7. Kết cấu của luận án
2.6.1 Hình thức quản lý nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật
2.6.1.1 Hoạt động ban hành chính sách, pháp luật quy định về biểu diễn nghệ thuật
Hoạt động ban hành chính sách, pháp luật là một trong các hoạt động quan trọng của QLNN, đảm bảo xây dựng khung pháp luật là nền tảng cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động BDNT và các chủ thể có thẩm quyền thực hiện hoạt động QLNN đối với BDNT. QLNN đối với BDNT là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về văn hóa, được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính NN ở trung ương và địa phương.
Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, ban hành Hiến pháp và các Luật để điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nói chung. Trên cơ sở đó, cơ quan HCNN là chủ thể có chức năng QLNN về BDNT sẽ ban hành các văn bản pháp luật và các chính sách để thực hiện hoạt động QLNN đối với BDNT.
37 Điều 12 khoản 2 điểm b Nghị định 144/2020/NĐ-CP Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. 38 Khoản 5 Điều 13 Nghị định 144/2020/NĐ-CP Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
39 Điều 16 khoản 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
Các chính sách và văn bản pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động QLNN cụ thể đối với BDNT bao gồm các quy định về các loại hình NTBD, tổ chức thực hiện hoạt động BDNT, các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực BDNT, thẩm quyền quản lý của từng chủ thể cụ thể, cách thức, thủ tục thực hiện hoạt động BDNT của các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Có thể nói, tương ứng với mỗi giai đoạn phát của đất nước, các chính sách và quy định của pháp luật phải được ban hành, sửa đổi phù hợp để đáp ứng các mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn. Nếu như khung pháp luật về QLNN đối với BDNT không được hoàn thiện thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý. Do đó, hoạt động ban hành chính sách, pháp luật về BDNT là một trong các hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động QLNN về BDNT. Đặc biệt là, trước yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa, yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm xây dựng và phát huy thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống, khai thác các tiềm năng kinh tế của nền công nghiệp văn hóa thì các chính sách và văn bản pháp luật đóng vai trò quan trọng.
Nhà nước thực hiện điều tiết và quản lý BDNT bằng các chế độ chính sách cụ thể cho từng nhóm sản phẩm, mặt hàng cụ thể, từng khu vực đảm bảo việc thoả mãn nhu cầu và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần cho toàn dân. Các chính sách gồm: chính sách đầu tư tài chính, chính sách giá cả, chính sách thuế đối với các sản phẩm và dịch vụ văn hóa phục vụ nhiệm vụ chính trị; chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với các thành phần tham gia NTBD. Các chính sách đó một mặt, phải phù hợp với quy luật vận động của thị trường văn hóa, mặt khác phải đảm bảo đúng định hướng phát triển văn hóa của quốc gia.
Ngoài ra, QLNN còn được thể hiện trong các quan hệ hợp tác quốc tế về SXKD và phổ biến sản phẩm, dịch vụ NTBD ra thế giới (các quan hệ trao đổi, mua bán, liên kết sản phẩm, mua bán bản quyền tác giả).
Các nội dung quản lý trên đây đòi hỏi phải được thực hiện đúng quy định phân cấp quản lý và theo chức năng của cơ quan Nhà nước. Việc xác định rõ nội dung và mục tiêu quản lý sẽ giúp cho chủ thể quản lý trả lời được câu hỏi “phải làm gì”? “Làm như thế nào?”. Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, Nhà nước cần phải sử dụng các phương pháp quản lý thích hợp. Các phương pháp quản lý có liên quan chặt chẽ đến các mục tiêu quản lý, chúng xác định con đường, cách thức, biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu quản lý. Trong những điều kiện nhất định, phương pháp có tác động quan trọng đến sự thành công hay thất bại các mục tiêu và nhiệm vụ quản lý.
