2.1. Hệ hồi tiếp âm điện áp.
Để nâng độ cứng đặc tính cơ ta có thể điều chỉnh sức điện động EB bằng cách sử dụng mạch phản hồi âm điện áp phần ứng có sơ đồ nguyên lý như hình vẽ:
96
Hình 4-1. Mạch phản hồi âm điện áp
Các phương trình cơ bản:
Ta có biểu thức tính sức điện động EB theo điện áp phần ứng. Bỏ qua dòng điện trong các điện r1, r2, và đặt ka = r2 / (r2 + r1)
Khi thay đổi hệ số phản hồi điện áp thì cả tốc độ không tải lý tưởng lẫn độ cứng đặc tính cơ đều thay đổi theo. Trường hợp hệ có hệ số khuyếch đại rất lớn thì độ cứng mong muốn có thể đạt giá trị tối đa.
2.2. Hệ hồi tiếp âm tốc độ.
Để nâng độ cứng đặc tính cơ ta có thể điều chỉnh sức điện động EB bằng cách sử dụng mạch phản hồi âm tốc độ có sơ đồ nguyên lý như hình vẽ:
97
Hình 4-2. Mạch phản hồi âm tốc độ
Dựa vào phương trình đặc tính điện cơ: Bộ biến đổi – Động cơ một chiều ta rút ra được dòng điện phần ứng và thay vào ta có:
Luật điều chỉnh được thực hiện bằng phản hối âm tốc độ trong đó tín hiệu tốc độ được lấy từ máy phát tốc là máy phát có điện áp ra tỉ lệ thuận với tốc độ quay của động cơ Uω = kt.ω.
Ta có thể tính được hệ số khuyếch đại yêu cầu của hệ sao cho đặc tính cơ thấp nhất trong phạm vi điều chỉnh đạt độ cứng mong muốn.
Trong trường hợp không dùng máy phát tốc thì có thể dùng cầu tốc độ để lấy tín hiệu phản hồi tốc độ (trong đó phần ứng động cơ là một nhánh cầu).