Tẩm sấy rôto động cơ điện vạn năng

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ điện vạn năng (nghề điện dân dụng) (Trang 59 - 65)

Bước 1: Sấy khô lần đầu:

Mục đích sấy khô cuộn dây để tránh hơi nước ẩm bám trong cuộn dây. Đối với cuộn dây cũ sau khi vệ sinh rửa sạch bằng xăng hay dầu đặc biệt dành cho rửa cuộn dây cũng phải sấy khô trước khi tẩm sấy mới .Nhiệt độ sấy từ 7090oC. Thời gian sấy phụ thuộc kích thước li sắt, cuộn dây, lượng nước trong cuộn dây. Sau một thời gian ngắn ban đầu nhiệt độ li sắt cuộn dây tăng tới giới hạn chịu nhiệt của cấp cách điện thì chỉ duy trì thấp hơn ở nhiệt độ này một ít cho đến khi cuộn dây khô hoàn toàn. Phương pháp tẩm sấy bằng tia hồng ngoại. Cách sấy này khác với cách sấy nhiệt bằng điện trở.chủ yếu nhờ vào khả năng hấp thụ năng lượng bức xạ do tia hồng ngoại để biến thành nhiệt năng và bề mặt của vật được sấy.Như thế chất cách điên được làm khô dần từ lớp bên trong ra phía ngoài.

Tia hồng ngoại được sản xuất bởi bóng đèn có tim.khi được cho thắp sáng đỏ.Vì vậy nguồn điện cung cấp cho đèn sấy nên giảm thấp 20-30% điện áp định mức của đèn. Để tăng cường sự phản xạ nhiệt và phân phối đều nhiệt lượng nên lót kim loại sáng bóng bên trong tủ sấy, thông thường cần từ một mét khối cần từ 2-3kw

Giáo trình động cơ điện vạn năng

56

Bóng đèn

Hình 8.1; Cấu tạo của tủ sấy đơn giản dùng để sấy rotor và stato động cơ

Bước 2:Tẩm sơn cách điện:

* Quét tẩm: Đặt rô to theo chiều thẳng đứng quét tẩm từ từ ở trên để sơn tẩm chạy xuyên qua các khe rỗng trong cuộn dây thấm dần xuống dưới.

- Ngâm: cuộn dây sau khi sấy khô duy trì 60 – 80oC sau đó đem ngâm vào thùng sơn tẩm cho đến khi cuộn dây ngừng sủi bọt (5 đến 10 phút) nhưng không quá 40 phút, số lần ngâm tẩm tùytheo yêu cầu chất lượng cần đạt được sau khi ngâm tẩm sấy. Dung dịch ngâm những lần đầu loãng hơn những lần sau cùng để chất sơn tẩm thấm sâu vào khe rãnh bối dây. Lớp sơn tẩm sau cùng là sơn phủ tăng cường liên kết và chống ẩm. Chất liệu sơn tẩm phải pha chế đúng dung dịch quy định dùng đồng nhất một loại vật liệu tránh tình trạng vật liệu ngâm sau phá hư lớp cách điệntrước.

- Ngâm áp lực: dùng thùng ngâm riêng duy trì áp lực (5  7) at khoảng 5 phut rồi sau đó giảm áp lực 5 phút rồi lại tăng áp lực làm liên tiếp chu kỳ trong khoảng 2 đến 3 giờ để sơn thấm sâu vào kẽ các vòng dây .

- Ngâm áp lực và chân không: kết hợp sấy khô bằng chân không và ngâm áp lực như trên.

Bước 3: Sấy lần hai ( mục đích làm khô chất liệu vừa tẩm xong)

-Để sơn tự chảy hết sau khi vớt ra khỏi thùng ngâm.

- Sấy ở nhiệt độ thấp (60  80)oC tùy theo điểm sôi của chất hòa tan mà quyết định. Mục đích để chất hòa tan bốc hơi chậm tránh tạo lớp màng cản trở phần dung dịch không thóat ra được dễ sinh những lỗ khí trong lớp cách điện tránh rỗ bềmặt.

- Sấy ở nhiệt độ cao : làm cho khô cứng toàn bộ lớp sơn tẩm, nhiệt độ sấy bằng (110  140)oC thời gian từ 4 đến 16 giờ, tùy theo chất liệu sơn tẩm và kích thước lõi sắt cuộn dây.

