Xây dựng bản vẽ thiết kế cung cấp điện

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập vẽ thiết kế điện (Trang 147 - 150)

L ỜI NÓI ĐẦU

3.5.1. Xây dựng bản vẽ thiết kế cung cấp điện

a) Lập sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị, máy móc và đường dẫn cấp nguồn

Căn cứvào kích thước, vị trí các thiết bị, lập sơ đồ mặt bằng cho mỗi tầng hoặc nhóm các tầng có cùng thiết kế.

Xác định vị trí tủ phân phối sau đó thiết kếđường dẫn từ tủ tới các thiết bị theo sơ đồ

hình cây. Đối với hệ thống đèn chiếu sáng, dây cấp nguồn từ tủ phân phối đi trong máng sau đó qua hệ thống ống nhựa hoặc kim loại tới phía trên mỗi đèn. Từđây dây dẫn đi trong ống kiểu xoắn ruột gà vào đèn.

Trong các phòng khách sạn, các ổ cắm thường găn trên tường, nguòn cấp đi qua các

152 gắn với các máng nhựa đặt nổi có thể dễ dàng di chuyển vị trí dọc theo máng hay theo số lượng ổ cắm.

Đèn chiếu sáng cho các khu văn phòng làm việc thường là loại đèn huỳnh quang, được chế tạo thành từng nhóm từ hai đến bốn bóng kích thước 600*600 mm hoặc 600*1200 mm.

kích thước này cũng là kích thước chuẩn của các ô trần giả do vậy rất dễ lắp đặt. b)Lập bản vẽđi dây cấp nguồn

Từ các bản vẽ mặt bằng đã lập được ở trên, tiến hành lập bản vẽ dây dẫn cấp nguồn.

Sau khi tính toán sơ bộ phụ tải các khu vực ta xác định cỡ dây cấp nguồn cho tủ phân phối ở

khu vực đó (có tính tới các hệ số dự trữ, nâng cấp khoảng 25% so với thực tế). Đồng thời

xác định trị số dòng cắt cho áptômát mỗi tuyến dây (trị số dòng cắt phải nhỏ hơn dòng cho

phép của mỗi cỡ dây).

Dây cấp nguồn cho hệ thống đèn chiếu sáng thường dùng cỡ 1,5 – 2,5 tiết diện dẫn còn dây cho ổ cắm một pha thông thường cỡ 2,5 – 4 . Dây loại này là dây đơn có

lớp cách điện PVC có các màu để phân biệt pha. Mỗi tuyến nguồn một pha đều có 3 dây: dây pha, dây trung tính và dây nối đất. Trong các tòa nhà văn phòng, thường thiết kế từ 6

đến 8 ổ cắm đôi cho mỗi tuyến dây cỡ 2,5 .

Dây cấp nguồn cho các thiết bị, máy móc công suất lớn như thang máy, máy điều hòa

được tính toán trên cơ sở công suất máy và thường lấy đường day độc lập từ tủ phân phối chính.

Các tòa nhà có độ cao lớn (từ 15 tầng trở lên) thì tuyến nguồn chính suốt chiều cao

nhà thường dùng thanh dẫn cho dễ lắp đăt.

Đểtăng độ tin cậy khi làm việc, cần hạn chế việc nối dây. Đối với hệ thống đèn hay ổ

cắm nối song song theo nhóm, các điểm nối thương thực hiện tại các thanh đấu dây nằm trên thiết bị. Cần tránh nối dây trong ống dây hoặc máng. Các điểm nối dây cỡ 6 trở nên cần có đầu cốt kẹp đầu dây và đặt trong các hộp nối tiêu chuẩn.

Việc quy ước màu dây cho các pha cũng rất khác nhau đối với các hệ tiêu chuẩn khác nhau: chẳng hạn tiêu chuẩn Anh quy định bap ha là đỏ, vàng, xanh, trung tính là đen trong

khi tiêu chuẩn châu Âu quy định nâu, đen, đỏ là bap ha còn trung tính lại là màu xanh. Do

153 c) Thiết kế tủđiện

Tủ phân phối trung tâm

Tủ phân phối trung tâm, nguồn cấp cho các phụ tải chính và các tủ phân phối trung gian. Mỗi tuyến nguồn đều được đóng cắt bởi các áptômát chịu dòng lớn, có bộ phận lò xo trợ lực và thiết bị phát hiên dòng rò.

Nguồn cấp tới tủ trung tâm là từ máy biến áp và máy phát dự phòng do vậy cần có bộ

chuyển đổi nguồn tự động liên kết giữa máy phát và máy biến thế đảm bảo tòa nhà luôn

được cấp điện.

Trên tủ phân phối trung tâm cần có hệ thống đồng hồ đo điện áp, dòng điện bap ha, đo cosφ côngtơmét.

Do các dây cáp đi vào tủtrung tâm có cơ lớn nên tủ phải có kích thước đủ lớn để dễ thao tác khi dâu dây. Tủ đặt trên sàn bêtông, trên nóc mở các lỗ nối với hệ thống thang và khay

cáp. Sau khi đấu dây cần bịt tất cả các lỗ hổng chung quanh đường cáp vào tránh chuột hoặc côn trùng chui vào cắn hỏng lớp cách điện dây dẫn gây sự cố nguy hiểm cho hệ thống.

Tủ phân phối chung gian

Căn cứ vào bản vẽ đi dây cho các thiết bị, tính toán số nguồn đi ra từ tủ suy ra số lượng áptômát cần lắp đặt trong tủ.

Các nguồn cấp cho ổ cắm và các thiết bị nhỏtrong phòng như bình đun nước, máy phôtô, máy tính cần có thiết bị phát hiện dòng rò và cắt nguồn.Tất cả các dây nối đất từ các phụ tải tập trung vào tủ trung gian trên một thanh đấu bằng đồng sau đó nối với tủ chính qua tuyến dây từ tủ trung tâm.

Đối với tủ dùng áptômát chỉ cắt nguồn trên dây nóng thì các dây trung tính cũng được

đấu tương tựnhư trên một thanh đồng khác. Trường hợp này cần hết sức chú ý tới sự cố mất trung tính có thểgây hư hại cho các thiết bịdùng điện áp một pha 220 V.

Phần thiết kế dự phòng và mở rộng khoảng 25% so với thực tếvà được gắn sẵn các áptômát dự phòng.

154

Đối với các hệ thống gồm nhiều máy phát và phải hòa đồng bộ chúng thì cần có hệ thống hòa tựđộng. Để đơn giản, người ta thương chia phụ tải cho các máy và cho chúng làm việc

độc lập với nhau thông qua hệ thống chuyển mạch phân đoạn trên thanh cái tủ trung tâm

Đối với các tủ khởi động, điều khiển động cơ thì tùy thuộc vào đặc tính làm việc của chúng mà thiết kế khởi động kiểu trực tiếp, biến thế hay biến tần.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập vẽ thiết kế điện (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)