Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 48)

Tổng công ty thương mại Hà Nội – CTCP (Hapro) là doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực như:

- Xuất nhập khẩu với trọng tâm là các sản phẩm hàng nông sản thực phẩm; - Bán buôn thực phẩm;

- Bán buôn đồ uống;

- Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào;

- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông; - Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình (trừ dược phẩm); - Bán buôn thiết bị ngoại vi, máy vi tính và phần mềm;

- Kinh doanh thương mại nội địa như: phát triển chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Haprofood, BRGMart;

...

Từ tháng 6/2018, Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội – CTCP (Hapro) đã chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và là doanh nghiệp thành viên lớn của Tập đoàn BRG. Với thế mạnh sẵn có, cùng sự chỉ đạo định hướng của Tập đoàn BRG, Hapro tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa với thương hiệu bán lẻ Haprofood/BRGMart, tăng cường thúc đẩy xuất khẩu phấn đấu đưa thương hiệu BRGHapro trở thành một trong những thương hiệu mạnh của Việt Nam và thương hiệu xuất khẩu quốc tế lớn mạnh tại khu vực.

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty và Quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày 11/8/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trên cơ sở sắp xếp lại các

38

doanh nghiệp nhà nước của Thành phố hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trong đó Công ty Sản xuất dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trực thuộc Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công thương Hà Nội) được giao nhiệm vụ đảm nhận chức năng là Công ty Mẹ - Tổng công ty. Hapro chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2004.

Thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tháng 3/2010, Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 3466/QĐ- UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 13/7/2010.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

39

Nguồn: Báo cáo thường niên Hapro 2018

40

3.1.4 Cơ cấu tổchức quản lý của Tổng công ty

Cơ cấu tổ chức của Hapro gồm có: - Đại hội đồng cổ đông; - Hội đồng quản trị; - Ban kiểm soát; - Ban Tổng giám đốc;

- Các khối phòng ban chức năng: Ban hành chính tổng hợp, Ban quản trị nhân sự, Ban tài chính kế toán, Ban đối ngoại & marketing, Văn phòng pháp chế, Ban đầu tư & phát triển dự án, Ban quản lý & khai thác tài sản.

- Các đơn vị trực thuộc Hapro: 11 đơn vị.

- Các công ty thành viên : Hapro có 21 công ty thành viên.

3.2. Phân tích tổng quan

3.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh

Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội – CTCP là một đơn vị hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đa ngành, đa nghề. Do giới hạn không gian và thời gian nghiên cứu, tác giả lựa chọn ngành sản xuất thực phẩm, xuất khẩu nông sản của Hapro để phân tích, dự báo và đánh giá tình hình tài chính. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh được phân tích như sau:

a. Cạnh tranh trong ngành

Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm và xuất khẩu nông sản phải kể đến có Tổng Công ty Lương thực Miền Nam – CTCP (Vinafood II), Công Ty CP Xuất nhật khẩu Lương Thực - Thực Phẩm Hà Nội (Vinafood I). Lực lượng cạnh tranh trong ngành cũng chỉ tập trung vào các thương hiệu này, ngoài ra vẫn tồn tại một số thương hiệu nhỏ khác nhưng họ không gây ra “mối đe dọa” cạnh tranh lớn như CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco, CTCP Xuất nhập khẩu An Giang, CTCP Thực phẩm Nông Sản xuất khẩu Sài Gòn, CTCP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm,… Xét về quy mô thì Hapro có quy mô lớn hơn nhiều so với các DN cùng ngành. Nhưng khi đại dịch Covid-19 đến với thế giới và Việt Nam thì hoạt động sản xuất kinh doanh

41

trở nên khó khăn, thị phần giữa các thương hiệu lớn đang dần chia nhỏ ra cho các DN biết nắm bắt thời cơ, vận mệnh.

b. Đối thủ tiềm năng

Trong ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, xuất khẩu lương thực có một số yếu tố ngăn cản các thương hiệu mới tham gia. Nguyên nhân bởi việc phát triển một thương hiệu trong thời gian ngắn là khó. Hoạt động sản xuất đến xuất khẩu đòi hỏi các khoản đầu tư lớn, nguồn lực tài chính lớn. Để bắt đầu xâm nhập vào thị trường, các thương hiệu địa phương có thể bắt đầu với quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, số chi phí đầu tư cho tiếp thị và tuyển dụng lao động chất lượng cao cũng rất cao.