2.6.1.2. Hoạt động áp dụng pháp luật quy định về biểu diễn nghệ thuật
Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật là hoạt động của các chủ thể quản lý có thẩm quyền căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) hiện hành để giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quá trình QLNN về BDNT. Có thể thấy hoạt động BDNT rất đa dạng về loại hình, hình thức thực hiện do đó việc căn cứ vào quy định của pháp luật để giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình QLNN đối với BDNT đòi hỏi chủ thể quản lý có quyền chủ động, sáng tạo để
đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Hoạt động BDNT được thực hiện bởi các cá nhân, tổ chức và dưới hình thức chuyên nghiệp hoặc không chuyên với những cách thức và nội dung đa dạng, phong phú và với nhiều mục đích khác nhau. Để đảm bảo mục tiêu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời coi đó là một ngành công nghiệp văn hóa để phát triển kinh tế thì nội dung các chương trình, hoạt động BDNT cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, nói cách khác là chủ thể thực hiện BDNT phải chấp hành pháp luật và chủ thể quản lý sẽ dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành để áp dụng pháp luật trong việc quản lý các hoạt động BDNT.
Hoạt động kiểm duyệt nội dung, chương trình BDNT là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong tổ chức thực hiện BDNT của các cá nhân, tổ chức. Chủ thể có thẩm quyền sẽ dựa vào các quy định của pháp luật có liên quan để xác định các căn cứ như chấp thuận hoạt động BDNT hoặc tạm dừng hoạt động BDNT.
+ Chấp thuận BDNT41 là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí của nhà nước về việc công nhận tính hợp pháp của các hoạt động BDNT như không vi phạm các nội dung cấm BDNT, các hoạt động được pháp luật quy định cụ thể, không xâm phạm an ninh, chính trị, thuần phong, mỹ tục, truyền thống của dân tộc.
+ Tạm dừng BDNT là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động BDNT vi phạm các điều cấm, hoặc hoạt động đó gây mất trật tự, an toàn và an ninh.
Những hoạt động chấp thuận hay tạm dừng BDNT phải được tiến hành trên cơ sở của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức BDNT.
Ngoài ra, chủ thể QLNN có thẩm quyền còn thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức khi vi phạm các quy định của pháp luật về BDNT. QLNN về BDNT là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về văn hóa. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu do Đảng và Nhà nước ta đã đề ra đó là phấn đấu xây dựng ngành công nghiệp văn hóa mà trong đó BDNT sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong tăng trưởng GDP của nước ta. Do đó, một trong những nội dung quan trọng của QLNN đối với BDNT là thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức tham gia BDNT hoặc tổ chức chương trình BDNT.
“Thanh tra là kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”42. Thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp) của kiểm tra.43 Thanh tra gắn liền với chức năng quản lý nhà nước. Cơ quan Thanh tra có trách nhiệm xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo để tìm kiếm những biện pháp giải quyết thoả đáng theo quy định.
41 Lưu ý, NDD79/2012 quy định về cấp phép biểu diễn NT và hoạt động này hiện nay đã được quy định bởi NĐ 144/2020 về chấp thuận biểu diễn nghệ thuật.
42 Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2004. 43 Thuật ngữ pháp lý phổ thông, Nhà xuất bản Pháp lý, năm 1986,
Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. Thanh tra sẽ góp phần phát hiện những sơ hở, yếu kém, và đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước.
Thanh tra làm cho chu trình quản lý nhà nước được khép kín, các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn, từ việc xem xét, đánh giá, kiểm chứng việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đối tượng bị quản lý, đến việc đề xuất các biện pháp hoàn thiện chủ trương, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý của chủ thể.
Thanh tra đối với BDNT là một phần của thanh tra văn hoá, đây là hoạt động chuyên ngành nhằm mục đích phát hiện ra các sai phạm đối với các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực BDNT. Thanh tra bao gồm thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Hoạt động thanh tra được giao cho chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá bao gồm Thanh tra thuộc Bộ VHTTDL và thanh tra Sở VHTTDL. Thanh tra có nhiệm vụ thực hiện thanh tra hành chính thanh tra chuyên ngành và đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân, công tác pháp chế và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
“Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”44. Kiểm tra là chức năng của mọi chủ thể quản lý, không phân biệt ở cấp nào trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy quản lý nhà nước nói riêng. Tuy nhiên là ở các cấp bậc khác nhau thì quy mô kiểm tra cũng khác nhau và có những yêu cầu khác nhau. Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức nhất định, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế. Như vậy, kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý thuộc quyền nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của đối tượng quản lý. Thông qua thanh tra, kiểm tra, chủ thể quản lý sẽ phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lý kịp thời. Mục đích của kiểm tra là nhằm đánh giá đúng người đúng việc, từ đó đưa ra chủ trương, phương hướng phù hợp với tình hình thực tiễn. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện ra các vi phạm trong lĩnh vực BDNT và chủ thể quản lý sẽ có biện pháp xử lý kịp thời, nhằm khắc phục những thiệt hại, ảnh hưởng do hành vi này gây ra.
