4.1 Kỹ thuật hàn trái
. Phương pháp hàn trái (hình 8-7). Khi hàn, mỏ hàn và que hàn chuyển động từ phải sang trái (que hàn đi trước, mỏ hàn theo sau).
Phương pháp này có đặc điểm hầu như ngược với phương pháp hàn phải. Trong quá trình hàn, ngọn lửa không hướng trực tiếp vào vũng hàn, do đó nhiệt tập trung vào đây ít hơn, vũng hàn ít được xáo trộn đều và xỉ khó nổi lên hơn.
Ngoài ra, điều kiện bảo vệ mối hàn không tốt, tốc độ nguội của kim loại lớn, ứng suất và biến dạng hàn sinh ra lớn hơn trong phương pháp hàn phải.
Hình 8-7. Phương pháp hàn trái.
Tuy nhiên, bằng phương pháp hàn trái, người thợ hàn rất dễ quan sát mép chi tiết nóng chảy tạo khả năng nhận được mối hàn đều và đẹp.
Phương pháp này thường sử dụng để hàn các chi tiết mỏng hơn 5mm hoặc những vật liệu có nhiệt độ nóng chảy thấp. Song cũng có thể hàn các chi tiết hàn dày hơn, muốn tạo hình mối hàn tốt thường gá nghiêng kết cấu hàn một góc 20 - 450và vát mép vật hàn trước khi hàn.
Khi nghiên cứu hàn các kết cấu thép chiều dày S = 4 - 12mm, Klebanov đã rút ra những kết luận về dặc điểm của phương pháp hàn phải so với hàn trái như sau:
a. Công suất ngọn lửa xác định bằng tính toán là 150lít/giờ axêtylen trên 1mm chiều dày vật hàn, công suất sử dụng tối ưu là 100 - 120lít/giờ, lớn hơn so với hàn trái.
99 b. Góc vát mép hàn trước khi hàn, khi hàn phải lớn hơn hàn trái 10 - 150. b. Góc vát mép hàn trước khi hàn, khi hàn phải lớn hơn hàn trái 10 - 150. Trong quá trình hàn mỏ hàn chỉ cần chuyển động dọc, còn dao động ngang là do que hàn thực hiện.
c. Góc nghiêng của mỏ hàn khi hàn phải lớn hơn khi hàn trái 10 - 200 so với bề mặt hàn.
d. Năng suất hàn cao hơn 20 - 25% và lượng khí tiêu hao nhỏ hơn 15 - 25%. e. Chiều dài chi tiết hàn càng tăng thì hiệu quả của hàn phải càng lớn. f. Vùng ảnh hưởng nhiệt của hàn phải nhỏ.
g. Cơ tính của mối hàn tốt hơn khi hàn trái vì nguội chậm và đều.
Việc chọn phương pháp hàn tuỳ thuộc vào vị trí mối hàn trong không gian. Khi hàn sấp (hàn bằng) có thể hàn trái hoặc hàn phải tuỳ theo chiều dày vật hàn.
Khi hàn leo (hàn đứng) từ dưới lên, nên hàn trái, nhưng có thể hàn phải khi chiều dày lớn hơn 8mm.
Khi hàn mối hàn ngang thuận lợi nhất là hàn phải, khi có ngọn lửa hướng trực tiếp vào mối hàn có tác dụng giữ giọt kim loại lỏng không bị rơi.
Khi hàn ngửa (hàn trần) tốt nhất là hàn phải vì áp lực khí đầu mỏ hàn giữ cho giọt kim loại lỏng không bị rơi. Các trường hợp đó có thể hàn trái được, nhưng hình dạng mối hàn xấu và kim loại bị chảy xuống.
4.2 Kỹ thuật hànphải
Khi hàn, mỏ hàn và que hàn chuyển động từ trái sang phải (mỏ hàn đi trước que hàn theo sau).
Đặc điểm của phương pháp này là ngọn lửa luôn hướng vào vũng hàn, nên hầu hết nhiệt tập trung vào việc làm chảy kim loại hàn.
Trong quá trình hàn do áp suất của ngọn lửa mà kim loại lỏng của vũng hàn luôn luôn được xáo trộn đều, tạo điều kiện cho xỉ nổi lên tốt hơn. Mặt khác do ngọn lửa bao bọc lấy vũng hàn lên mối hàn được bảo vệ tốt, chống tác dụng của không khí hoặc môi trường, làm mối hàn nguội chậm và đều, giảm được ứng suất dư và biến dạng do quá trình hàn gây ra, ngọn lửa hướng vào mép hàn nên hiệu suất nhiệt lớn làm tăng năng suất hàn lên 20 - 25% còn lượng tiêu hao khí giảm 15 - 25% so với hàn trái.
Phương pháp này thường dùng để hàn các chi tiết hàn dày hơn 5mm hoặc những vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao.
100 Hình 8-8. Phương pháp hàn phải. Hình 8-8. Phương pháp hàn phải.