c. Sức mạnh đàm phán của các nhà cung cấp

Sức mạnh của nhà cung ứng trong trường hợp này là rất yếu. Bởi Hapro có thể dễ dàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, nhưng không có nhà cung cấp nào có thể chuyển đổi khỏi Hapro một cách dễ dàng.

d. Sức mạnh đàm phán của khách hàng

Sức mạnh khách hàng cá nhân trong trường hợp Hapro là thấp. Khách hàng cá nhân thông thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường cụ thể nào. Sức mạnh khách hàng của Hapro tập trung vào các doanh nghiệp bởi các DN họ mua sản phẩm với số lượng lớn. Nhìn chung sức mạnh của khách hàng với thương hiệu Hapro là lớn.

e. Nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ thay thế

Số lượng sản phẩm thay thế các sản phẩm của Hapro rất cao. Chi phí chuyển đổi thấp cho khách hàng. Ngoài ra, chất lượng của các sản phẩm thay thế nói chung cũng tốt. Vì vậy, dựa trên những yếu tố này, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế là rất mạnh.

42

3.2.2. Phân tích SWOT của Hapro

Điểm mạnh Điểm yếu

- Vị thế và thương hiệu Tổng công ty tiếp tục được khẳng định trên địa bàn Thủ đô, trong cả nước và tại thị trường trên 70 nước, khu vực trên thế giới. Mô hình hoạt động của Tổng công ty đã được khẳng định và tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa trong xu thế hội nhập quốc tế.

- Tổng công ty đang trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ trẻ, đầy sức sáng tạo, tâm huyết với sự nghiệp phát triển của Tổng công ty.

- Công tác đổi mới phát triển DN, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại bộ máy tổ chức của Công ty Mẹ - Tổng công ty và các Công ty thành viên Tổng công ty đã được triển khai tích cực, bộ máy quản lý dần được tinh gọn, hoạt động bài bản. Năng lực và tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý từ Tổng công ty đến các Công ty thành viên đã có chuyển biến rõ nét đặc biệt là tư duy về thị trường, hợp tác, mô hình liên kết,….

- Thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và phát triển tại hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; một số

Bên cạnh những điểm mạnh, Hapro đang đối mặt với một số thách thức, khó khăn: - Thiếu hụt đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cao; cơ sở vật chất còn hạn hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hiệu quả cao; thu nhập tăng thêm của cán bộ, công nhân viên còn chưa cao; sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

- Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhìn chung đã được trải qua kinh nghiệm, tiếp tục được đào tạo song vẫn còn một số bộ phận chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình phát triển mới; việc cải cách cơ chế lương và các chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn để thu hút, giữ lao động có trình độ cao. - Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn vốn chưa đủ mạnh; thiếu hạ tầng thương mại tập trung theo quy mô.

- Khả năng cạnh tranh quốc tế về thương mại mặc dù đã có tiến bộ nhưng vẫn còn yếu, hoạt động của một số Công ty thành viên của Tổng công ty còn nhỏ lẻ, manh mún.

43 mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty đã có vị trí trong danh sách các mặt hàng có kim ngạch lớn của cả nước. Chương trình phát triển cửa hàng tiện ích mang thương hiệu Haprofood, Hapromart. Chương trình xây dựng thương hiệu mạnh của Tổng công ty, chương trình liên kết nội bộ,…đi vào nề nếp, bài bản và hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy SXKD của Tổng công ty.

- Một số các thương hiệu của các Công ty thành viên như: Hapromart, Haprofood, Thủy Tạ, Unimart Seika, Hafasco, Chu Đậu... đã dần được người tiêu dùng thủ đô và cả nước biết đến, tin cậy sử dụng.

