Kết nối ngõ vào:
125
† kết nối bằng mạch rơ le:
Trong thí dụ này động cơ được khởi động (M) được mắc nối tiếp với một nút nhấn bình thường hở NO (nút Start), nút nhấn bình thường đóng NC (Stop) và các tiếp điểm bình thường đóng rờ-le quá tải (OL).
Khi nhấn Start thì có dòng điện đi qua mạch làm khởi động động cơ, nó làm đóng các tiếp điểm M và Ma tương ứng của động cơ. Khi nhả Start thì động cơ vẫn hoạt động do các tiếp điểm M,Ma đóng. Động cơ sẽ tiếp tục chạy cho đến khi nhấn nút Stop hay khi có quá tải làm mở các tiếp xúc
OL.
Nút nhấn Start (NO) được nối vào ngõ vào thứ nhất I0.0, nút nhấn Stop (NC) nối vào ngõ vào thứ hai I0.1 và các tiếp điểm rờ le quá tải OL được nối vào ngõ vào thứ ba I0.2. Một mạch AND 3 ngõ vào này tạo nên mạch điều khiển trong Network 1. Bit trạng thái I0.1 ở mức logic 1 vì nút Stop là loại NC; bit trạng thái I0.2 ở mức logic 1 vì các tiếp điểm OL đóng. Bộ điều khiển động cơ được nối vào ngõ ra Q0.0.
† Cách nối dây mạch động lực khởi động từ đơn cho động cơ:
127
Đấu nối thiết bị lập trình với PLC.
Cáp PC/PPI: Để có thể truyền thông giữa PC và PLC, nối cáp theo các bước sau:
- Bật DIP swich để chọn tốc độ truyền. Tốc độ truyền cho máy lập trình kiểu PPI là
9600baud.
- Nối đầu RS – 232 (ghi PC) đến cổng truyền thông của máy tính (COM1 hoặc COM2),
siết chặt.
- Nối đầu còn lại (RS – 485) đến cổng truyền thông của PLC, siết chặt.
6.3. Các mô hình và bài tập ứng dụng 6.3.1. Mô hình thang máy xây dựng