Bên cạnh những giải pháp mang tính cốt lõi giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì Hapro nên chú trọng vào phân tích và phát triển nguồn nhân lực:
a) Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có
- Hoàn thiện các quy chế, chính sách hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp. - Đảm bảo công bằng và hợp lý trong chi trả lương cho người lao động, tạo tính cạnh tranh trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài và giữ chân nguồn lực bên trong
- Cải thiện môi trường làm việc.
- Tiến hành đánh giá năng lực của từng nhân viên theo định kỳ ngoài trình độ chuyên môn còn phải trao dồi thêm về trình độ ngoại ngữ, nhằm xem xét khả năng
105
của từng người để lên kế hoạch đào tạo hoặc tái đào tạo với mục đích nâng cao hơn nữa hiệu quả công việc của nhân viên.
- Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc. - Cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không làm giá trị tăng thêm, đảm bảo tính chuyên nghiệp cao trong môi trường làm việc.
b) Phát triển nguồn nhân lực
- Mục tiêu thành công của doanh nghiệp chỉ được hoàn thiện khi nguồn nhân lực của tổ chức không ngừng được phát triển.
- Thực hiện các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng hợp lý để tạo điều kiện gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.
- Tạo ra môi trường làm việc năng động, thân thiện.
- Hoàn thiện các chính sách đề bạt - thăng tiến cho nhân viên xuất sắc.
- Không ngừng nâng cao cơ cấu tổ chức, tạo tính năng động trong sự phát triển hướng tới sự hứng khởi trong công việc cho nhân viên. Tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong từng vị trí công việc để mọi nhân viên có thể phát huy tối đa năng lực của bản thân.
- Tổ chức các chuyến tham quan du lịch, các phong trào thể dục thể thao theo định kỳ tạo điều kiện cho tất cả nhân viên có cơ hội giao lưu học hỏi, cũng như vui chơi giả trí để tái tạo lại sức lao động.
c) Chính sách thu hút nguồn nhân lực
- Các chính sách nhân sự hợp lý, năng động để có thể thu hút được nhiều nhân tài từ các nơi khác về phục vụ cho công ty.
- Có các gói chính sách đãi ngộ phúc lợi, tiền lương hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn nhân lực từ bên ngoài về làm việc.
- Phối hợp tuyển dụng ở các trường đại học, trung tâm đào tạo để tìm kiếm các ứng viên có năng lực. Có các chương trình hỗ trợ và tìm kiếm các ứng viên là những sinh viên có năng lực và tâm huyết ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
106
- Sàng lọc kỹ nguồn lao động đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thật sự có khả năng, tâm huyết với công việc, nhiệt tình và sáng tạo, có hướng gắn bó lâu dài với nghề nhân sự.
Trên đây là những giải pháp mà luận văn đề xuất khắc phục những tồn tại, yếu của công ty những giải pháp này vừa ảnh hưởng trực tiếp vừa gián tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các giải pháp đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, giải pháp này có thể là điều kiện thúc đẩy việc thực hiện tốt giải pháp kia hoặc có cùng một mục tiêu chung nào đó. Vì vậy việc kết hợp khéo léo, linh hoạt giữa các giải pháp với nhau sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời qua đó cũng giúp Ban quản trị của công ty đánh giá đúng thực trạng tài chính của mình, một mặt phát huy những thế mạnh sẵn có, mặt khác đưa ra các chính sách khắc phục hạn chế để ngày càng nâng cao khả năng tài chính và tạo các mức sinh lời cao, tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển.
4.3. Kiến nghị
4.3.1. Đối với nhà nước
Mặc dù Nhà nước đã ban hành một số chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự giải quyết được khó khăn phần lớn vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình dịch bệnh vẫn chưa thể kiểm soát được dẫn đến kinh tế sụt giảm, thu nhập của người lao động bấp bênh, tỷ lệ thất nghiệp tăng; kéo theo tâm lý người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Điều này càng làm cho tình hình kinh doanh của thị trường ngày một khó khăn hơn.
- Nhà nước nên đổi mới cách thức làm xúc tiến thương mại, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp có thể giảm bớt tỷ lệ chi đoàn đi, tăng tỷ lệ chi cho hiệp hội, doanh nghiệp đầu tàu có kế hoạch dài hơi thâm nhập một thị trường mới, chi đi gặp đối tác để trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo vệ thương hiệu (sở hữu trí tuệ).
- Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí và hạ giá thành thông qua: + Phát triển hạ tầng cơ sở và logistics.
107
+ Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Chính phủ tăng cường đàm phán để tiếp tục mở cửa thị trường cho các nông sản mới, đặc biệt là nhóm rau, hoa quả đang có nhiều tiềm năng. Nhà nước tích cực đẩy mạnh đàm phán cấp Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ nhằm giới thiệu các nông sản mới và đồng thời yêu cầu sự cho phép nhập khẩu của các nước này.