Chú ý nhiệt độ sấy phải thấp hơn nhiệt độ cho phép của chất cách điện

Tẩm sấy các lần sau có thể bắt đầu lặp lại từ sau bước sấy ở nhiệt độ thấp hay 1/3 thời gian sấy ở nhiệt độ cao.

Chú ý:

- Lần đầu sấy 6080 0C còn tùy thuộc vào cách điện. - Nhiệt độ của verni là 900C để hơi ẩm thóat ra ngòai.

- Sau đó đổ, rưới verni hay nhúng cả Rôtor của động cơ vào verni. - Tẩm vecni để tăng cường cách điện và độ bền chắc về cơ khí.

Giáo trình động cơ điện vạn năng

57

- Verni tẩm lần đầu và lần sau phải cùng một loại, nếu không sẽ làm hư lớp ban đầu.

- Verni lỏng tẩm vài lần trước sau đó mới đến verni đặc, do nếu tẩm verni dày sẽ tạo những bọt khí, dễ gây hư dây quấn độngcơ

Bóng đèn

Hình 8.2; Sấy rotor và stato động cơ sau khi tẩm verni Bước 4:Kiểm tra cách điện sau khi tẩm sấy.

- Tuổi thọ của máy phụ thuộc rất nhiều vào cách điện. Đa số hư hỏng đều do cách điện dây quấn bịhỏng.

- Các bước kiểm tra cực tính, cực từ, kiểm tra ngắn mạch giữa các vòng dây phải thực hiện trước khi kiểm tra cách điện. Điện trở cách điện phải thực hiện được ở các tiêu chuẩn sau:

Dùng Megohm có thang điện áp > 2 lần điện áp định mức .

Ví dụ : Megohm 500V với máy có điện áp < 250V. Nếu Uđm > 380V thì phải dùng

Megohm 1000 V

R cách điện đo ở trạng thái nguội phải đạt trị số: Rcđ = (1000 + Uđm) /1000 (M)

R cách điện đo ở nhiệt độ làm việc của máy điện: (kết hợp đo khi đang sấy) Rcđ = (1000 + Uđm) /[1000 +( P/100)] (M) với P:(KW) ; U:(V)

Thử nghiệm cao áp: mục đích thử độ bền về điện của vật liệu cch điện với các điện áp cao đột ngột mà cách điện không bị đánh thủng. Khi thử nghiệm dùng điện áp xoay chiều 50Hz duy trì trong một phút với cấp điện áp quy định.

Bước 5:Lắp ráp vận hành động cơ điện vạn năng.

* Trước khi lắp cần phải làm sạch các chi tiết để đảm bảo dẫn điện tốt, máy khởi động hoạt động bình thường, công suất tốiđa.

Giáo trình động cơ điện vạn năng

58 -Lắp bánh răng và nắptrước:

-Lắp khớp một chiều vào vỏ độngcơ.

+ Lắp trục, lò xo ép, khớp một chiều (bôi mỡ vào then hoa của ly hợp máy đề ):

+ Lắp bạc chặn, bánh răng chủ động , lò xo nén (đúng chiều lắp và đồng tâm) . + Lắp vòng hãm (lắp phải vào rãnh chắc chắn)

Giáo trình động cơ điện vạn năng

59

- Lắp giá chổi than (lắp chắc chắn,dây chổi than dương không chạm mass)

Giáo trình động cơ điện vạn năng

60

+ Lắp lò xo lên cách điện giáđỡ chổi than và ép lò xo chổi than xuống :

Giáo trình động cơ điện vạn năng

61

BÀI 09 : SỬA CHỮA MÁY KHOAN TAY

Mục tiêu của bài: Học xong bài này học sinh có khả năng.

-Kiến thức: Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy khoan cầm tay. - Kỹ năng :Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được những hư hỏng của máy khoan cầm tay, theo đúng qui trình, đạt yêu cầu kỹthuật.

- Thái độ:Có ý thức tốt trong học tập, tác phong công nghiệp, bảo quản trang thiết bị, vật tư, đảm bảo an toàn cho người.

Một phần của tài liệu Giáo trình động cơ điện vạn năng (nghề điện dân dụng) (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)