Xử lý vi phạm là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với BDNT căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và/hoặc các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với cá nhân, tổ chức khi thực hiện VPHC trong lĩnh vực BDNT. Đặc biệt là các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BDNT tương đối đa dạng do đặc thù của chính các hoạt động BDNT bao gồm nhiều hoạt động khác nhau ví dụ như hoạt động tạo ra những sản phẩm nghệ thuật được định hình dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh để truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật tới công chúng dưới các hình thức BDNT; lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung BDNT. Do đó, việc quy định hành vi nào là hành vi vi phạm cụ thể và tiến hành phát hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm sẽ góp phần bảo đảm 44 Theo Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2004.
giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc, góp phần đạt được mục tiêu phát triển văn hóa mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Do đó, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BDNT cần phải được nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời.
Như vậy, hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của chủ thể có thẩm quyền QLNN đối với BDNT là một trong những nội dung quan trọng của QLNN. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong BDNT sẽ góp phần đảm bảo việc các cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, với sự phát triển đa dạng và ảnh hưởng không nhỏ của văn hóa hội nhập bao gồm cả ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực do đó hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm là một trong những nội dung quan trọng của QLNN về BDNT.
2.6.1.3. Hoạt động áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp
Tổ chức trực tiếp là hình thức quản lý được chủ thể QLNN áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động BDNT hoặc nhằm mục đích đảm bảo các hoạt động đó thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Trong quản lý điều hành, hình thức tổ chức trực tiếp được thực hiện thường xuyên, chủ yếu bởi các chủ thể có thẩm quyền thông qua các hoạt động cụ thể như: (1) tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan đến BDNT đến các đối tượng quản lý; (2) tiến hành chỉ đạo, kiểm tra thực tế đối với các chương trình, hoạt động BDNT để đảm bảo các hoạt động này đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Hình thức tổ chức trực tiếp không được pháp luật quy định cụ thể mà do chủ thể quản lý chủ động, sáng tạo trong quá trình quản lý. Với mỗi chương trình, hoạt động BNDT tuỳ thuộc vào quy mô, tầm ảnh hưởng mà đòi hỏi sự tham gia chỉ đạo, điều hành của chủ thể quản lý là khác nhau và căn cứ vào đó xác định thẩm quyền chỉ đạo, điều hành. Ví dụ như đối với những chương trình BDNT quốc gia, phục vụ mục đích chính trị của Nhà nước thì do tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó thì phải do cơ quan trung ương chỉ đạo, điều hành. Còn đối với những chương trình, hoạt động trong phạm vi một địa phương sẽ do chính quyền địa phương đó trực tiếp quản lý, chỉ đạo.
Hình thức tổ chức các hội nghị: Hội nghị là hình thức của tập thể lãnh đạo ra quyết định hành chính, văn bản cá biệt về chuyên môn, về chế độ, chính sách… và bàn bạc các biện pháp phối hợp, truyền đạt thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về NTBD.
Trong mỗi thời kỳ, chủ thể quản lý cần có những hoạt động chỉ đạo trực tiếp đối với các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động BDNT nhằm phục vụ các mục tiêu khác nhau, ví dụ như, trong năm 2021, Bộ VHTTDL đã ban hành rất nhiều văn bản điều hành, chỉ đạo hoạt động BDNT như: Quyết định số 2177/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2021 về việc Tổ chức các Chương trình nghệ thuật trên truyền hình phục vụ và định hướng chính trị sau đại dịch Covid-19; Kế hoạch số 2754/KH-BVHTTDL ngày 03/8/2021 về việc tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc sắc cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch Covid-19; Quyết định số