4.3.2. Đối với công ty
- Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác quản lý điều hành chung có hiệu quả tại Tổng công ty theo yêu cầu chung. Tái cơ cấu bộ máy quản lý điều hành tạo sự bứt phá cho hoạt động kinh doanh sau cổ phần hóa.
- Tập trung thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa, nâng cao hiệu quả kinh doanh, rà soát xây dựng mô hình kinh doanh phát triển theo chuỗi trên cơ sở hệ thống địa điểm kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh chính Tổng công ty đang thực hiện. Tiếp tục triển khai căn chỉnh, xây dựng và triển khai phương án đổi mới hoạt động kinh doanh thương mại bán lẻ, thực hiện tái cơ cấu hệ thống. Căn chỉnh hệ thống hình ảnh và nhận diện các địa điểm bán lẻ của Hapro, quan tâm đến việc phát triển mảng kinh doanh online.
- Tăng cường và thúc đẩy xuất khẩu. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho mảng kinh doanh xuất khẩu: nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường, phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao hiệu quả lợi nhuận xuất khẩu và đảm bảo an toàn nguồn vốn.
- Tái cấu trúc toàn diện hoạt động SXKD của Tổng công ty.
- Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại với đối tác trong nước và ngoài nước để thúc đẩy kinh doanh nhất là kinh doanh xuất khẩu. Quảng bá, truyền thông thương hiệu của HaproExport, Hapromart.
- Làm tốt công tác quản lý mạng lưới, công tác rà soát các dự án đầu tư để từ đó xây dựng phương án đầu tư có hiệu quả gắn với phát triển các ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty.
108
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương 4, luận văn đã đưa ra những mục tiêu, định hướng phát triển, giải pháp để giúp cho Hapro cải thiện được tình hình tài chính cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước, đối với doanh nghiệp.
Giai đoạn năm 2021-2023 doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đại dịch Covid-19 xảy ra khiến chúng ta phải nhìn nhận đánh giá lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ đó có những thay đổi để thích nghi với cuộc sống mới, thị trường mới. Doanh nghiệp phải tận dụng thời cơ nắm bắt cơ hội để phát triển, nếu không cơ hội sẽ dành cho doanh nghiệp khác.
109
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu lý luận về phân tích và dự báo tài chính tại Hapro, luận văn đã đạt được các kết quả cụ thể sau:
Về mặt lý luận, Luận văn đã góp phần hệ thống hoá về mặt lý luận, cơ sở phân tích tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, Luận văn đã đi sâu phân tích tài chính của Hapro từ đó dự báo tình hình tài chính các năm tiếp theo. Luận văn đã phản ánh thực trạng những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tài chính tại Hapro. Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, tốc độ lây lan rất nhanh (nhất là đợt dịch bùng phát trong tháng 7/2021), các doanh nghiệp đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong khi các nguồn lực dự trữ đang cạn dần, thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm. Hapro chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, theo báo cáo mới nhất từ công ty lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty 6 tháng đầu năm 2021 giảm 181% so với cùng kỳ năm 2020. Nắm bắt được tình hình thực tế, Luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Hapro đặc biệt là nhóm giải pháp ứng phó thời Covid- 19.
Tác giả với vai trò là đối tượng bên ngoài Tổng công ty, vì thế tác giả đã giải quyết được các yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Với hạn chế về không gian, thời gian và năng lực của bản thân, đề tài “Phân tích và dự báo tài chính tại Tổng công ty thương mại Hà Nội - CTCP” vẫn còn nhiều hạn chế, tác giả mong nhận được nhiều sự góp ý kiến của quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco, 2017-2020. Báo cáo tài chính qua các năm 2017-2020, Hồ Chí Minh.
2. Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Lương Thực - Thực Phẩm Hà Nội, 2017- 2020. Báo cáo tài chính qua các năm 2017-2020, Hà Nội.
3. CTCP Thực phẩm Nông Sản xuất khẩu Sài Gòn, 2017-2020. Báo cáo tài chính qua các năm 2017-2020, Hồ Chí Minh.
4. CTCP Xây lắp Cơ khí và Lương thực Thực phẩm, 2017-2020. Báo cáo tài chính qua các năm 2017-2020, Long An.
5. CTCP Xuất nhập khẩu An Giang, 2017-2020. Báo cáo tài chính qua các năm 2017-2020, An Giang.
6. Đào Thị Thanh Giang, 2019. Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
7. Đào Thị Thu Thảo, 2019. Phân tích và dự báo tài chính Công ty cổ phần Traphaco. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
8. Đinh Thị Dung, 2020. Phân tích và dự báo tài chính tại công ty TNHH Daesun Vina. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
9. Ngô Kim Phượng và Lê Hoàng Vinh, 2021. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tài Chính.
10.Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2015. Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tài Chính.
