Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, hoạt động biểu diễn

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 122 - 123)

7. Kết cấu của luận án

4.2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, hoạt động biểu diễn

Xã hội hóa hoạt động văn hóa, trong đó có lĩnh vực NTBD là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với quy luật tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội và hoạt động văn hóa nghệ thuật ở đất nước ta thời kỳ đổi mới. XHH các đơn vị nghệ thuật là vấn đề cấp thiết, cần phải triển khai sớm bằng nhiều phương thức phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của nhân dân trong thời kỳ mới.

Để đảm bảo hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực NTBD được thực hiện hiệu quả, nhà nước cần phải thay đổi cơ chế đầu tư. Mặc dù Nghị định số 43/2006/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp ra đời đã tạo điều kiện cho các Nhà hát (là các đơn vị sự nghiệp có thu) phần nào chủ động và tự chủ hơn trong thu, chi tài chính, nhưng thực tế vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn. Ví dụ, theo quy định về tài chính hiện nay, các nhà hát không thể lấy tiền từ sự nghiệp chi cho công tác quảng bá, hoạt động Marketing. Công tác kiểm tra, giám sát từ cấp trên xuống đối với các đơn vị nghệ thuật khi gò bó, khắt khe theo kiểu quản lý cũ, đã hạn chế sự năng động của các đơn vị nghệ thuật, cản trở họ trong việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ các thành phần xã hội. Trong khi đó lại buông lỏng quy trình kiểm tra, giám sát ngân sách nhà nước cấp phát cho các đơn vị nghệ thuật.

Nhà nước cần có quy định cụ thể về cơ chế phân cấp và nâng cao quyền lực của người đứng đầu các đơn vị nghệ thuật hoạt động theo mô hình tự chủ; Giao người đứng đầu quyết định và chịu trách nhiệm về: bộ máy, cơ cấu tổ chức, công tác cán bộ để có chế độ phù hợp nhằm tuyển chọn người tài, giải quyết số viên chức không còn khả năng làm nghề nhưng vẫn hưởng lương.

Các cơ quan Nhà nước (Bộ VHTTDL, UBND các tỉnh, thành phố) cần xây dựng lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế để các đơn vị nghệ thuật công lập hoạt động theo mô hình tự chủ như: Đầu tư địa điểm biểu diễn, trang thiết bị kỹ thuật âm thanh, ánh sáng; phương tiện đi lại; cắt giảm dần kinh phí bao cấp hàng năm. Ví dụ, các đơn vị nghệ thuật thuộc tỉnh Quảng Ninh (kịch nói, chèo, cải lương) bị cắt 50% kinh phí hàng năm, trong điều kiện các đơn vị chưa chuẩn bị về địa điểm biểu diễn, nguồn lực con người, trang thiết bị phục vụ hoạt động biểu diễn. Thực tế cách làm này đang đi ngược với chính sách của Đảng và Nhà nước về XHH hoạt động nghệ thuật.

Chính sách đầu tư cho nghệ thuật của Nhà nước hiện nay cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo công bằng giữa hai bộ phận công lập và ngoài công lập, như Nghị định số 73/1999/NĐ- CP đã nói rõ: “Nhà nước và xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở công lập.82 Thực tế cho thấy hiện nay chưa có sự “đối xử bình đẳng” đối với các đơn vị ngoài công lập về đầu tưu kinh phí hay đặt hàng xây dựng chương trình nghệ thuật cho các đơn vị ngoài công lập. Từ trước tới nay các đơn vị sân khấu xã hội hóa của Tp. Hồ Chí Minh hoàn toàn phải tự lực cánh sinh, không nhận được một đồng tài trợ nào của Nhà nước để hoạt động khiến tình hình ngày càng khó khăn. Đây cũng 82 Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/2009 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

là một trong những nguyên nhân gây nên tâm lý không muốn XHH của các đơn vị công lập hiện nay. Theo NCS, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các đơn vị ngoài công lập hoặc cơ chế đấu thầu công bằng, minh bạch để khuyến khích sáng tạo, xây dựng những tác phẩm có chất lượng.

Để khuyến khích doanh nghiệp tài trợ cho nghệ thuật thì Nhà nước cần có chính sách khuyến khích họ, cụ thể là (giống như ở nhiều nước trên thế giới đã làm từ lâu), có chính sách ưu đãi, giảm trừ thuế cho doanh nghiệp khi họ tài trợ cho nghệ thuật. Chính sách này được đưa vào Luật doanh nghiệp hoặc Luật đầu tư để các doanh nghiệp có chương trình, có kế hoạch tài trợ cho các tổ chức nghệ thuật ổn định và thường xuyên hàng năm. Có như vậy, chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa, trong đó có hoạt động BDNT, mới được nhiều bộ phận xã hội quan tâm và tích cực thực hiện.

Trong cơ chế xã hội hóa hoạt động văn hóa nghệ thuật thì vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp vô cùng quan trọng. Cụ thể, đối với các đơn vị NTBD thì Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Âm nhạc Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam…. Là tổ chức tập hợp các nghệ sĩ, tổ chức các hoạt động chuyên môn để các nghệ sĩ có cơ hội sáng tạo; Hội có vai trò hỗ trợ về tinh thần, vừa có thể giúp cho các đơn vị tìm được nguồn tài trợ để làm nghề.

Việc thành lập các quỹ tài trợ cho nghệ thuật cũng là một phương cách để giúp cho nghệ thuật tiếp cận với các nguồn tài trợ, quỹ là nói tiếp nhận các khoản tài trợ từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân, những người yêu thích các loại hình nghệ thuật… Từ đó lựa chọn các đơn vị, các nghệ sĩ, các dự án nghệ thuật có chất lượng, có ý nghĩa xã hội, có đóng góp cho cộng đồng để đầu tư kinh phí, biến các ý tưởng sáng tạo thành hiện thực đến được với công chúng (Học hỏi mô hình Hội đồng nghệ thuật của Anh).

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với biểu diễn nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w