Cơ hội Thách thức

- Trên bình diện quốc tế, dưới tác động của khoa học công nghệ, quan hệ kinh tế thế giới đang biến đổi. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng, mở ra nhiều cơ hội cho Tổng công ty như: các cơ hội kinh doanh lớn về XNK, đầu tư hoặc tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất, kinh doanh trong phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới;

- Tình hình chính trị, an ninh Thế giới, các đại dịch bùng phát như Covid-19 và trong khu vực ngày càng phức tạp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động XNK của Tổng công ty.

- Biến đổi khí hậu toàn cầu gây nên những thay đổi thời tiết bất thường, ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng của ngành hàng xuất khẩu chính của Tổng công ty là nông sản; đồng thời ảnh hưởng tới nguồn cung sản phẩm phục vụ thương mại nội địa.

44 - Tại Việt Nam, qua hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước ngày càng đi lên. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cùng quy mô dân số trên 100 triệu người, mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, dân số đang trong độ cơ cấu dân số vàng (trong đó có tới 60% là tiêu dùng trẻ), tốc độ đô thị hóa nhanh, bên cạnh đó, tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng hiện nay đang biến Việt Nam thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn;

- Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa và là một trong những thị trường đứng đầu của cả nước với thu nhập bình quân đầu người, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm không ngừng tăng cao. Bên cạnh đó, Hà Nội là đầu mối giao thương, là trung tâm liên kết kinh tế của cả vùng nên việc mở rộng chiếm lĩnh thị phần tại Hà Nội sẽ tạo tiền đề quan trọng để mở rộng và chi phối thị trường các tỉnh, thành phố phía Bắc, hướng tới miền Trung, miền Nam.

- Sự tham gia hoạt động của các Tập đoàn bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam ngày càng tạo ra sức ép, cạnh tranh cao đối với các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Tổng công ty Thương mại Hà Nội.

3.3. Phân tích tình hình tài chính Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP 3.3.1. Phân tích tình hình tài sản

3.3.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản

Từ báo cáo tài chính của Hapro từ năm 2017 đến năm 2020, tác giả đã tập hợp tính toán và lập được bảng số liệu sau đây:

45

Bảng 3.1: Cơ cấu tổng tài sản qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

TÀI SẢN

NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020 CHÊNH LỆCH

NĂM 2018/2017 NĂM 2019/2018 NĂM 2020/2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.000.177 47,31 1.918.686 45,87 1.479.356 43,63 1.156.009 37,74 (81.491) (1,45) (439.330) (2,24) (323.347) (5,89) Tiền và các khoản tương đương tiền 411.916 9,74 224.766 5,37 111.600 3,29 17.833 0,58 (187.150) (4,37) (113.165) (2,08) (93.768) (2,71) Các khoản

đầu tư tài chính ngắn hạn 102.350 2,42 283.041 6,77 185.090 5,46 151.000 4,93 180.691 4,35 (97.952) (1,31) (34.090) (0,53) Các khoản phải thu ngắn hạn 1.278.538 30,24 1.184.850 28,32 1.074.347 31,69 905.309 29,55 (93.687) (1,92) (110.503) 3,36 (169.039) (2,13) Hàng tồn kho 177.289 4,19 199.936 4,78 72.075 2,13 46.455 1,52 22.647 0,59 (127.861) (2,65) (25.620) (0,61) Tài sản ngắn hạn khác 30.084 0,71 26.092 0,62 36.244 1,07 35.413 1,16 (3.992) (0,09) 10.152 0,45 (831) 0,09 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.227.457 52,69 2.264.481 54,13 1.911.214 56,37 1.907.126 62,26 37.024 1,45 (353.266) 2,24 (4.088) 5,89 Các khoản phải thu dài hạn

46

TÀI SẢN

NĂM 2017 NĂM 2018 NĂM 2019 NĂM 2020

CHÊNH LỆCH

NĂM 2018/2017 NĂM 2019/2018 NĂM 2020/2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tài sản cố định 828.388 19,59 796.954 19,05 576.155 16,99 564.611 18,43 (31.434) (0,54) (220.798) (2,06) (11.545) 1,44 Bất động sản đầu tư 131.335 3,11 127.887 3,06 112.876 3,33 109.202 3,57 (3.449) (0,05) (15.011) 0,27 (3.674) 0,24 Tài sản dở dang dài hạn 638.893 15,11 721.976 17,26 673.119 19,85 709.706 23,17 83.084 2,15 (48.857) 2,59 36.586 3,32 Các khoản

đầu tư tài chính dài hạn 350.749 8,30 326.045 7,79 290.463 8,57 239.168 7,81 (24.704) (0,50) (35.582) 0,77 (51.295) (0,76) Tài sản dài hạn khác 261.882 6,19 274.896 6,57 243.083 7,17 272.957 8,91 13.014 0,38 (31.813) 0,60 29.874 1,74 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 4.227.634 100 4.183.166 100 3.390.571 100 3.063.136 100 (44.467) - (792.596) - (327.435) -

47

Căn cứ Bảng 3.1 xét về quy mô tổng tài sản: tổng tài sản năm 2020 là 3.063.136 triệu đồng giảm so với năm 2019 là 327.435 triệu đồng (tương ứng 9,66%); năm 2019 so với năm 2018 giảm 792.596 triệu đồng (tương ứng 18,95%); năm 2018 so với năm 2017 giảm 44.467 triệu đồng (tương ứng 1,05%) chứng tỏ quy mô của Tổng công ty đang có xu hướng giảm. Cụ thể:

- Cơ cấu tài sản ngắn hạn: có thể thấy tài sản ngắn hạn từ năm 2017-2020 giảm từ 2.000.177 triệu đồng năm 2017 xuống còn 1.156.009 triệu đồng năm 2020. Đây cũng là điều dễ hiểu khi năm 2020 đứng trước đại dịch Covid-19, doanh số bán hàng giảm mạnh, công nợ phải thu tăng từ 72,62% năm 2019 lên 78,31% năm 2020.

+ Khoản mục hàng tồn kho năm 2020 ghi nhận là 46.455 triệu đồng so với năm 2019 giảm 25.620 triệu đồng (tương ứng 35,55%), năm 2019 so với năm 2018 giảm 127.861 triệu đồng (tương ứng 63,95%), năm 2018 so với năm 2017 tăng 22.647 triệu đồng (tương ứng 12,77%). Tương tự, tỷ trọng hàng tồn kho/tổng tài sản lại giảm từ 4,19% năm 2017 xuống 1,52% năm 2020, tỷ lệ này được duy trì đều suốt 4 năm từ 2017-2020. Có thể thấy Hapro đang có khả năng bán hàng tốt, nhanh cho nên Tổng công ty có lượng dự trữ hàng tồn kho thấp. Để hiểu rõ hơn về khoản mục hàng tồn kho, tác giả lập bảng sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu hàng tồn kho (gồm cả khoản dự phòng)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng hàng tồn kho 199.936 72.075 46.455

100% 100% 100%

Dự phòng (538) (537) (537)

(0,27%) (0,75%) (1,16%)

Hàng mua đi đường 0 0 311

0% 0% 0,67%

Nguyên vật liệu 23.094 4.802 2.073

11,55% 6,66% 4,46%

Công cụ, dụng cụ 4.384 188 185

48

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 2.921 1.174 1.193

1,46% 1,63% 2,57% Thành phẩm 25.057 2.786 10.009 12,53% 3,87% 21,55% Hàng hóa 107.649 45.633 31.870 53,84% 63,31% 68,60% Hàng hóa bất động sản 1.211 1.211 0% 1,68% 2,61% Hàng gửi bán 37.369 16.818 141 18,69% 23,33% 0,30%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ báo cáo tài chính Hapro)

Theo Bảng 3.2, phần lớn trong hàng tồn kho là hàng hóa, thành phẩm, còn tỷ lệ nguyên vật liệu công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất, kinh doanh chiếm tỷ lệ vừa phải. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của Hapro, một doanh nghiệp kinh doanh thương mại xuất khẩu, bán hàng hóa tiêu dùng trong nước.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2020 là 905.309 triệu đồng so với năm 2019

Một phần của tài liệu Phân tích và dự báo tài chính tại tổng công ty thương mại hà nội CTCP (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)