.

- Trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối của các lợi nhuận HĐKD chính, lợi nhuận HĐTC trước lãi vay, lợi nhuận khác trong tổng số lợi nhuận trước lãi vay và thuế giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017- 2020.

c. So sánh theo chiều ngang

Trong luận văn, tác giả áp dụng phương pháp so sánh theo chiều ngang đối với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối và số tuyệt đối của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020 để giúp các nhà phân tích nắm được mức độ biến động tăng, giảm của từng chỉ tiêu và bản chất của các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới quá trình sinh lời và trạng thái tài chính của công ty, qua đó có thể đưa ra các kết luận cần thiết cho công tác quản lý.

d. So sánh theo chiều dọc

Trong luận văn, tác giả áp dụng dạng so sánh theo chiều dọc đối với phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tác giả so sánh số tương đối và số tuyệt đối của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,...giữa các năm liền kề trong giai đoạn 2017-2020 để thấy sự biến động của chi phí (hoặc lợi nhuận) trên doanh thu, từ đó đánh giá được hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí hoạt

35

động kinh doanh chính cũng như mức độ đóng góp của các bộ phận lợi nhuận vào tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chung của doanh nghiệp.

Ngoài ra, số liệu của Hapro trong giai đoạn 2017-2020 cũng sẽ được so sánh với một số đơn vị hoạt động trong cùng ngành giúp cho việc đánh giá vị thế của doanh nghiệp, đánh giá năng lực cạnh tranh với bình quân chung của ngành hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)