11.Nguyễn Đăng Cường, 2017. Phân tích và dự báo tình hình tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng Intracom. Luận văn Thạc sĩ . Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
111
12.Nguyễn Thị Thúy, 2020. Phân tích và dự báo tài chính tại Công ty cổ phần Y tế Quang Minh. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
13.Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội – CTCP, 2017-2020. Báo cáo tài chính qua các năm 2017-2020, Hà Nội.
14.Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội – CTCP, 2017-2020. Báo cáo thường niên qua các năm 2017-2020, Hà Nội.
15.Trần Thị Thanh Tú, 2021. Giáo trình phân tích tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
Internet
16.https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis/financial?ticker=AGM. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021].
17.https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis/financial?ticker=AGX. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021].
18.https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis/financial?ticker=FHN. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021].
19.https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis/financial?ticker=HTM. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021].
20.https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis/financial?ticker=MCF. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021].
21.https://tcinvest.tcbs.com.vn/tc-price/tc-analysis/financial?ticker=SAF. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021].
22.http://www.haprogroup.vn/. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021]. 23.Thu Thủy, 2021. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Tăng trưởng GDP Việt Nam
năm 2021 có thể đạt 6,5%.< https://congthuong.vn/quy-tien-te-quoc-te-imf- tang-truong-gdp-viet-nam-nam-2021-co-the-dat-65-155007.html>. [Ngày truy cập: 10 tháng 04 năm 2021].
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
TRÍCH THÔNG TIN TRÊN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA HAPRO
Đơn vị: triệu đồng CHỈ TIÊU 31/12/20 17 31/12/20 18 31/12/20 19 31/12/20 20 A. Tài sản ngắn hạn 2.000.177 1.918.686 1.479.356 1.156.009
I. Tiền và các khoản tương đương
tiền 411.916 224.766 111.600 17.833
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn 102.350 283.041 185.090 151.000
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.278.538 1.184.850 1.074.347 905.309
IV. Hàng tồn kho 177.289 199.936 72.075 46.455
V. Tài sản ngắn hạn khác 30.084 26.092 36.244 35.413
B. Tài sản dài hạn 2.227.457 2.264.481 1.911.214 1.907.126
I. Các khoản phải thu dài hạn 16.211 16.723 15.517 11.483
II. Tài sản cố định 828.388 796.954 576.155 564.611
III. Bất động sản đầu tư 131.335 127.887 112.876 109.202 IV. Tài sản dở dang dài hạn 638.893 721.976 673.119 709.706 V. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn 350.749 326.045 290.463 239.168
VI. Tài sản dài hạn khác 261.882 274.896 243.083 272.957
Tổng cộng tài sản 4.227.634 4.183.166 3.390.571 3.063.136
A. Nợ phải trả 1.846.041 1.756.734 1.066.696 783.297
I. Nợ ngắn hạn 1.497.806 1.416.394 892.621 319.279
1. Phải trả người bán ngắn hạn 141.647 91.200 76.162 40.459 2. Người mua trả tiền trước ngắn
hạn 11.371 14.777 9.051 9.597
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước 7.906 19.082 24.037 2.265
4. Phải trả người lao động 15.235 13.426 9.122 5.342
5. Chi phí phải trả ngắn hạn 3.850 3.350 6.173 6.333
6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn
hạn 8.653 10.832 5.674 6.743
7. Phải trả ngắn hạn khác 184.392 274.975 68.025 64.066 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn
hạn 1.080.263 972.298 678.302 182.572
9. Quỹ khen thưởng. phúc lợi 44.490 16.454 16.076 1.901
II. Nợ dài hạn 348.235 340.340 174.074 464.018
1. Phải trả người bán dài hạn 3.737 19.773 56.067
2. Người mua trả tiền trước dài hạn 79.527 79.523 79.115 61.454
CHỈ TIÊU 31/12/20 17 31/12/20 18 31/12/20 19 31/12/20 20
4. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 97.372 76.049 68.074 10.971
5. Phải trả dài hạn khác 130.560 134.876 15.189
6. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 37.039 21.199 10.635 334.427
7. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 1.061 1.098
B. Vốn chủ sở hữu 2.381.593 2.426.433 2.323.875 2.279.839
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.708.564 2.200.000 2.200.000 2.200.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 8.068 4.484 316 316
3. Cổ phiếu quỹ (530)
3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 417.685 12.987 16.835 16.835
4. Quỹ đầu tư phát triển 36.321 4.652 24 33.437
5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 46 28
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối (14.981) (18.276) 89.364 10.538
- LNST chưa phân phối lũy kế đến
cuối kỳ (25.682) (33.608) (24.621) 7.961 - LNST chưa phân phối kỳ này 10.701 15.332 113.985 2.576
8. Nguồn vốn đầu tư XDCB 19.068
9. Lợi ích của cổ đông thiểu số 206.867 222.586 17.290 19.216
PHỤ LỤC 2
TRÍCH THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA