Rơle thời gian

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa điện lạnh dân dụng (Trang 40 - 42)

BÀI 4 HỆ THỐNG MẠCH ĐIỆN TỦ LẠNH

4. Rơle thời gian

a. Công dụng

Rơ le thời gian được sử dụng ở tủ lạnh quạt gió, có tác dụng thực hiện quá trình xả tuyết tự động theo chu kỳ. Rơ le thực hiện đóng mạch cấp nguồn cho block và quạt làm việc từ 8 ÷ 12 giờ để làm lạnh sau đó chuyển sang chế độ xả tuyết khoảng 30 phút.

Hình 1.4.8. Rơ le thời gian b. Phân loại

Rơ le thời gian có hai loại và được sử dụng ở hai mạch điện khác nhau gọi là rơ le loại 1 và rơ le loại 2. Hai loại này có hình dạng tương tự nhau, bên trong có động cơ điện sử dụng nguồn điện tương đương với tủ và hệ thống bánh răng, bánh cam và tiếp điểm.

41

Hình 1.4.9. Cấu tạo rơ le thời gian loại 1

M: Cuộn dây động cơ có điện trở từ (10÷ 40)KΩ 1,2,3,4 là các chân cắm điện

1: Nguồn từ sấy

3: Nguồn từ rơ le khống chế nhiệt độ

2,4: Nguồn cấp cho block và sấy (2 cấp cho block thì 4 cấp cho sấy và ngược lại) Chân 3 đóng 4 thì ngắt 2. Chân 3 đóng mạch cho chân nào thời gian dài thì chân đó cấp nguồn cho block, còn lại là chân cấp nguồn cho sấy

+ Cách xác định chân:

- Thơng thường chân 1 có màu sắc hoặc vị trí khác hơn so với các chân kia, chân 3 ở giữa chân 2 và chân 4. Dùng đồng hồ đo chân 3 với 2, 3 với 4 (vừa đo vừa xoay trục rơ le theo trục quy định). Chân 3 đóng mạch cho chân nào thời gian dài thì chân đó nối với block chân cịn lại nối với sấy.

- Trường hợp bốn chân thẳng hàng có màu sắc giống nhau ta đo hai chân xen kẽ

nếu lần đo nào có điện trở từ 10 ÷ 40 KΩ thì đó là chân 1 và chân 3(chân 1 ở đầu hoặc chân 1 ở cuối)

* Loại hai: (1 - 4)

Hình 1.4.10. Cấu tạo rơ le thời gian loại 2

- M là cuộn dây động cơ

- 1,2,3,4 là các chân cắm điện

- Chân1 cấp nguồn từ sấy

- Chân 3 cấp nguồn từ rơ le khống chế nhiệt độ

42 - Chân 4 nguồn cấp cho block và quạt

- Thơng thường chân 1 có màu sắc hoặc vị trí khác hơn so với các chân kia nhưng nếu có màu sắc giống nhau thì ta đo một chân bất kỳ ngoài cùng với chân bên cạnh, vừa đo vừa xoay trục của rơ le theo chiều quy định, nếu thơng mạch thì chân bất kỳ là chân 4 nếu kim khơng nên thì chân bất kỳ là chân 1.

* Cách xác định rơ le loại 1 và loại 2

- Vì hai loại rơ le này có hình dạng giống nhau nên ta dùng đồng hồ để thang x1K đo vào chân 1, 3 (vừa đo vừa xoay trục của rơ le theo chiều quy định) nếu cả hai chế độ kim đồng hồ chỉ giá trị từ 10 ÷ 40 KΩ thì đó là rơ le loại 1. Nếu ta đo chân 1 và chân 4 ở cả hai chế độ đều có điện trở từ 10 ÷ 40 KΩ là rơ le loại 2

c. Cách kiểm tra:

Dùng đồng hồ vạn năng để thang X1K đo vào chân 1 và 3 (rơ le loại 1) hoặc đo vào chân 1 với 4 (rơ le loại 2). Phải có điện trở từ 10 ÷ 40 KΩ sau đó đo chân 3 với 4 và 3 với 2 (quay trục của rơ le theo chiều quy định) phải có sự thay đổi ở hai lần đo. Ngoài ra ta phải cấp nguồn cho rơ le nếu động cơ rơ le quay là tốt.

- Khi thay thế rơ le ta phải chọn đúng loại và đúng hình dáng.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa điện lạnh dân dụng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)