Xy lanh tác động kép có giảm chấn

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển điện khí nén (ngành điện công nghiệp) (Trang 44 - 47)

- Nguyên lý hoạt động của xy- lanh tác dụng kép có giảm chấn là người ta dùng van tiết lưu một chiều để thực hiện nhiệm vụ giảm chấn. Mục đích là ngăn chặn sự va đập của pít- tông vào thành xy - lanh ở vị trí cuối khoảng chạỵ

Hình MĐ15-03-4 - Xy- lanh tác dụng kép có giảm chấn cuối hành trình.

2.1.3. Xy- lanh màng

- Nguyên lý hoạt động của xy- lanh màng cũng tương tự như xy- lanh tác dụng đơn. Xy- lanh màng kiểu cuộn có khoảng chạy lớn hơn xy- lanh màng k iểu hộp. Do khoảng chạy của pít- tông nhỏ (lớn nhất = 80 mm), xy- lanh màng được sử dụng trong điều khiển ô tô (điều khiển phanh, ly hợp …), trong công nghiệp hóachất.

Hình MĐ15-03-5 - Xy- lanh màng.

2.2. Động cơ khí nén

- Động cơ khí nén là cơ cấu chấp hành, có nhiệm vụ biến đổi thế năng hay động năng của khí nén thành cơ năng (chuyển động quay).

-Động cơ khí nén có những ưu điểm sau:

+ Điều chỉnh đơn giản số vòng quay và moment quaỵ + Đạt được số vòng quay cao và điều chỉnh vô cấp.

45 + Giá thành bảo dưỡng thấp. + Giá thành bảo dưỡng thấp.

-Tuy nhiên động cơ khí nén có những khuyết điểm sau:

+ Giá thành năng lượng cao (khoảng 10 lần so với động cơ điện). + Số vòng quay phụ thuộc quá nhiều khi tải trọng thay đổị

+ Xảy ra tiếng ồn lớn khi xả khí.

Hình MĐ15-03-6 - Ký hiệu động cơ khí nén.

2.2.1. Động cơ bánhrăng

- Động cơ bánh răng được chia ra làm ba loại: Động cơ bánh răng thẳng, động cơ bánh răng nghiêng và động cơ bánh răng chữ V. Động cơ bánh răng thường có công suất đến 59 kW với áp suất làm việc đến 6 bar và moment đạt đến 540 Nm.

Hình MĐ15-03-7 - Động cơ bánh răng.

2.2.2. Động cơ trục vít

- Hai trục quay của động cơ trục vít có biên dạng lồi và biên dạng lõm. Số răng của mỗi trục khác nhaụ Điều kiện để hai trục quay ăn khớp là hai trục phải quay đồng bộ.

Hình MĐ15-03-8 - Động cơ trục vít.

Bài tập thực hành:

Em hãy vệ sinh các xy- lanh và động cơ khí nén trong phòng thực hành, sau đó vận hành các xy- lanh và động cơ khí nén đó.

46

BÀI 4

CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂNMã bài: MĐ15-04 Mã bài: MĐ15-04

1.Khái niệm

Muc tiêu:

- Hiểu và trình bày được các phần tử cơ bản trong hệ thống điều khiển khí nén.

- Một hệ thống điều khiển thường bao gồm các phần tử cơ bản sau: phần tử đưa tín hiệu, phần tử xử lý tín hiệu, phần tử điều khiển, cơ cấu chấp hành và đối tượng điềukhiển.

Hình MĐ15-04-1 - Cấu trúc của mạch điều khiển và các phần tử.

*Phần tử đưa tínhiệu

- Phần tử này là phần tử đầu tiên của mạch điều khiển có nhiệm vụ nhận những giá trị của đại lượng vật lý như là đại lượng vàọ Ví dụ: Công tắc, nút bấm, công tắc hành trình, các cảmbiến.

*Phần tử xử lý tínhiệu

- Phần tử này có nhiệm vụ xử lý tín hiệu nhận vào theo một qui tắc logic xác định, làm thay đổi trạng thái của phần tử điều khiển. Ví dụ: van đảo chiều, van tiết lưu, van logic OR hoặcAND…

47

- Phần tử này nhận tín hiệu từ phần tử xử lí tín hiệu, có nhiệm vụ điều khiển cơ cấu chấp hành hoạt động theo một yêu cầu công nghệ nhất định. Ví dụ: Van đảo chiều, van logic OR, van logic AND…

*Cơ cấu chấp hành

-Phần tử này có nhiệm vụ thay đổi trạng thái của đối tượng điều khiển, đó là đại lượng ra của mạch điều khiển. Ví dụ: xy- lanh, động cơ, bộ biến đổi áp lực…

Một phần của tài liệu Giáo trình điều khiển điện khí nén (ngành điện công nghiệp) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)