Bước 1: Nối dây theo sơ đồ đấu nối, kiểm tra và cấp nguồn cho STV 1312. Bước 2: Thiết lập các tham số cho bộ khởi động mềm theo bảng tham số:
Các bước Tác động bàn
phím Hiển thị Giải thích
Bộ điều khiển
(môđul) Màn hình hiển thị để cài đặt lại của bộ điều khiển sáng
Chuyển sang
cài đặt MODE/MEM. Bộ biến đổi di chuyển đến địa chỉ số A1 Chuyển đến
giá trị @ Nội dung của A1 là C. Trên bảng tương quan, các mã C tương ứng với 100% Thiết lập danh nghĩa hiện hành động cơ Mã số 7
Lưu trữ MODE/MEM. Khi cài đặt không được lưu, điểm nhấp nháy Chuyển sang
địa chỉ @ Chuyển sang
địa chỉ A2 Chuyển đến
giá trị @ Nội dung của A2 là 6, tương ứng với 200% Thiết lập các
% giá trị 150%
Trên tương quan điều chỉnhđến 150% của A2 là mã 4 Lưu trữ MODE/MEM. Chuyển sang địa chỉ @ Chuyển sang địa chỉ A3
142
nội dung Mã C tương ứng với thời
gian 20s Thiết lập thời
gian đường nối tới 10s
Về mối tương quan thiết lập 10s của A3 là mã 5 Lưu trữ MODE/MEM. Chuyển sang địa chỉ @ Chuyển sang địa chỉ A4 Chuyển sang
nội dung @ Nội dung của A4 là F, tương ứng với 400% Thiết lập các
giới hạn đến 300%
Trên bẳng tương quan, một thiết lập của 300% A4 là mã 8
Lưu trữ MODE/MEM. Chuyển sang
chế độ cài lại MODE/MEM.
Bước 3: thực hiện cho khởi động động cơ, sau khi khởi động xong ta tiến hành thực hiện hãm động năng. Lập bảng quan sát dòng điện và điện áp động cơ. STT Điện áp (V) Dòng điện
(A) Công (W) suất Tốc độ (rpm) Momen (Nm) 1
2 3 4
CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bầy khái quát chung về bộ khởi động mềm? 2.Trình bầy các bước kết nối mạch động lực?
3.Trình bầy các bước khảo sát các chức năng: khởi động mềm, dừng mềm, hạn chế dòng khởi động?
143
BÀI 8: BỘ BIẾN TẦN Mã bài: 27-08 Giới thiệu:
Trước đây các hệ thống truyền động điện chủ yếu được sử dụng là hệ truyền động điện một chiều do việc điều chỉnh tốc độ đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên giá thành của các hệ truyền động điện một chiều cao. Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ điện tử và bán dẫn thi các hệ thống truyền động điện không đồng bộ phát huy được các ưu điểm.
Để điều chỉnh và ổn định tốc độ động cơ không đồng bộ trong công nghiệp chủ yếu sử dụng bộ biến tần để điều chỉnh tốc độ động cơ theo phương pháp thay đổi tần số. Trong bài học này giúp sinh viên làm quen với biến tần và ứng dụng biến tần để điều khiển tốc độ động cơ.
Mục tiêu:
- Giải thích được nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ bằng phương pháp thay đổi tần số.
- Nhận biết được cổng vào, cổng ra ở bộ biến tần. - Kết nối mạch động lực cho bộ biến tần.
- Khởi động và thực hiện dừng mềm, đảo chiều quay cho động cơ. - Chủ động, nghiêm túc trong học tập và công việc.
Nội dung chính:
1. Giới thiệu các loại biến tần
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều với tần số của lưới điện thành dòng xoay chiều có tần số khác với tần số của lưới.
Bao gồm hai loại: Biến tần trực tiếp và biến tần gián tiếp.
a.Biến tần gián tiếp.
Bao gồm các khâu: Chỉnh lưu (CL), lọc (L), và nghịch lưu (NL). Như vậy bộ biến đổi tần số cần thông qua khau trung gian một chiều.
Hình 8-1. Cấu trúc của biến tần gián tiếp
b.Biến tần trực tiếp.
Biến tần trực tiếp là bộ biến đổi dòng điện xoay chiều với tần số của lưới điện thành dòng xoay chiều có tần số khác với tần số của lưới trực tiếp không qua khâu trung gian một chiều.
Biến tần trực tiếp gồm hai bộ chỉnh lưu nối song song ngược. Các bộ chỉnh lưu có thể là sơ đồ ba pha có điểm trung tính, sơ đồ cầu hoặc bộ chỉnh lưu nhiều pha.
144
Hình 8-2. biến tần SK 2,5T
SK 2,5T là bộ biến tần của hãng LS sản xuất để điều khiển động cơ không đồng bộ có công suất tối đa 1,5Kw.
SK 2,5T có thể được cài đặt và vận hành ở nhiều chế độ khác nhau: - Điều khiển véc tơ từ thông vòng hở.
- Điều khiển véc tơ từ thông vòng kín. - Điều khiển điện áp / tần số.
- điều khiển động cơ servo.
Các thông số kĩ thuật của SK 2,5T:
- Nguồn cấp: Xoay chiều ba pha 300V – 480V ±10%, dòng điện đầu vào 3,4 A, tần số nguồn cấp 48Hz – 60Hz.
- Dòng điện đầu ra 3,2 A.
- Tần số đầu ra từ 0Hz – 1500Hz.
- Dòng điện quá tải đầu vào trong vòng 60s là 3,8 A. - Điện trở xả khi hãm mắc vào lớn nhất 100Ω.
145
Hình 8-2. Các phím chức năng
- Màn hình hiển thị: - Các phím chức năng:
+ Phím M: Dùng để thay đổi chế độ hiển thị của biến tần hoặc lựa chọn hàm, giá trị cài đặt cho các hàm.
+ Phím dùng để tăng tần sồ ra của biến tần ở chế độ điều khiển bằng bàn phím hoặc tăng giá trị cài đặt cho các hàm.
+ Phím dùng để giảm tần sồ ra của biến tần ở chế độ điều khiển bằng bàn phím hoặc giảm giá trị cài đặt cho các hàm.
+ Phím star màu xanh để chạy động cơ tần ở chế độ điều khiển bằng bàn phím.
+ Phím stop màu đỏ để dừng động cơ tần ở chế độ điều khiển bằng bàn phím.