Động cơ quạt thay đổi tốc độ bằng cuộn dây

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa điện lạnh dân dụng (Trang 71 - 73)

Loại động cơ này thường được sử dụng nguồn điện một pha khởi động bằng tụ ngâm.

1.1. Động cơ hai tốc độ

Thông thường có ba cuộn dây đó là cuộn dây làm việc, cuộn dây khởi động và cuộn dây tốc độ. Nếu bên trong động cơ có cầu chì hoặc rơ le bảo vệ thì có 5 đầu nối dây, nếu không chỉ có 4 đầu. Cách đấu dây bên trong động cơ có thể là đấu Y hoặc đấu nối tiếp.

a. Đấu Y

Hình 2.3.7. Sơ đồ dây quấn động cơ 2 cấp tốc độ đấu Y

Cách xác định đầu dây

Dùng đồng hồ để thang X10 hoặc X100, ta đo 4 đầu dây lần lượt với nhau, trong 6 lần đo lần nào có điện trở lớn nhất đó là S và R còn lại là C1 và C2. Từ C1

hoặc C2 ta đo lần lượt với S và R lần đo nào có điện trở lớn nhất là S còn lại là R. Từ

S hoặc R ta đo lần lượt với C1và C2lần đo nào có điện trở nhỏ là C2còn lại là C1

b. Đấu nối tiếp

Hình 2.3.8. Sơ đồ dây quấn động cơ 2 cấp tốc độ đấu nối tiếp

CR LV ĐT KĐ C1 C2 R S CR L V KĐ ĐT C1 C2 S R

72

Tương tự dùng đồng hồ để thang X1 hoặc X10 ta lần lượt đo các đầu dây với nhau. Lần đo nào có điện trở lớn nhất là R và S, còn lại là C1và C2.

Ta chụm hai đầu dây tốc độ rồi lần lượt đo với S và R, lần đo nào điện trở lớn là S còn lại là R. Từ R ta lần lượt đo với hai đầu dây tốc độ lần đo nào điện trở nhỏ là

C1còn lại là C2.

1.2. Động cơ 3 tốc độ

Thường có 4 cuộn dây đó là 1 cuộn dây làm việc, 1 cuộn dây khởi động, hai cuộn tốc độ (hai cuộn tốc độ có thể là một có thể trích làm 3 đầu dây).

Thông thường động cơ có 5 đầu nối nhưng nếu có thiết bị bảo vệ bên trong thì có 6 đầu nối dây. Tương tự như động cơ hai tốc độ laọi này có hai phương pháp đấu dây.

a. Đấu Y

Hình 2.3.9. Sơ đồ dây quấn động cơ 3 cấp tốc độ đấu Y

Đối với sơ đồ nàyđiện trở cuộn dây làm việc lớn hơn điện trở hai cuộn dây tốc độ, điện trở hai cuộn dây tốc độ lớn hơn điện trở khởi động.

Cách xá định: Tương tự dùng đồng hồ đo ôm ta đo lần lượt các đầu dây với nhau, lần đo nào có điện trở nhỏ (tương đương với 0 ) đó là R và L. Từ R hoặc L bất kỳ đó ta lần lượt đo với các đầu dây còn lại, lần nào có điện trở lớn nhất đó là C1,

từ C1 ta lần lượt đo với 3 đầu dây còn lại, lần nào điện trở nhỏ nhất là C2, trung bình là C3 , lớn nhất là S. Từ C3 ta đo lần lượt với R và L, lần nào có điện trở lớn nhất là L(vì cầu chì có điện trở rất nhỏ nên ta phải sử dụng dụng đồng hồ số mới xác định đúng)

b. Đấu nối tiếp

Hình 2.3.10. Sơ đồ dây quấn động cơ 3 cấp tốc độ đấu nối tiếp

LV CR KĐ ĐT2 C1 C2 S R C3 ĐT1 CC R CR LV KĐ ĐT1 C1 C2 S C3 ĐT2

73

Cách xác định đầu dây tương tự như động cơ quạt hai tốc độ đấu nối tiếp.

*Lƣu ý:

Một số động cơ quạt điện trởcuộn dây làm việc nhỏ hơn điện trở cuộn dây khởi động do đó sau khi xác định ta cho động cơ làm việc để kiểm tra chiều quay, tốc độ và dòng làm việc. Nếu quay ngược chiều ta đảo hai đầu dây chạy và đề cho nhau. Nhưng nếu quay đúng chiều mà tốc độ chậm, dòng cao ta đảo đầu dây tốc độ và đầu dây đề cho nhau do đó nếu quay đúng tốc độ nhanh và dòng nhỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa điện lạnh dân dụng (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)