Các công trình nghiên cứu ở nước ngoà

Một phần của tài liệu la1 (Trang 25 - 30)

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 chủ yếu tập trung đề cập đến sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là quan hệ với các nước lớn, tiêu biểu:

* Sách:

Cuốn “Internationnal Relations and the End of The Cold War” (Quan hệ quốc tế và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh) của Richard Ned Lebow, Thomas Rise Kappen [184] đã đưa ra những dự báo về sự thay đổi của quan hệ quốc tế sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Cuốn sách chỉ ra sự tất yếu phải điều chỉnh đường lối đối ngoại của các nước lớn nhỏ trên thế giới. Đồng thời các tác giả cũng khẳng định, trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, vai trò của các nước đang phát triển được chú ý hơn, cơ hội lẫn thách thức cùng tồn tại trong quan hệ giữa các nước này với các nước phát triển trên thế giới.

Các tác giả Carlyle A. Thayer, Ramses Amer với cuốn “Vietnamese Foreign Policy in Transition” (Chính trị ngoại giao Việt Nam trong sự chuyển đổi) [174] đã giới thiệu về chủ nghĩa đa phương và sự đe dọa của diễn biến hòa bình ở Việt Nam, những vấn đề lý luận trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các tác giả cho rằng, chính sách đối ngoại của Việt Nam đang chuyển từ mô hình chính sách đối ngoại nặng về hệ tư tưởng sang mô hình lấy lợi ích quốc gia làm trọng tâm, nhấn mạnh tính chất đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại và là một quá trình dài có nhiều điều chỉnh. Vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, quan hệ Việt - Trung trong quá khứ, hiện tại, tương lai và triển vọng trong thế kỷ XXI cũng được đề cập trong công trình này.

Cuốn “Southeast Asian Perspectives on Security” (Viễn cảnh an ninh Đông Nam Á) của Da Cunha Derek [175] đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về an ninh khu vực Đông Nam Á, xu hướng chiến lược và phát triển quân đội, phản ứng của các quốc gia Đông Nam Á đối với môi trường khu vực thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, nhận thức về Đông Nam Á của Nhật Bản và Trung Quốc.

Các tác giả Simon S.C. Tay, Jesus Estanislao, Hadi Soesatro xuất bản cuốn “A new Asean in a new Millennium” (ASEAN mới trong thiên niên kỷ mới) [187]. Cuốn sách tập trung chủ yếu vào các mảng hợp tác kinh tế và an ninh, chính trị trong ASEAN, xem xét những vấn đề đặt ra đối với những tiến trình và thể chế của ASEAN hay cái được gọi là “cách thức ASEAN”. Cuốn sách đưa ra ý tưởng về ASEAN trong tương lai với tầm nhìn đến năm 2030 trên quan điểm hoạch định chính sách cần phải bao quát cả hiện tại và tương lai.

Bruce W. Jentleson, “American Foreign Policy: The dynamics of choice in the 21st century” (Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: Động cơ của sự lựa chọn trong thế kỷ XXI)

[173]. Cuốn sách gồm hai phần lớn và chia thành 10 chương, được biên soạn như một giáo trình về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Phần I tập trung vào trình bày cơ sở lý luận và lịch sử hình thành chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Phần II đi sâu vào phân tích một số nội dung cơ bản, cũng như những lựa chọn và thách thức đang đặt ra cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong thế kỷ XXI. Cuốn sách cũng thể hiện rõ mục tiêu, động cơ lựa chọn, phân tích chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

Cuốn “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community” (Đông Nam Á đang tìm kiếm một cộng đồng ASEAN) của Rodolfo C. Severino [186] đã đề cập đến phương cách ASEAN, vấn đề tư cách thành viên ASEAN đối với một số quốc gia Đông Nam Á, vấn đề không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vai trò của ASEAN trong các vấn đề an ninh và hội nhập kinh tế khu vực, các mối quan hệ của ASEAN với các cường quốc bên ngoài, khái niệm về một cộng đồng và con đường mà ASEAN có thể lựa chọn trong tương lai.

“Hubungan Internasional di Asia Tenggara: teropong terhadap dinamika, realitas dan masa depan” (Quan hệ ngoại giao ở Đông Nam Á: qua lăng kính

quá khứ, thực tại và tương lai) của Bambang Cipto [172] chủ yếu viết về quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á nói chung và giữa các nước ASEAN nói riêng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tác giả cho rằng, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh các nước ASEAN buộc phải thay đổi chính sách ngoại giao cho phù hợp với tình hình quốc tế và có lợi nhất cho đất nước mình, đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975) cũng như thời kỳ sau khi Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đề cập đến quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh cũng như đề cập đến những vấn đề xung đột trong khu vực cũng như an ninh, chính trị và những thách thức trong tương lai đối với ASEAN.

“US - Vietnam Relation: Background and Issues for Congress” (Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: Bối cảnh và những vấn đề dành cho quốc hội) của Mark E. Manyin [181] được xem là bản tập hợp thông tin quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như sơ lược lịch sử quan hệ gữa hai nước từ năm 1975 đến 2008 nhằm phục vụ cho quốc hội Mỹ. Tác giả đã đề cập đến quan hệ quân sự, kinh tế và viện trợ kinh tế, tình hình nhân quyền và vấn đề di sản từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Bản báo cáo cũng cho thấy những đánh giá của người Mỹ về chiến lược và chiến thuật đằng sau những nỗ lực của Việt Nam nhằm nâng cấp quan hệ với Mỹ. Đồng thời bản báo cáo này đã gợi mở cho việc trả lời câu hỏi mà lâu nay nhiều người vẫn tìm lời giải, đó là vì sao người Mỹ lại cố gắng cô lập chính phủ cộng sản Việt Nam sau năm 1975 và tại sao hiện nay Mỹ lại quan tâm đến mối quan hệ với Việt Nam.

“Changing Worlds: Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization” (Thế giới thay đổi: Việt Nam chuyển đổi từ Chiến tranh Lạnh sang toàn cầu hóa) của David Elliott [177] đã phân tích sự thay đổi trong nhận thức của tầng lớp tinh hoa ở Việt Nam, từ chịu ảnh hưởng nặng nề của ý thức hệ thời kỳ tồn tại trật tự hai cực sang một giai đoạn mới bị chi phối bởi yếu tố kinh tế thị trường của thời kỳ toàn cầu hóa.

*Luận án:

Nghiên cứu ở nước ngoài về chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới đáng chú ý là luận án tiến sĩ của Lương Ngọc Thanh, “Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh: ý thức hệ và thực tiễn” [143] bảo vệ

tại Đại học Hiroshima, Nhật Bản. Luận án gồm 7 chương, thể hiện sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm đối phó với những thách thức về an ninh và chính trị thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Luận án chia làm 3 giai đoạn 1986 - 1991, 1991 - 2001 và 2001 - 2011 với những bước điều chỉnh khác nhau trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để vừa bắt kịp với thực tiễn chính trị hậu Chiến tranh Lạnh, vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Tạp chí:

Bài viết “Asia Pacific security”(An ninh châu Á - Thái Bình Dương) của Peter Poloka [183] đã đưa ra những nhận định mới, trong đó nổi bật quan điểm cho rằng, sau Chiến tranh Lạnh ý thức hệ không còn là vấn đề chi phối trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao của các nước. Các nước có chế độ chính trị khác nhau đều có thể chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Từ quan điểm trên cho thấy, quan hệ đối ngoại của Việt Nam thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh có điều kiện phát triển, do không còn bị chi phối bởi yếu tố ý thức hệ như trước đây.

Tác giả Hồ Tài trong bài viết “Quan hệ Việt - Trung sau bình thường hóa: nhìn lại thời gian qua và triển vọng” [139] đã nêu lên những kết quả đạt được của mối quan hệ Việt - Trung kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ, đồng thời cũng đưa ra những dự báo triển vọng cho mối quan hệ giữa hai nước trong tương lại. Tác giả cũng nhấn mạnh, việc khôi phục và xây dựng mối quan hệ Việt - Trung láng giềng thân thiện là hợp thời cuộc, thuận lòng dân.

Diplomacy of Isolation United States Unilateral Sanctions Policy and Vietnam 1975-1995” (Chính sách trừng phạt cô lập đơn phương về ngoại giao của Mỹ với Việt Nam 1975-1995) của Oliverer Babson [182] đã trình bày những tínhtoán của Mỹ thi hành chính sách ngoại giao nước lớn nhằm cô lập Việt Nam, xem Việt Nam là nơi cân bằng chiến lược với Liên Xô và Trung Quốc. Qua công trình có thể khẳng định rằng, những tính toán của Mỹ trong việc cô lập Việt Nam đã không thành công khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có lĩnh vực đối ngoại. Điều này gợi mở cho tác giả luận án trong việc đánh giá

sự thành công về sách lược đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.

The International Relations of Japan and South East Asia: Foging a new Regionalism” (Mối quan hệ quốc tế của Nhật Bản và Đông Nam Á: tiến tới một chủ nghĩa khu vực mới) của Sueo Sudo [188] nêu lên bức tranh tổng thể về tiến trình của mối quan hệ Nhật Bản - Đông Nam Á thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh, đồng thời tác giả cũng khái quát chính sách đối ngoại của Nhật Bản, đánh giá mối quan hệ Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là một thành công của ngoại giao Nhật Bản.

Quách Minh với công trình “Diễn biến quan hệ Việt - Trung trong 40 năm qua”

[97] đã giải thích về sự thay đổi trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam từ sau Đại hội lần thứ VI (1986). Tác giả Quách Minh cho rằng: Thành tựu của Trung Quốc trong những năm cải cách, mở cửa hết sức hấp dẫn đối với Việt Nam; nhiều cán bộ và đông đảo nhân dân Việt Nam có tâm lý chống lại đối với chính sách chống Hoa và hậu quả của nó, họ luôn ghi nhớ sự viện trợ to lớn và tình hữa nghị của Trung Quốc trước kia đối với Việt Nam nên mong muốn sớm khôi phục quan hệ hữu hảo Trung - Việt.

Ngoài ra, có một số công trình, bài viết về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ như: US Government Printing office với tập tài liệu “United States - Vietnam relation 1945 - 1967” [189] đã cung cấp những tư liệu quý báu liên quan đến quan hệ hai nước từ năm 1945 đến 1967 như điện văn, thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Tổng thống và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ yêu cầu họ công nhận nền độc lập của Việt Nam; “Opportunity Knocks - Moving US - Vietnam Relations Forward” của John Kerry [180] đã nêu ra những cơ hội để thúc đẩy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam tiến về phía trước và đưa ra cái nhìn lạc quan về mối quan hệ này trong tương lai; “Why the US Should Normalize with Vietnam” của Frederick. Brown [178] đi sâu vào nghiên cứu, phân tích nguyên nhân vì sao Hoa kỳ cần phải bình thường hóa quan hệ với Việt Nam; “US - Vietnam Normalization - Past, Present, Future” của Frederick. Brown

[179] đã phân tích quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ quá khứ đến hiện tại và đưa ra những dự đoán trong tương lai.

Một phần của tài liệu la1 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w